Bài nhận định của Stephanie Kleine-Ahlbrandt bắt đầu với mô tả cuộc đổ bộ lên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku của những người Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, vào tuần trước, như một sự kiện mới nhất trong các căng thẳng tại vùng biển phía Đông Trung Quốc, mà Bắc Kinh ngày càng tỏ ra ít khoan nhượng hơn.
Trong khi đó tại vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc cũng không ngừng gây hấn với các nước láng giềng Philippines và Việt Nam. Vào tháng Tư, Trung Quốc đã đưa tàu chiến tới khu vực bãi đá ngầm Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 200 km, cùng với các tàu tuần ngư, để đáp lại việc hải quân Philippines không cho tàu cá của Trung Quốc khai thác hải sản tại khu vực này. Cho đến nay, tàu cá Trung Quốc vẫn ở lại khu vực bãi cạn Scarborough.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gây áp lực kinh tế với Manila, với việc xiết chặt các điều kiện nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, khiến Philippines bị thiệt hại 34 triệu đô la.
Vào tháng Sáu, khi Việt Nam ra luật Biển, đặc biệt liên quan đến hai quần đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa, thì Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố thành lập thành phốTam Sa, một đơn vị hành chính hết sức rộng lớn bao gồm các khu vực tranh chấp, và đồng thời thiết lập một căn cứ quân sự tại Hoàng Sa. Chính sách cứng rắn của Bắc Kinh một lần nữa được thể hiện với việc CNOOO, tập đoàn khai thác dầu khí lớn của nhà nước Trung Quốc, đưa ra một tuyên bố chào thầu ngay trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo chuyên gia củaInternational Crisis Group, trong khi có vẻ như Trung Quốc lấn lướt các nước láng giềng Việt Nam và Philippines, thì điều hoàn toàn lô gic là Asean – Hiệp hội các nước Đông Nam Á phải xiết chặt hàng ngũ. Tuy nhiên, trong một hội nghị tại Phnompenh, Bắc Kinh đã khai thác được các chia rẽ trong nội bộ tổ chức này, với việc thúc đẩy Cam Bốt, đang nắm quyền chủ tịch luân lưu của khối, ngăn cản mọi cuộc tọa đàm thực sự về vùng biển Đông Nam Á. Lần đầu tiên kể từ 45 năm, Asean đã không ra được một thông cáo chung sau khi hội nghị kết thúc.
Cũng vào thời điểm này, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ triển khai các đơn vị tuần tiễu hải quân « sẵn sàng chiến đấu », để đáp trả việc máy bay quân sự Việt Nam bay trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, Trung Quốc có ý định ưu tiên can thiệp của hải quân, thay vì các tàu hải giám như các đụng độ trước đó.
Một số dấu hiệu nữa cho thấy thái độ cứng rắn của Bắc Kinh là việc triệu một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau khi Washington chỉ trích các động thái khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển Đông Nam Á. Đây là một phản ứng hiếm thấy từ phía Bắc Kinh, lần gần đây nhất là để phản đối việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan. Điều này cho thấy, Bắc Kinh rất nhạy cảm với can thiệp của Hoa Kỳ trong các tranh chấp biển và ý nghĩa ngày càng lớn mà Trung Quốc dành cho các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.
Để kết luận nhà nghiên cứu Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng, thái độ cứng rắn của Trung Quốc có thể làm lợi cho Hoa Kỳ, đẩy Việt Nam và Philippines về phía Washington. Bên cạnh đó, trước một công luận ngày càng bức xúc trước các tranh chấp chủ quyền biển đảo và đòi hỏi chính quyền phải có các hành động cứng rắn, Bắc Kinh có thể sẽ buộc phải phản ứng một cách hung bạo để không bị mất mặt. « Bị ở vào thế kẹt và không tránh được một đụng độ vũ trang rõ ràng là điều mà chính quyền Trung Quốc ít mong muốn nhất ».
