Theo giới phân tích, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, và giữa các láng giềng của Trung Quốc với nhau, bà Clinton sẽ nhân dịp này thúc giục các nước tự kiềm chế và tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết.
Mặt khác, vào lúc Hoa Kỳ chuyển đổi chính sách để tăng cường uy thế ngoại giao và quân sự của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được coi là một động cơ của tăng trưởng toàn cầu, vòng công du của bà Clinton còn được xem là một cố gắng mới của Mỹ nhằm đối phó với ảnh hưởng không ngừng lớn mạnh của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo chương trình dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ sẽ ghé Quần đảo Cook vào ngày 31/08 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn các Đảo quốc vùng Thái Bình Dương PIF, bao gồm 16 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có Úc vàNew Zealand , các đồng minh của Hoa Kỳ.
Bà Hillary Clinton sau đó sẽ đến thăm Indonesia vào ngày 03/09, với mục tiêu được loan báo là nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ “đối tác toàn diện” song phương và thảo luận về những cam kết của hai nước liên quan đến các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Sau Jakarta, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có mặt ở Bắc Kinh trong hai ngày 04 và 05/09 để thảo luận về “một loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ Trung-Mỹ”. Ba hồ sơ đang kéo căng quan hệ Washington-Bắc Kinh là Nhân quyền, Syria, và thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong các tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland vào hôm qua đã nhắc lại rằng quan điểm được bà Clinton nêu bật vào tháng Bảy vừa qua là tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết một cách "không ép buộc" và "không đe dọa". Bà chắc chắn cũng sẽ phải đề cập đến tranh chấp Trung-Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như căng thẳng giữa Seoul và Tokyo về chủ quyền quần đảo Dokdo/Takeshima.
Qua ngày 06/09, bà Hillary Clinton sẽ trở thành ngoại trưởng Mỹ dầu tiên ghé thăm Đông Timor từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1999, sau 24 năm bị Indonesia chiếm đóng và áp bức.
Ngoại trưởng Mỹ cũng ghé Brunei, một vương quốc Hồi giáo nhỏ bé ở phía bắc đảo Borneo, láng giêng của Malaysia và Indonesia. Brunei là nước sẽ trở thành chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2013
Sau cùng bà Clinton sẽ thay mặt Tổng thống Barack Obama để dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC trong hai ngày 08-09/08 tại Vladivostok vùng Viễn Đông Nga. Ngoài các chủ đề chung là “tự do hóa thương mại, an ninh lương thực và tăng trưởng xanh”, Ngoại trưởng Mỹ sẽ thảo luận tay đôi với đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov về nhiều hồ sơ, trong đó có vấn đề Syria.
Mặt khác, vào lúc Hoa Kỳ chuyển đổi chính sách để tăng cường uy thế ngoại giao và quân sự của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được coi là một động cơ của tăng trưởng toàn cầu, vòng công du của bà Clinton còn được xem là một cố gắng mới của Mỹ nhằm đối phó với ảnh hưởng không ngừng lớn mạnh của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo chương trình dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ sẽ ghé Quần đảo Cook vào ngày 31/08 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn các Đảo quốc vùng Thái Bình Dương PIF, bao gồm 16 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có Úc và
Bà Hillary Clinton sau đó sẽ đến thăm Indonesia vào ngày 03/09, với mục tiêu được loan báo là nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ “đối tác toàn diện” song phương và thảo luận về những cam kết của hai nước liên quan đến các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Sau Jakarta, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có mặt ở Bắc Kinh trong hai ngày 04 và 05/09 để thảo luận về “một loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ Trung-Mỹ”. Ba hồ sơ đang kéo căng quan hệ Washington-Bắc Kinh là Nhân quyền, Syria, và thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong các tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland vào hôm qua đã nhắc lại rằng quan điểm được bà Clinton nêu bật vào tháng Bảy vừa qua là tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết một cách "không ép buộc" và "không đe dọa". Bà chắc chắn cũng sẽ phải đề cập đến tranh chấp Trung-Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như căng thẳng giữa Seoul và Tokyo về chủ quyền quần đảo Dokdo/Takeshima.
Qua ngày 06/09, bà Hillary Clinton sẽ trở thành ngoại trưởng Mỹ dầu tiên ghé thăm Đông Timor từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1999, sau 24 năm bị Indonesia chiếm đóng và áp bức.
Ngoại trưởng Mỹ cũng ghé Brunei, một vương quốc Hồi giáo nhỏ bé ở phía bắc đảo Borneo, láng giêng của Malaysia và Indonesia. Brunei là nước sẽ trở thành chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2013
Sau cùng bà Clinton sẽ thay mặt Tổng thống Barack Obama để dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC trong hai ngày 08-09/08 tại Vladivostok vùng Viễn Đông Nga. Ngoài các chủ đề chung là “tự do hóa thương mại, an ninh lương thực và tăng trưởng xanh”, Ngoại trưởng Mỹ sẽ thảo luận tay đôi với đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov về nhiều hồ sơ, trong đó có vấn đề Syria.
No comments:
Post a Comment