Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) nói : « Không ai có thể nuôi ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng nhân nhượng các lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và sự cương quyết của chúng tôi trong việc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền và các quyền trên biển của mình ».
Tuyên bố của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặc biệt liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Đây là các đầu mối gây căng thẳng liên tục trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, và Nhật Bản.
Đáp lại tuyên bố của bộ trưởng Trung Quốc, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại rằng, Hoa Kỳ có quan điểm trung lập trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ có lợi ích trong việc các đòi hỏi chủ quyền trên biển được giải quyết bằng con đường « hòa bình, không bạo lực ».
Ngôn từ cứng rắn mà bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sử dụng để nói về các đòi hỏi chủ quyền biển đảo tương phản với những lời lẽ ca ngợi của hai bên về các tiến bộ đạt được trong quan hệ quốc phòng song phương. Ông Thường Vạn Toàn cũng không che dấu nỗi lo ngại của Bắc Kinh trước chiến lược « xoay trục » của Hoa Kỳ về Châu Á – Thái Bình Dương. « Chúng tôi mong rằng chiến lược tái cân bằng này sẽ được cân bằng sang cả các nước khác, bởi vì bản chất của sự tái cân bằng là sự cân bằng », bộ trưởng Trung Quốc bày tỏ với nhiều hàm ý.
Về vấn đề gián điệp tin học, nguồn gốc của các căng thẳng thường xuyên tái diễn giữa hai nước, hai bên đã quyết định thành lập một nhóm làm việc chung. Vào tháng 6/2013, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định là « quân đội và chính quyền Trung Quốc » có « trách nhiệm một phần » trong chuyện này. Về vấn đề này, ông Thường Vạn Toàn lưu ý Washington về thái độ đối xử không công bằng, hàm ý nhắc đến việc bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc Mỹ.
Cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung đã diễn ra hơn ba giờ, tức dài gấp hai lần so với dự kiến. Hai bên nhất trí gia tăng các cuộc tập trận chung và các hoạt động viếng thăm, đối thoại của các lãnh đạo quân đội hai phía.
Trong tuần này, hải quân hai nước sẽ có cuộc tập trận chung chống hải tặc tại vịnh Aden. Sang năm 2014, lần đầu tiên Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Rimpac ngoài khơi Hawaii, do Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ điều hành, được tổ chức hai năm một lần. Bộ trưởng Trung Quốc cũng hứa sẽ giúp Hoa Kỳ tìm lại các quân nhân mất tích, hàm ý để chỉ hàng nghìn binh sĩ Mỹ không trở về sau chiến tranh Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ.
Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố nhận lời mời đến thăm Trung Quốc năm tới và thông báo sẽ gặp lại đồng nhiệm Trung Quốc vào tuần tới tại Brunei, bên lề một hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng Asean.
Tuyên bố của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặc biệt liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Đây là các đầu mối gây căng thẳng liên tục trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, và Nhật Bản.
Đáp lại tuyên bố của bộ trưởng Trung Quốc, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại rằng, Hoa Kỳ có quan điểm trung lập trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ có lợi ích trong việc các đòi hỏi chủ quyền trên biển được giải quyết bằng con đường « hòa bình, không bạo lực ».
Ngôn từ cứng rắn mà bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sử dụng để nói về các đòi hỏi chủ quyền biển đảo tương phản với những lời lẽ ca ngợi của hai bên về các tiến bộ đạt được trong quan hệ quốc phòng song phương. Ông Thường Vạn Toàn cũng không che dấu nỗi lo ngại của Bắc Kinh trước chiến lược « xoay trục » của Hoa Kỳ về Châu Á – Thái Bình Dương. « Chúng tôi mong rằng chiến lược tái cân bằng này sẽ được cân bằng sang cả các nước khác, bởi vì bản chất của sự tái cân bằng là sự cân bằng », bộ trưởng Trung Quốc bày tỏ với nhiều hàm ý.
Về vấn đề gián điệp tin học, nguồn gốc của các căng thẳng thường xuyên tái diễn giữa hai nước, hai bên đã quyết định thành lập một nhóm làm việc chung. Vào tháng 6/2013, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định là « quân đội và chính quyền Trung Quốc » có « trách nhiệm một phần » trong chuyện này. Về vấn đề này, ông Thường Vạn Toàn lưu ý Washington về thái độ đối xử không công bằng, hàm ý nhắc đến việc bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc Mỹ.
Cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung đã diễn ra hơn ba giờ, tức dài gấp hai lần so với dự kiến. Hai bên nhất trí gia tăng các cuộc tập trận chung và các hoạt động viếng thăm, đối thoại của các lãnh đạo quân đội hai phía.
Trong tuần này, hải quân hai nước sẽ có cuộc tập trận chung chống hải tặc tại vịnh Aden. Sang năm 2014, lần đầu tiên Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Rimpac ngoài khơi Hawaii, do Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ điều hành, được tổ chức hai năm một lần. Bộ trưởng Trung Quốc cũng hứa sẽ giúp Hoa Kỳ tìm lại các quân nhân mất tích, hàm ý để chỉ hàng nghìn binh sĩ Mỹ không trở về sau chiến tranh Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ.
Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố nhận lời mời đến thăm Trung Quốc năm tới và thông báo sẽ gặp lại đồng nhiệm Trung Quốc vào tuần tới tại Brunei, bên lề một hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng Asean.
No comments:
Post a Comment