Thành phố Kashgar – Trung Quốc rơi vào cảnh điêu tàn
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro có bài « Sự hấp hối của Kashgar, viên ngọc cổ trên con đường tơ lụa ».
Kasghar, hay còn gọi là Khách Thập theo tiếng Trung, là một thành phố cổ thuộc khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, nằm trên trục đường buôn bán xuyên Á nổi tiếng một thời, được mệnh danh là « con đường tơ lụa ».
Kasghar - ốc đảo bình yên - vốn được coi là nơi các cư dân Duy Ngô Nhĩ vẫn còn giữ được một lối sống truyền thống, với các kiến trúc chưa bị trào lưu đô thị hóa hiện đại phá hủy. Theo một trí thức Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Bắc Kinh muốn phá hủy lối sống truyền thống, các cơ sở văn hóa, để bẻ gẫy tính cách của người Duy Ngô Nhĩ. Quá trình phá hủy đô thị cũ để thay thế bằng các công trình kiến trúc mới được tăng cường, sau cuộc bạo động năm 2009 tại Urumqi. Bản thân ông Wu Dianting - một nhà địa lý học người Hán tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, vốn nổi tiếng vì quan điểm bảo thủ, cách đây 3 năm cũng phải cảnh báo về nguy cơ mất khách du lịch, nếu chính quyền phá hủy các công trình kiến trúc cổ.
Việc các kiến trúc cổ xưa bị hủy hoại tại Trung Quốc là điều phổ biến, tuy nhiên, ở Tân Cương vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Một trong những nhà ly khai Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng nhất, bà Rebiya Kadeer, sống lưu vong tại Mỹ, đã kêu gọi quốc tế gây áp lực lên Bắc Kinh để ngăn chặn việc hủy hoại di sản có một không hai này. Trong lúc đó, chính quyền Trung Quốc thì hết sức nỗ lực để các ngôi nhà đất cổ ở Kashgar không có mặt cả trong danh sách các di sản cần bảo vệ tại Trung Quốc, cũng như trong danh sách của Unesco.
Cá tại vùng Fukushima nhiễm phóng xạ kỷ lục
Cũng về Châu Á, Le Monde chú ý đến mức độ nhiễm xạ kỷ lục, vừa được phát hiện thấy tại vùng biển Fukushima, nơi xảy ra vụ tai nạn hạt nhân cách đây một năm rưỡi.
Ngày 21/08, tập đoàn Tepco, quản lý nhà máy Fukushima, thông báo đã đo được mức phóng xạ 25.800 becquerel chất cesium/kg, tức cao gấp 258 lần mức cho phép, ở các con cá thuộc nhómrascasse đánh bắt được trong vòng bán kính 20km xung quanh nhà máy hạt nhân, tức khu vực cấm người vào sau tai nạn kể trên. Cũng theo Tepco, nếu ăn phải 200 gram cá này thì sẽ bị nhiễm 0,08 millisievert (mSv), được biết tại Pháp mức cho phép một năm là 1 mSv.
Các con cá bị nhiễm phóng xạ này đã được đánh bắt vào ngày 01/08 để phục vụ cho các trắc nghiệm hàng tháng do Tepco tiến hành. Mức độ nhiễm xạ cao nhất được phát hiện từ trước đến nay là 18 700 becquerel cesium/kg ở các loài cá sông thuộc vùng Fukushima. Tepco cũng dự định sẽ tiến hành các trắc nghiệm với cả cua và tôm để tìm cách xác định được các nguồn gây nhiễm xạ. Theo các chuyên gia, vì loài cá kể trên sống tại vùng nước dưới đáy biển, do đó rất có thể chính ở đó, có những nơi tập trung lượng phóng xạ lớn.
Việc đánh bắt mực và sò ốc trong khu vực cách Fukushima 50 km vừa được cho phép vào hồi tháng Sáu. Việc phát hiện được phóng xạ hàm lượng cao trong cá có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bán mực của vùng Fukushima tại Tokyo.
