Sau cuộc hội kiến kéo dài hai tiếng đồng hồ giữa Ngoại trưởng Trung Quốc với Thủ tướng Cam Bốt, theo hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, ông Prak Sokhonn, một bộ trưởng Cam Bốt đã tuyên bố với báo chí rằng ông Hun Sen đã hết sức hoan nghênh chuyến thăm của ông Vương Nghị và cho rằng sự kiện này sẽ góp phần giúp hai nước tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, vài hôm trước lúc Ngoại trưởng Trung Quốc đến Phnom Penh, Bắc Kinh đã loan báo tặng cho nước bạn 4 máy scanner dùng để kiểm tra container trị giá 14 triệu đô la. Đây chỉ là giọt nước trong tổng số viện trợ gần 3 tỷ đô la mà Trung Quốc dành cho Cam Bốt trong hai thập niên gần đây.
Một số nhà phân tích được nhật báo Hồng Kông trích dẫn đã cho rằng từ lâu nay, Cam Bốt đã vươn lên thành đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á, một mối quan hệ mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Hoa Kỳ đang càng lúc càng dấn thân mạnh mẽ hơn vào khu vực.
Một trong những ví dụ nổi bật được tờ báo Hồng Kông nêu lên về sự liên kết chặt chẽ giữa Phnom Penh và Bắc Kinh là thái độ của Cam Bốt hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.
Xin nhắc lại là vì đồng minh phương Bắc, mà vào năm ngoái, Phnom Penh đã không ngần ngại đương đầu với các đồng minh Đông Nam Á khác để phá vỡ sự đồng thuận mà khối ASEAN luôn luôn tìm kiếm.
Tuy nhiên, theo South China Morning Post, một số nhà phân tích đã cảnh báo hai nước Cam Bốt và Trung Quốc là không nên lập lại sai lầm mà Chính quyền quân sự trước đây tại Miến Điện và chính quyền Bắc Kinh đã phạm phải, đó là làm cho công luận lo ngại trước mưu đồ thực thụ của Trung Quốc.
Ông Heng Pheakdey, giám đốc sáng lập của Viện Phát triển Bền vững Enrich - một tổ chức phi chính phủ, trụ sở tại Phnom Penh – nhận định : « Trong thực tế, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đã chặt chẽ đến nỗi mà nhiều mối lo ngại đã nẩy sinh về ảnh hưởng của Trung Quốc trên Cam Bốt… Tiền của Trung Quốc (rót vào Cam Bốt) quả đúng là có kèm theo một số ràng buộc về ưu đãi kinh doanh và hậu thuẫn chính trị ».
Theo nhà nghiên cứu đã viết rất nhiều về quan hệ Trung Quốc - Cam Bốt này thì « Trong khi Cam Bốt cần tiền của Trung Quốc để phát triển kinh tế, thì Trung Quốc cần đến Cam Bốt vì những lý do chiến lược và chính trị ».
Vấn đề, theo ông Heng Pheakdey, là nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc - đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và năng lượng - thường được gắn liền với chất lượng kém và thiếu xem xét các tác động xã hội và môi trường. Thách thức đối với Bắc Kinh do đó là « phải tập trung vào chất lượng hơn là số lượng ».
Cho dù vậy, về mặt chính phủ, ông Bernt Berger, giám đốc chương trình châu Á tại Viện Chính sách Phát triển và An ninh, trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh vẫn vững chắc và ít có nguy cơ bị sự can dự của Mỹ làm suy yếu như trong trường hợp Miến Điện.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, vài hôm trước lúc Ngoại trưởng Trung Quốc đến Phnom Penh, Bắc Kinh đã loan báo tặng cho nước bạn 4 máy scanner dùng để kiểm tra container trị giá 14 triệu đô la. Đây chỉ là giọt nước trong tổng số viện trợ gần 3 tỷ đô la mà Trung Quốc dành cho Cam Bốt trong hai thập niên gần đây.
Một số nhà phân tích được nhật báo Hồng Kông trích dẫn đã cho rằng từ lâu nay, Cam Bốt đã vươn lên thành đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á, một mối quan hệ mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Hoa Kỳ đang càng lúc càng dấn thân mạnh mẽ hơn vào khu vực.
Một trong những ví dụ nổi bật được tờ báo Hồng Kông nêu lên về sự liên kết chặt chẽ giữa Phnom Penh và Bắc Kinh là thái độ của Cam Bốt hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.
Xin nhắc lại là vì đồng minh phương Bắc, mà vào năm ngoái, Phnom Penh đã không ngần ngại đương đầu với các đồng minh Đông Nam Á khác để phá vỡ sự đồng thuận mà khối ASEAN luôn luôn tìm kiếm.
Tuy nhiên, theo South China Morning Post, một số nhà phân tích đã cảnh báo hai nước Cam Bốt và Trung Quốc là không nên lập lại sai lầm mà Chính quyền quân sự trước đây tại Miến Điện và chính quyền Bắc Kinh đã phạm phải, đó là làm cho công luận lo ngại trước mưu đồ thực thụ của Trung Quốc.
Ông Heng Pheakdey, giám đốc sáng lập của Viện Phát triển Bền vững Enrich - một tổ chức phi chính phủ, trụ sở tại Phnom Penh – nhận định : « Trong thực tế, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đã chặt chẽ đến nỗi mà nhiều mối lo ngại đã nẩy sinh về ảnh hưởng của Trung Quốc trên Cam Bốt… Tiền của Trung Quốc (rót vào Cam Bốt) quả đúng là có kèm theo một số ràng buộc về ưu đãi kinh doanh và hậu thuẫn chính trị ».
Theo nhà nghiên cứu đã viết rất nhiều về quan hệ Trung Quốc - Cam Bốt này thì « Trong khi Cam Bốt cần tiền của Trung Quốc để phát triển kinh tế, thì Trung Quốc cần đến Cam Bốt vì những lý do chiến lược và chính trị ».
Vấn đề, theo ông Heng Pheakdey, là nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc - đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và năng lượng - thường được gắn liền với chất lượng kém và thiếu xem xét các tác động xã hội và môi trường. Thách thức đối với Bắc Kinh do đó là « phải tập trung vào chất lượng hơn là số lượng ».
Cho dù vậy, về mặt chính phủ, ông Bernt Berger, giám đốc chương trình châu Á tại Viện Chính sách Phát triển và An ninh, trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), quan hệ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh vẫn vững chắc và ít có nguy cơ bị sự can dự của Mỹ làm suy yếu như trong trường hợp Miến Điện.
No comments:
Post a Comment