Công nghệ yếu kém và quá tải là nguyên nhân gây tai nạn sập cầu và lở đường hàng loạt tại Trung Quốc. Trên đây là nhận định của Cơ quan an toàn xây dựng Trung Quốc sau khi chiếc cầu dài nhất ở miền bắc Trung Quốc bị gãy vào sáng sớm hôm nay. Một đoạn cầu 3,5 cây số bị nghiêng qua một bên trong đó có khoảng 100 mét bị rơi xuống đất kéo theo 4 xe tải rơi tan nát.
Theo truyền thông Trung Quốc, cây cầu giao thông chiến lược này mang tên Minh Dương Than, nằm trên xa lộ bọc quanh thành phố Cáp Nhĩ Tân, bắt ngang sông Tùng Hoa dài hơn 15 cây số. Do công ty Đường sắt quốc gia xây dựng và hoàn thành hồi tháng 11 năm ngoái.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc tường thuật là một đoạn cầu 100 mét bị sập khi có 4 xe tải chạy bên trên. Tai nạn làm 2 người chết tại chỗ, người thứ ba từ trần không lâu sau đó và năm người khác đang được cứu chữa tại bệnh viện.
Phát ngôn viên Cơ quan kiểm soát an toàn lao động, Hoàng Nghị thừa nhận : « cầu mới xây mà sập như vậy là chắc chắn có vấn đề ».
Tai nạn sập cầu tại Trung Quốc xảy ra vài ngày sau khi một đoạn xa lộ ở Hà Nội mới được hoàn thành nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã bị sụp lở một cách khó hiểu sau một cơn mưa to. Không rõ phần đông các công trình xây dựng đường xá và cầu cống tại Việt Nam do các hãng thầu nào đảm trách. Nhưng tại Trung Quốc thì tình hình có vẻ rất bi quan.
Tân Hoa Xã cho biết chỉ trong vòng một năm mà đã xẩy ra 6 vụ sập cầu tương tự như vụ Minh Dương Than ở Cáp Nhĩ Tân, trong đó có hai vụ tại Hàng Châu và Bắc Kinh. Truyền thông Trung Quốc nêu hai nguyên nhân chính là « yếu kém về kỹ thuật xây dựng và quá tải ».
Cùng lúc với tin cầu sập, cũng tại Cáp Nhĩ Tân, một chiếc tàu hỏa bị tai nạn gây thương tích cho 24 người. Năm ngoái, tại Ôn Châu, hai tàu cao tốc đụng nhau làm 40 người chế. Kết quả điều tra phát hiện có nạn tham ô, móc ngoặc làm giảm chất lượng công trình xây dựng, một tệ nạn đã bắt rễ trong mọi ngành nhất là trong lãnh vực đấu thầu xây dựng công cộng mà kẻ chịu hậu quả là người dân bình thường.
Theo AFP, hàng ngàn dân mạng xã hội đã phản ảnh sự bất bình của họ trên mạng Tân lãng vi bác (Sina Weibo) : Hãy tưởng tượng, quan chức nhà nước bỏ túi bốn phần năm ngân sách, thì các hãng thầu phải làm sao cho có lời, nếu không ăn chặn trên vật liệu ? ».
Quy mô tham ô tại Trung Quốc đã được những người lãnh đạo cao nhất như Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo mà hệ quả sau cùng là đe dọa ổn định của chế độ.
Nhưng theo giáo sư Tôn Lập Bình, phân khoa xã hội, đại học Bắc Kinh, thì tham nhũng đã đục khoét sâu vào thân thể Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc đang bị tư bản rừng rú phá hoại và điều này minh họa cho thái độ vô tâm và dối trá của chính phủ.
Mới đây, khi Bắc Kinh bị ngập lụt làm chết 24 người dân, 7 phóng viên của tuần báo Nam Phương đã làm một bài phóng sự dài 8 trang, phỏng vấn gia đình các nạn nhân. Tuy nhiên bài báo đã bị kiểm duyệt . Tên tuổi của 24 nạn nhân thường dân bị thay thế bằng tên của 5 cán bộ để vinh danh « công lao » nhà nước.
Theo các nhân chứng thì vụ lũ lụt tại thủ đô Trung Quốc vào giữa tháng 7 vừa qua bắt nguồn từ hai nguyên nhân : thứ nhất là hệ thống cống rãnh thoát nước đã bị tê liệt từ năm 2004 nhưng nhà nước chỉ tập trung hàng chục tỷ đô la xây cơ sở Thế Vận hội.
