Phát ngôn viên căn cứ không quân Edwards (California ) cho biết, thiết bị mang tên X-51 được gắn dưới cánh của một chiếc máy bay ném bom B-52, cất cánh từ căn cứ này và được thả trên Thái Bình Dương, ở độ cao 15.000 mét.
Một động cơ, thường được dùng cho tên lửa, sẽ đẩy X-51 với tốc độ Mach 4,5 tức hơn 5.000 km/giờ trong vòng 30 giây. Sau đó, một động cơ phản lực tĩnh sẽ làm tiếp nhiệm vụ, và đẩy thiết bị này lên độ cao 21.000 mét với tốc độ Mach 6, tức hơn 7.300 km/giờ. Thiết bị bay này cuối cùng sẽ rơi xuống đại dương, cách điểm thả khoảng 700 km.
Không quân Mỹ đã từng thực nghiệm với một thiết bị X-51 vào tháng 5/2010, với vận tốc Mach 5, tức 6.000 km/giờ. Ở tốc độ này, nhiệt độ và áp lực khiến các động cơ bình thường không hoạt động được. Các thiết bị này có thể được ứng dụng trong máy bay do thám, tên lửa tầm xa hay vận tải cao tốc và ở khoảng cách lớn. Nắm được công nghệ siêu thanh, như vậy, mang lại một lợi thế rất quan trọng cho những người sở hữu.
Bộ Quốc phòng Mỹ có nhiều dự án trong lĩnh vực này. Vào tháng 11/2011, một trái bom siêu thanh mang tên AHW đã được thực nghiệm thành công. Ngược lại, vào tháng 8/2011, thử nghiệm với một phương tiện bay có tốc độ Mach 22 (27.000 km/giờ) đã thất bại.
Một động cơ, thường được dùng cho tên lửa, sẽ đẩy X-51 với tốc độ Mach 4,5 tức hơn 5.000 km/giờ trong vòng 30 giây. Sau đó, một động cơ phản lực tĩnh sẽ làm tiếp nhiệm vụ, và đẩy thiết bị này lên độ cao 21.000 mét với tốc độ Mach 6, tức hơn 7.300 km/giờ. Thiết bị bay này cuối cùng sẽ rơi xuống đại dương, cách điểm thả khoảng 700 km.
Không quân Mỹ đã từng thực nghiệm với một thiết bị X-51 vào tháng 5/2010, với vận tốc Mach 5, tức 6.000 km/giờ. Ở tốc độ này, nhiệt độ và áp lực khiến các động cơ bình thường không hoạt động được. Các thiết bị này có thể được ứng dụng trong máy bay do thám, tên lửa tầm xa hay vận tải cao tốc và ở khoảng cách lớn. Nắm được công nghệ siêu thanh, như vậy, mang lại một lợi thế rất quan trọng cho những người sở hữu.
Bộ Quốc phòng Mỹ có nhiều dự án trong lĩnh vực này. Vào tháng 11/2011, một trái bom siêu thanh mang tên AHW đã được thực nghiệm thành công. Ngược lại, vào tháng 8/2011, thử nghiệm với một phương tiện bay có tốc độ Mach 22 (27.000 km/giờ) đã thất bại.
No comments:
Post a Comment