Trung Quốc khó mà ngăn Ấn Độ nói về Biển Đông tại G20
Biển Đông có sẽ được nêu lên tại thượng đỉnh G20,Hàng Châu, Trung Quốc?Reuters
Là chủ nhà của Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 mở ra tại Hàng Châu vào đầu tháng 9/2016, Trung Quốc không muốn hồ sơ Biển Đông được nêu lên, nhất là khi các hành động của Bắc Kinh có thể bị chỉ trích sau khi một tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển này.
Do vậy Trung Quốc đã cố gắng vận động để loại hồ sơ này ra khỏi hội nghị. Ngoài việc kêu gọi chung là hội nghị nên tập trung trên các vấn đề khác quan trọng hơn, Bắc Kinh còn tìm cách thuyết phục các nước lớn, đặc biệt Ấn Độ, một nước nặng ký trong nhóm, để đảm bảo sao cho New Delhi im lặng trên hồ sơ Biển Đông nhân hội nghị sắp tới.
Trong một bài viết đề ngày hôm nay, 17/08/2016, tờ báo mạng The Diplomat, trụ sở tại Nhật Bản, đã cho rằng mới đây, ngoại trưởng Trung Quốc đã dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt để gây sức ép trên Ấn Độ về vấn đề Biển Đông nhân chuyến công du ba ngày kết thúc hôm 14/08. Có điều là chính sách đó khó có thể thành công.
Trong một bài viết đề ngày hôm nay, 17/08/2016, tờ báo mạng The Diplomat, trụ sở tại Nhật Bản, đã cho rằng mới đây, ngoại trưởng Trung Quốc đã dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt để gây sức ép trên Ấn Độ về vấn đề Biển Đông nhân chuyến công du ba ngày kết thúc hôm 14/08. Có điều là chính sách đó khó có thể thành công.
Phải nói là trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền, Ấn Độ đã có chủ trương can dự mạnh mẽ hơn vào hồ sơ Biển Đông. New Delhi luôn luôn khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ quyền tự do hàng hải và tự do thương mại ở Biển Đông, một quan điểm mà New Delhi chia sẻ với Washington. Hơn thế nữa, Ấn Độ còn giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực Hải Quân, thậm chí còn hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí trong vùng mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Trung Quốc đang lo ngại là tại hội nghị G20 sắp tới, Mỹ có thể sẽ nêu lên vấn đề Biển Đông, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực bất lợi cho họ. Và nếu Mỹ nêu lên, thì có khả năng là Nhật Bản hay Ấn Độ sẽ phụ họa.
Không thể tác động lên Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã quay sang Ấn Độ và đã áp dụng chiến thuật truyền thống là cây gậy và củ cà rốt, điều mà ngoại trưởng Trung Quốc đã thể hiện nhân chuyến công du Ấn Độ vào tuần trước.
Đối với The Diplomat, trong chuyến thăm Ấn Độ, ngoại trưởng Trung Quốc đã hàm ý đưa ra một số lời đe dọa, như liên kết hội nghị thượng đỉnh G20 do Trung Quốc tổ chức với hội nghị thượng đỉnh khối BRICS do Ấn Độ đăng cai. Bắc Kinh có thể áp dụng hình thức trả đũa đối với New Delhi : Nếu Ấn Độ nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc sẽ "trả thù" Ấn Độ trong hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ngược lại, nếu Ấn Độ tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị G20, thì Trung Quốc sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong việc gia nhập nhóm các quốc gia cung ứng nhiên liệu hạt nhân NSG.
Đối với The Diplomat, trong chuyến thăm Ấn Độ, ngoại trưởng Trung Quốc đã hàm ý đưa ra một số lời đe dọa, như liên kết hội nghị thượng đỉnh G20 do Trung Quốc tổ chức với hội nghị thượng đỉnh khối BRICS do Ấn Độ đăng cai. Bắc Kinh có thể áp dụng hình thức trả đũa đối với New Delhi : Nếu Ấn Độ nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc sẽ "trả thù" Ấn Độ trong hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ngược lại, nếu Ấn Độ tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị G20, thì Trung Quốc sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong việc gia nhập nhóm các quốc gia cung ứng nhiên liệu hạt nhân NSG.
Tuy nhiên, theo The Diplomat, « cây gậy và củ cà rốt » của Trung Quốc có thể là không có hiệu quả. Lời đe dọa trả đũa Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh khối BRICS ở Goa sẽ khó có thể thực hiện được vì lẽ Trung Quốc không thể nào để cho hội nghi của một khối trong đó Bắc Kinh đóng vai trò chủ đạo lại bị thất bại, một hội nghị được Bắc Kinh xem là cơ hội quan trọng để tăng cường « hình ảnh tích cực quốc tế » của mình trên toàn thế giới.
Trên thực tế, Trung Quốc không có phương tiện hiệu quả để gây sức ép trên Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quan hệ với Pakistan, nhưng Bắc Kinh lại cần đến New Delhi nhiều hơn trong các lĩnh vực khác nhau : Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương...
Mặt khác, « củ cà rốt » của Trung Quốc đối với Ấn Độ có vẻ hấp dẫn. Ấn Độ muốn gia nhập câu lạc bộ các nhà cung cấp hạt nhân, nhưng vẫn lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc. Trên vấn đề Biển Đông, yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh không được nhiều hậu thuẫn quốc tế lắm, do đó rất có khả năng là Ấn Độ sẽ lên tiếng về Biển Đông một khi đề tài này được Mỹ hay các nước khác nêu lên.
Đối với Ấn Độ, vấn đề Biển Đông là một cơ hội quan trọng để đoàn kết khu vực kháng lại sự bành trướng của Trung Quốc núp bóng chính sách « Một vành đai, Một con đường ».
Cùng chủ đề
No comments:
Post a Comment