Một « giải pháp chính trị » cho vấn đề Syria
Về cuộc khủng hoảng Syria đang bước sang một khúc quanh mới, báo La Croix có bài tóm thuật mang tựa đề « Sự ra đi của tổng thống Syria al-Assad được bàn bạc tại Matxơva và Paris ».
Tối thứ Ba 21/08, phó thủ tướng và bộ trưởng thương mại Syria đã tuyên bố, sau cuộc gặp ngoại trưởng Nga ở Matxcơva, rằng việc tổng thống al-Assad từ chức là một điều có thể được đưa ra thảo luận trong quá trình đàm phán để tìm ra lối thoát cho tình hình bế tắc hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Nga có ý định buộc ông al-Assad phải ra đi ? Kể từ khi cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu, Nga với tư cách là đồng minh của Syria luôn luôn ngăn chặn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt chính quyền Damas. Theo Marie Mendras, một nhà chính trị học Pháp, chính quyền Nga vừa hành động như thể họ gây sức ép lên al-Assad, đồng thời lại vũ trang cho chế độ Damas để chống lại quân nổi dậy. Tuy nhiên, theo ông Didier Billion, phụ trách xuất bản của Viện quan hệ quốc tế và chiến lược (Iris), nước Nga sẵn sàng bỏ rơi ông al-Assad, tuy nhiên họ tìm cách đạt được một thỏa hiệp, cho phép Nga tiếp tục kiểm soát được tình hình tại Syria.
Việc ông al-Assad ra đi là điều kiện tiên quyết mà đối lập đòi hỏi. Trong khi đó, vẫn theo chuyên gia nói trên, không có « giải pháp quân sự » cho cuộc khủng hoảng tại Syria, bởi vì cộng đồng quốc tế không can thiệp. Cuộc chiến sẽ còn rất dài. Cần phải tìm ra một giải pháp chính trị cho khủng hoảng. Tại Paris, việc chuẩn bị thành lập « một chính phủ quá độ » đã được lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Syria công bố, sau cuộc gặp tổng thống Pháp.
Sáng kiến đánh thuế khí hậu ở biên giới Châu Âu
Về vấn đề môi trường, Le Monde hôm nay có bài phỏng vấn đáng chú ý mang tựa đề : « Cần một khoản thuế khí hậu tại các đường biên giới của Châu Âu ». Trong bài phỏng vấn này, bà Monique Barbut, nguyên chủ tịch quỹ bảo vệ môi trường thế giới, với sự tham gia của 182 nước, một trong những quỹ về khí hậu được coi là quan trọng nhất thế giới, đã lên tiếng cảnh báo thái độ khoanh tay của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Bà Monique Barbut là chủ tịch của Quỹ này từ năm 2006 đến tháng 1/2012, là một chuyên gia về các thương thuyết chống biến đổi khí hậu.
Chuyên gia khí hậu chỉ rõ một trong các bế tắc chủ yếu hiện nay là, các đàm phán quốc tế, từ hội nghị COP 15 tại Copenhagen năm 2009 đến nay, không còn bàn về vấn đề chính, là các cam kết cụ thể để giảm khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà chỉ nói về các vấn đề thứ yếu, ví dụ như Quỹ Xanh cho khí hậu. Hội nghị Durban 2011 kết thúc, với việc lùi thời hạn đưa ra các cam kết hành động cho năm 2020, tới tận năm 2015. Trong khi đó, theo các chuyên gia, chỉ trong 15 năm nữa, nếu không hành động, thì sẽ là quá muộn để kiểm soát được quá trình biến đổi khí hậu.
