Theo thông tin trên trang web của CNOOC, một trong các lô mời thầu nằm ở phía bắc Vịnh Bột Hải, ba lô khác nằm trong vùng biển Hoa Đông, 18 lô ở khu vực phía Đông của Biển Đông) và 4 lô còn lại ở phía tây Biển Đông. Tổng diện tích các lô lên đến khoảng 73.754 km vuông, với ba lô ở phía đông Biển Đông nằm ở độ sâu từ 700 đến 3.000 mét. Cũng theo nguồn tin trên, các công ty nước ngoài quan tâm đến thông báo gọi thầu này có thể tham khảo các dữ liệu liên quan từ nay cho đến ngày 30/11.
Theo ông Hoàng Tân Hoa, chuyên gia địa chất thuộc công ty tư vấn năng lượng IHS, đây là đợt gọi thầu lớn nhất về số lượng của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc từ thập niên 1990 đến nay, cho thấy là CNOOC thực sự muốn tăng cường công việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi với sự giúp đỡ của các công ty quốc tế.
Theo giới quan sát, hai tháng sau khi gây căng thẳng do mời các tập đoàn quốc tế vào đấu thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, Trung Quốc lần này không đụng chạm đến các vùng biển đang có tranh chấp. Theo chuyên gia của IHS, có vẻ như là không có lô nào trong số 22 lô ở Biển Đông vừa được CNOOC chào mời nằm trong vùng tranh chấp.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp cho biết là thông báo mời thầu các lô nằm trong thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty ngoại quốc, trong đó có các hãng dầu Mỹ. Thế nhưng, theo nhận xét của giới phân tích, các đại tập đoàn quốc tế sẽ tránh can dự vào các vùng đang tranh chấp do các rủi ro tiềm tàng.
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, một khu vực được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei, không kể đến Đài Loan.
Theo ông Hoàng Tân Hoa, chuyên gia địa chất thuộc công ty tư vấn năng lượng IHS, đây là đợt gọi thầu lớn nhất về số lượng của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc từ thập niên 1990 đến nay, cho thấy là CNOOC thực sự muốn tăng cường công việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi với sự giúp đỡ của các công ty quốc tế.
Theo giới quan sát, hai tháng sau khi gây căng thẳng do mời các tập đoàn quốc tế vào đấu thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, Trung Quốc lần này không đụng chạm đến các vùng biển đang có tranh chấp. Theo chuyên gia của IHS, có vẻ như là không có lô nào trong số 22 lô ở Biển Đông vừa được CNOOC chào mời nằm trong vùng tranh chấp.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp cho biết là thông báo mời thầu các lô nằm trong thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty ngoại quốc, trong đó có các hãng dầu Mỹ. Thế nhưng, theo nhận xét của giới phân tích, các đại tập đoàn quốc tế sẽ tránh can dự vào các vùng đang tranh chấp do các rủi ro tiềm tàng.
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, một khu vực được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei, không kể đến Đài Loan.
No comments:
Post a Comment