Vòng công du của Ngoại trưởng Trung Quốc được giới quan sát rất chú ý vì Bắc Kinh từng bị tình nghi là đã mượn tay đồng minh Cam Bốt để ngăn cản không cho khối ASEAN đạt được đồng thuận trên hồ sơ Biển Đông, khiến cho Hội nghị Ngoại trưởng Đông Nam Á lần thứ 45 vừa qua tại Phom Penh bị thất bại, không ra được thông cáo chung, và cũng không chính thức hóa được các kết luận của mình về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng lần này, Bắc Kinh lại có ý định tiếp tục thúc đẩy âm mưu chia rẽ ASEAN mà họ đã gặt hái ít nhiều thành công trong thời gian trước đây, đặc biệt là không để cho khối Đông Nam Á hình thành một mặt trận thống nhất trên vấn đề Biển Đông hầu đối phó với các động thái quyết đoán của Bắc Kinh.
Những người thiên về giả thuyết trên ghi nhận là vòng công du lần này của ông Dương Khiết Trì đã né tránh hai nước Việt Nam và Philippines, được cho là hai thành viên có thái độ cứng rắn nhất đối với Trung Quốc, vì là hai quốc gia bị Trung Quốc lấn lướt và hù dọa nhiều nhất trong thời gian qua.
Trái lại, Bắc Kinh đã tập trung vào Malaysia và Brunei, hai nước tuy có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Bắc Kinh, nhưng cho đến giờ, hầu như không bị Trung Quốc đụng chạm đến. Mục tiêu quan trọng nhất của chuyến công du của ông Dương Khiết Trì tuy nhiên lại là Indonesia, nước có uy tín hàng đầu trong khối Đông Nam Á, và cho đến nay được cho là có quan điểm chừng mực nhất trong khối ASEAN đối với Trung Quốc, vì không trực tiếp tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông, và là một quốc gia có quan hệ kinh tế khá chặt chẽ với Bắc Kinh.
Tại Jakarta, Ngoại trưởng Trung Quốc đã không ngần ngại công khai tôn Indonesia lên hàng “trung gian hòa giải trên vấn đề Biển Đông”, và nhắc lại cam kết “sẵn sàng tiến tới” một bộ quy tắc ứng xử với ASEAN. Các tuyên bố của ông Dương Khiết Trì rất hợp với mong muốn của Jakarta vì trong thực tế, ngay sau khi Hội nghị Phnom Penh bị đổ vỡ, Ngoại trưởng Indonesia đã cấp tốc phát huy vai trò trung gian hòa giải của nước mình để hàn gắn vết rạn, để thúc đẩy toàn khối thông qua được Sáu nguyên tắc ứng xử về Biển Đông.
Liệu Trung Quốc có thành công trong việc thuyết phục các nước ASEAN nói trên tin tưởng vào “thiện chí” của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông hay không ? Theo những phát biểu đầu tiên của giới lãnh đạo Indonesia và Malaysia, thì câu trả lời sẽ là không.
Tại Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc đã được nghe chính Tổng thống Indonesia Yudhoyono yêu cầu là Bắc Kinh phải tôn trọng các nghị quyết của ASEAN về việc tránh dùng vũ lực và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển Đông. Về phần mình, Ngoại trưởng Natalegawa cũng nhắc nhở Bắc Kinh là “Giải quyết vấn đề biển Đông (một cách hòa bình) cũng phục vụ lợi ích của Trung Quốc".
Thái độ của Malaysia có vẻ rõ ràng hơn nữa khi Ngoại trưởng nước này yêu cầu ASEAN đoàn kết hơn nữa trên vấn đề Biển Đông, và kêu gọi toàn khối và Trung Quốc “sớm đúc kết” của một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm thiểu các mối căng thẳng xuất phát từ tranh chấp đánh cá, quyền đi lại và thăm dò dầu khí trong vùng Biển Đông.