Cựu lãnh đạo Quỹ bảo vệ môi trường thế giới cho rằng, để thúc đẩy quá trình đàm phán, các nước Châu Âu phải có hành động kiên quyết, tuy nhiên bà nói rõ, không phải là kiên quyết đối với bản thân Châu Âu, vì Châu Âu đã rất nỗ lực trong vấn đề này, mà là kiên quyết đối với các nước khác. Như vậy, bà Monique Barbut đề xuất một khoản thuế khí hậu, hay nói cách khác một « chủ nghĩa bảo hộ môi trường ». Khẳng định, đây là một liệu pháp sốc, tuy nhiên chuyên gia môi trường nói, nếu không có một cú sốc như vậy, thì không thể tránh khỏi tiến trình đàm phán về hạn chế biến đổi khí hậu rơi vào bế tắc. Bên cạnh sáng kiến kể trên, cựu chủ tịch Quỹ môi trường thế giới còn đưa ra một số sáng kiến và nhận định khác.
Trong khi đó tại vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc cũng không ngừng gây hấn với các nước láng giềng Philippines và Việt Nam. Vào tháng Tư, Trung Quốc đã đưa tàu chiến tới khu vực bãi đá ngầm Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 200 km, cùng với các tàu tuần ngư, để đáp lại việc hải quân Philippines không cho tàu cá của Trung Quốc khai thác hải sản tại khu vực này. Cho đến nay, tàu cá Trung Quốc vẫn ở lại khu vực bãi cạn Scarborough.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gây áp lực kinh tế với Manila, với việc xiết chặt các điều kiện nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, khiến Philippines bị thiệt hại 34 triệu đô la.
Vào tháng Sáu, khi Việt Nam ra luật Biển, đặc biệt liên quan đến hai quần đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa, thì Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố thành lập thành phố
Theo chuyên gia của
Cũng vào thời điểm này, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ triển khai các đơn vị tuần tiễu hải quân « sẵn sàng chiến đấu », để đáp trả việc máy bay quân sự Việt Nam bay trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, Trung Quốc có ý định ưu tiên can thiệp của hải quân, thay vì các tàu hải giám như các đụng độ trước đó.
Một số dấu hiệu nữa cho thấy thái độ cứng rắn của Bắc Kinh là việc triệu một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau khi Washington chỉ trích các động thái khiêu khích của Trung Quốc tại vùng biển Đông Nam Á. Đây là một phản ứng hiếm thấy từ phía Bắc Kinh, lần gần đây nhất là để phản đối việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan. Điều này cho thấy, Bắc Kinh rất nhạy cảm với can thiệp của Hoa Kỳ trong các tranh chấp biển và ý nghĩa ngày càng lớn mà Trung Quốc dành cho các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.
Để kết luận nhà nghiên cứu Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho rằng, thái độ cứng rắn của Trung Quốc có thể làm lợi cho Hoa Kỳ, đẩy Việt Nam và Philippines về phía Washington. Bên cạnh đó, trước một công luận ngày càng bức xúc trước các tranh chấp chủ quyền biển đảo và đòi hỏi chính quyền phải có các hành động cứng rắn, Bắc Kinh có thể sẽ buộc phải phản ứng một cách hung bạo để không bị mất mặt. « Bị ở vào thế kẹt và không tránh được một đụng độ vũ trang rõ ràng là điều mà chính quyền Trung Quốc ít mong muốn nhất ».
Thành phố Kashgar – Trung Quốc rơi vào cảnh điêu tàn
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro có bài « Sự hấp hối của Kashgar, viên ngọc cổ trên con đường tơ lụa ».
Kasghar, hay còn gọi là Khách Thập theo tiếng Trung, là một thành phố cổ thuộc khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ, nằm trên trục đường buôn bán xuyên Á nổi tiếng một thời, được mệnh danh là « con đường tơ lụa ».