Thứ hai là trong khi mưa gió làm nước dâng lên, hồ trữ nước Tử Kinh Quan đã xả lũ bất chấp hậu quả dưới hạ nguồn. Đoạn băng video đã bị rút xuống khỏi mạng Sina Weibo. Ban tuyên huấn đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh phải hủy bỏ những phóng sự bị xem là « tiêu cực » để che mắt công luận.
Theo truyền thông Trung Quốc, cây cầu giao thông chiến lược này mang tên Minh Dương Than, nằm trên xa lộ bọc quanh thành phố Cáp Nhĩ Tân, bắt ngang sông Tùng Hoa dài hơn 15 cây số. Do công ty Đường sắt quốc gia xây dựng và hoàn thành hồi tháng 11 năm ngoái.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc tường thuật là một đoạn cầu 100 mét bị sập khi có 4 xe tải chạy bên trên. Tai nạn làm 2 người chết tại chỗ, người thứ ba từ trần không lâu sau đó và năm người khác đang được cứu chữa tại bệnh viện.
Phát ngôn viên Cơ quan kiểm soát an toàn lao động, Hoàng Nghị thừa nhận : « cầu mới xây mà sập như vậy là chắc chắn có vấn đề ».
Tai nạn sập cầu tại Trung Quốc xảy ra vài ngày sau khi một đoạn xa lộ ở Hà Nội mới được hoàn thành nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã bị sụp lở một cách khó hiểu sau một cơn mưa to. Không rõ phần đông các công trình xây dựng đường xá và cầu cống tại Việt Nam do các hãng thầu nào đảm trách. Nhưng tại Trung Quốc thì tình hình có vẻ rất bi quan.
Tân Hoa Xã cho biết chỉ trong vòng một năm mà đã xẩy ra 6 vụ sập cầu tương tự như vụ Minh Dương Than ở Cáp Nhĩ Tân, trong đó có hai vụ tại Hàng Châu và Bắc Kinh. Truyền thông Trung Quốc nêu hai nguyên nhân chính là « yếu kém về kỹ thuật xây dựng và quá tải ».
Cùng lúc với tin cầu sập, cũng tại Cáp Nhĩ Tân, một chiếc tàu hỏa bị tai nạn gây thương tích cho 24 người. Năm ngoái, tại Ôn Châu, hai tàu cao tốc đụng nhau làm 40 người chế. Kết quả điều tra phát hiện có nạn tham ô, móc ngoặc làm giảm chất lượng công trình xây dựng, một tệ nạn đã bắt rễ trong mọi ngành nhất là trong lãnh vực đấu thầu xây dựng công cộng mà kẻ chịu hậu quả là người dân bình thường.
Theo AFP, hàng ngàn dân mạng xã hội đã phản ảnh sự bất bình của họ trên mạng Tân lãng vi bác (Sina Weibo) : Hãy tưởng tượng, quan chức nhà nước bỏ túi bốn phần năm ngân sách, thì các hãng thầu phải làm sao cho có lời, nếu không ăn chặn trên vật liệu ? ».
Quy mô tham ô tại Trung Quốc đã được những người lãnh đạo cao nhất như Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo mà hệ quả sau cùng là đe dọa ổn định của chế độ.
Nhưng theo giáo sư Tôn Lập Bình, phân khoa xã hội, đại học Bắc Kinh, thì tham nhũng đã đục khoét sâu vào thân thể Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc đang bị tư bản rừng rú phá hoại và điều này minh họa cho thái độ vô tâm và dối trá của chính phủ.
Mới đây, khi Bắc Kinh bị ngập lụt làm chết 24 người dân, 7 phóng viên của tuần báo Nam Phương đã làm một bài phóng sự dài 8 trang, phỏng vấn gia đình các nạn nhân. Tuy nhiên bài báo đã bị kiểm duyệt . Tên tuổi của 24 nạn nhân thường dân bị thay thế bằng tên của 5 cán bộ để vinh danh « công lao » nhà nước.
Theo các nhân chứng thì vụ lũ lụt tại thủ đô Trung Quốc vào giữa tháng 7 vừa qua bắt nguồn từ hai nguyên nhân : thứ nhất là hệ thống cống rãnh thoát nước đã bị tê liệt từ năm 2004 nhưng nhà nước chỉ tập trung hàng chục tỷ đô la xây cơ sở Thế Vận hội.
Thứ hai là trong khi mưa gió làm nước dâng lên, hồ trữ nước Tử Kinh Quan đã xả lũ bất chấp hậu quả dưới hạ nguồn. Đoạn băng video đã bị rút xuống khỏi mạng Sina Weibo. Ban tuyên huấn đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh phải hủy bỏ những phóng sự bị xem là « tiêu cực » để che mắt công luận.
No comments:
Post a Comment