Theo phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nhật Bản, vào sáng nay 08/08/2013, đại sứ Trung Quốc đã được mời lên Bộ để nghe phản đối. Cục trưởng Á châu và Đại dương châu sự vụ Nhật Bản kiêm thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản Saiki Aitaka đã trao công hàm phản đối tận tay Đại biện lâm thời Hàn Chí Cường. Phía Trung Quốc vẫn « kiên định » theo luận điểm cũ : Điếu Ngư là biển đảo của Trung Quốc do vậy không chấp nhận lời phản đối của Nhật.
Trong buổi sáng hôm nay, bốn tầu tuần duyên của Trung Quốc vẫn còn ở trong vùng lãnh hải Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên, gần 12 giờ trưa nay, giờ địa phương, cả bốn tàu « hải cảnh 2350, 1126, 2102 và 2166 » đã rút đi.
Tuần duyên Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xâm nhập vùng quần đảo Senkaku trên 24 giờ đồng hồ bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng thứ tư 07/08/2013. Kỷ lục xâm nhập lần trước là vào ngày 04/02 năm nay với 14 tiếng đồng hồ.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Trung Quốc sáp nhập các lực lượng hải thuyền « dân sự » như hải giám, kiểm ngư… mà thực chất là tàu quân sự cải biến, thành lực lượng tuần duyên tức là có võ trang và đặt tên là « hải cảnh ».
Trong buổi sáng hôm nay, bốn tầu tuần duyên của Trung Quốc vẫn còn ở trong vùng lãnh hải Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên, gần 12 giờ trưa nay, giờ địa phương, cả bốn tàu « hải cảnh 2350, 1126, 2102 và 2166 » đã rút đi.
Tuần duyên Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xâm nhập vùng quần đảo Senkaku trên 24 giờ đồng hồ bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng thứ tư 07/08/2013. Kỷ lục xâm nhập lần trước là vào ngày 04/02 năm nay với 14 tiếng đồng hồ.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Trung Quốc sáp nhập các lực lượng hải thuyền « dân sự » như hải giám, kiểm ngư… mà thực chất là tàu quân sự cải biến, thành lực lượng tuần duyên tức là có võ trang và đặt tên là « hải cảnh ».
No comments:
Post a Comment