Kasghar - ốc đảo bình yên - vốn được coi là nơi các cư dân Duy Ngô Nhĩ vẫn còn giữ được một lối sống truyền thống, với các kiến trúc chưa bị trào lưu đô thị hóa hiện đại phá hủy. Theo một trí thức Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Bắc Kinh muốn phá hủy lối sống truyền thống, các cơ sở văn hóa, để bẻ gẫy tính cách của người Duy Ngô Nhĩ. Quá trình phá hủy đô thị cũ để thay thế bằng các công trình kiến trúc mới được tăng cường, sau cuộc bạo động năm 2009 tại Urumqi. Bản thân ông Wu Dianting - một nhà địa lý học người Hán tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, vốn nổi tiếng vì quan điểm bảo thủ, cách đây 3 năm cũng phải cảnh báo về nguy cơ mất khách du lịch, nếu chính quyền phá hủy các công trình kiến trúc cổ.
Việc các kiến trúc cổ xưa bị hủy hoại tại Trung Quốc là điều phổ biến, tuy nhiên, ở Tân Cương vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Một trong những nhà ly khai Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng nhất, bà Rebiya Kadeer, sống lưu vong tại Mỹ, đã kêu gọi quốc tế gây áp lực lên Bắc Kinh để ngăn chặn việc hủy hoại di sản có một không hai này. Trong lúc đó, chính quyền Trung Quốc thì hết sức nỗ lực để các ngôi nhà đất cổ ở Kashgar không có mặt cả trong danh sách các di sản cần bảo vệ tại Trung Quốc, cũng như trong danh sách của Unesco.
Cá tại vùng Fukushima nhiễm phóng xạ kỷ lục
Cũng về Châu Á, Le Monde chú ý đến mức độ nhiễm xạ kỷ lục, vừa được phát hiện thấy tại vùng biển Fukushima, nơi xảy ra vụ tai nạn hạt nhân cách đây một năm rưỡi.
Ngày 21/08, tập đoàn Tepco, quản lý nhà máy Fukushima, thông báo đã đo được mức phóng xạ 25.800 becquerel chất cesium/kg, tức cao gấp 258 lần mức cho phép, ở các con cá thuộc nhómrascasse đánh bắt được trong vòng bán kính 20km xung quanh nhà máy hạt nhân, tức khu vực cấm người vào sau tai nạn kể trên. Cũng theo Tepco, nếu ăn phải 200 gram cá này thì sẽ bị nhiễm 0,08 millisievert (mSv), được biết tại Pháp mức cho phép một năm là 1 mSv.
Các con cá bị nhiễm phóng xạ này đã được đánh bắt vào ngày 01/08 để phục vụ cho các trắc nghiệm hàng tháng do Tepco tiến hành. Mức độ nhiễm xạ cao nhất được phát hiện từ trước đến nay là 18 700 becquerel cesium/kg ở các loài cá sông thuộc vùng Fukushima. Tepco cũng dự định sẽ tiến hành các trắc nghiệm với cả cua và tôm để tìm cách xác định được các nguồn gây nhiễm xạ. Theo các chuyên gia, vì loài cá kể trên sống tại vùng nước dưới đáy biển, do đó rất có thể chính ở đó, có những nơi tập trung lượng phóng xạ lớn.
Việc đánh bắt mực và sò ốc trong khu vực cách Fukushima 50 km vừa được cho phép vào hồi tháng Sáu. Việc phát hiện được phóng xạ hàm lượng cao trong cá có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bán mực của vùng Fukushima tại Tokyo.
Một « giải pháp chính trị » cho vấn đề Syria
Về cuộc khủng hoảng Syria đang bước sang một khúc quanh mới, báo La Croix có bài tóm thuật mang tựa đề « Sự ra đi của tổng thống Syria al-Assad được bàn bạc tại Matxơva và Paris ».