Lời kêu gọi sớm đúc kết bộ quy tắc ứng xử được đưa ra vào lúc cho đến nay, Trung Quốc vẫn cho rằng họ chỉ thương thảo với ASEAN về văn kiện này khi “thời cơ chín muồi”, trong lúc báo chí Trung Quốc tiếp tục đưa ra luận điểm là Bắc Kinh chỉ chấp nhận một bộ quy tắc tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc nằm bên trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà chính họ vẽ ra.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng lần này, Bắc Kinh lại có ý định tiếp tục thúc đẩy âm mưu chia rẽ ASEAN mà họ đã gặt hái ít nhiều thành công trong thời gian trước đây, đặc biệt là không để cho khối Đông Nam Á hình thành một mặt trận thống nhất trên vấn đề Biển Đông hầu đối phó với các động thái quyết đoán của Bắc Kinh.
Những người thiên về giả thuyết trên ghi nhận là vòng công du lần này của ông Dương Khiết Trì đã né tránh hai nước Việt Nam và Philippines, được cho là hai thành viên có thái độ cứng rắn nhất đối với Trung Quốc, vì là hai quốc gia bị Trung Quốc lấn lướt và hù dọa nhiều nhất trong thời gian qua.
Trái lại, Bắc Kinh đã tập trung vào Malaysia và Brunei, hai nước tuy có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Bắc Kinh, nhưng cho đến giờ, hầu như không bị Trung Quốc đụng chạm đến. Mục tiêu quan trọng nhất của chuyến công du của ông Dương Khiết Trì tuy nhiên lại là Indonesia, nước có uy tín hàng đầu trong khối Đông Nam Á, và cho đến nay được cho là có quan điểm chừng mực nhất trong khối ASEAN đối với Trung Quốc, vì không trực tiếp tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông, và là một quốc gia có quan hệ kinh tế khá chặt chẽ với Bắc Kinh.
Tại Jakarta, Ngoại trưởng Trung Quốc đã không ngần ngại công khai tôn Indonesia lên hàng “trung gian hòa giải trên vấn đề Biển Đông”, và nhắc lại cam kết “sẵn sàng tiến tới” một bộ quy tắc ứng xử với ASEAN. Các tuyên bố của ông Dương Khiết Trì rất hợp với mong muốn của Jakarta vì trong thực tế, ngay sau khi Hội nghị Phnom Penh bị đổ vỡ, Ngoại trưởng Indonesia đã cấp tốc phát huy vai trò trung gian hòa giải của nước mình để hàn gắn vết rạn, để thúc đẩy toàn khối thông qua được Sáu nguyên tắc ứng xử về Biển Đông.
Liệu Trung Quốc có thành công trong việc thuyết phục các nước ASEAN nói trên tin tưởng vào “thiện chí” của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông hay không ? Theo những phát biểu đầu tiên của giới lãnh đạo Indonesia và Malaysia, thì câu trả lời sẽ là không.
Tại Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc đã được nghe chính Tổng thống Indonesia Yudhoyono yêu cầu là Bắc Kinh phải tôn trọng các nghị quyết của ASEAN về việc tránh dùng vũ lực và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trên biển Đông. Về phần mình, Ngoại trưởng Natalegawa cũng nhắc nhở Bắc Kinh là “Giải quyết vấn đề biển Đông (một cách hòa bình) cũng phục vụ lợi ích của Trung Quốc".
Thái độ của Malaysia có vẻ rõ ràng hơn nữa khi Ngoại trưởng nước này yêu cầu ASEAN đoàn kết hơn nữa trên vấn đề Biển Đông, và kêu gọi toàn khối và Trung Quốc “sớm đúc kết” của một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm thiểu các mối căng thẳng xuất phát từ tranh chấp đánh cá, quyền đi lại và thăm dò dầu khí trong vùng Biển Đông.
Lời kêu gọi sớm đúc kết bộ quy tắc ứng xử được đưa ra vào lúc cho đến nay, Trung Quốc vẫn cho rằng họ chỉ thương thảo với ASEAN về văn kiện này khi “thời cơ chín muồi”, trong lúc báo chí Trung Quốc tiếp tục đưa ra luận điểm là Bắc Kinh chỉ chấp nhận một bộ quy tắc tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc nằm bên trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà chính họ vẽ ra.
No comments:
Post a Comment