Tối thứ Ba 21/08, phó thủ tướng và bộ trưởng thương mại Syria đã tuyên bố, sau cuộc gặp ngoại trưởng Nga ở Matxcơva, rằng việc tổng thống al-Assad từ chức là một điều có thể được đưa ra thảo luận trong quá trình đàm phán để tìm ra lối thoát cho tình hình bế tắc hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là, liệu Nga có ý định buộc ông al-Assad phải ra đi ? Kể từ khi cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu, Nga với tư cách là đồng minh của Syria luôn luôn ngăn chặn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt chính quyền Damas. Theo Marie Mendras, một nhà chính trị học Pháp, chính quyền Nga vừa hành động như thể họ gây sức ép lên al-Assad, đồng thời lại vũ trang cho chế độ Damas để chống lại quân nổi dậy. Tuy nhiên, theo ông Didier Billion, phụ trách xuất bản của Viện quan hệ quốc tế và chiến lược (Iris), nước Nga sẵn sàng bỏ rơi ông al-Assad, tuy nhiên họ tìm cách đạt được một thỏa hiệp, cho phép Nga tiếp tục kiểm soát được tình hình tại Syria.
Việc ông al-Assad ra đi là điều kiện tiên quyết mà đối lập đòi hỏi. Trong khi đó, vẫn theo chuyên gia nói trên, không có « giải pháp quân sự » cho cuộc khủng hoảng tại Syria, bởi vì cộng đồng quốc tế không can thiệp. Cuộc chiến sẽ còn rất dài. Cần phải tìm ra một giải pháp chính trị cho khủng hoảng. Tại Paris, việc chuẩn bị thành lập « một chính phủ quá độ » đã được lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Syria công bố, sau cuộc gặp tổng thống Pháp.
Sáng kiến đánh thuế khí hậu ở biên giới Châu Âu
Về vấn đề môi trường, Le Monde hôm nay có bài phỏng vấn đáng chú ý mang tựa đề : « Cần một khoản thuế khí hậu tại các đường biên giới của Châu Âu ». Trong bài phỏng vấn này, bà Monique Barbut, nguyên chủ tịch quỹ bảo vệ môi trường thế giới, với sự tham gia của 182 nước, một trong những quỹ về khí hậu được coi là quan trọng nhất thế giới, đã lên tiếng cảnh báo thái độ khoanh tay của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Bà Monique Barbut là chủ tịch của Quỹ này từ năm 2006 đến tháng 1/2012, là một chuyên gia về các thương thuyết chống biến đổi khí hậu.
Chuyên gia khí hậu chỉ rõ một trong các bế tắc chủ yếu hiện nay là, các đàm phán quốc tế, từ hội nghị COP 15 tại Copenhagen năm 2009 đến nay, không còn bàn về vấn đề chính, là các cam kết cụ thể để giảm khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà chỉ nói về các vấn đề thứ yếu, ví dụ như Quỹ Xanh cho khí hậu. Hội nghị Durban 2011 kết thúc, với việc lùi thời hạn đưa ra các cam kết hành động cho năm 2020, tới tận năm 2015. Trong khi đó, theo các chuyên gia, chỉ trong 15 năm nữa, nếu không hành động, thì sẽ là quá muộn để kiểm soát được quá trình biến đổi khí hậu.
Cựu lãnh đạo Quỹ bảo vệ môi trường thế giới cho rằng, để thúc đẩy quá trình đàm phán, các nước Châu Âu phải có hành động kiên quyết, tuy nhiên bà nói rõ, không phải là kiên quyết đối với bản thân Châu Âu, vì Châu Âu đã rất nỗ lực trong vấn đề này, mà là kiên quyết đối với các nước khác. Như vậy, bà Monique Barbut đề xuất một khoản thuế khí hậu, hay nói cách khác một « chủ nghĩa bảo hộ môi trường ». Khẳng định, đây là một liệu pháp sốc, tuy nhiên chuyên gia môi trường nói, nếu không có một cú sốc như vậy, thì không thể tránh khỏi tiến trình đàm phán về hạn chế biến đổi khí hậu rơi vào bế tắc. Bên cạnh sáng kiến kể trên, cựu chủ tịch Quỹ môi trường thế giới còn đưa ra một số sáng kiến và nhận định khác.
No comments:
Post a Comment