Phát biểu trước lúc cuộc đàm phán kín mở ra, trưởng đoàn đàm phán Philippines là Trợ lý Ngoại trưởng Carlos Sorreta đã cho rằng cuộc thương thuyết này là một « cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược lâu dài giữa Philippines và Hoa Kỳ ». Trong một tuyên bố khai mạc cuộc họp, ông Sorreta xác định rằng chính phủ Philippines kiên quyết « bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ».
Trong những ngày qua, khi đề cập đến thỏa thuận sắp được đàm phán, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã cho biết là việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ giúp Manila phát hiện và ngăn chặn các xâm nhập lãnh thổ ở Biển Đông nhờ được Hoa Kỳ chia sẻ thông tin tình báo. Thế nhưng, quân đội Mỹ vẫn bị cấm tham gia trực tiếp vào các hoạt động an ninh thông thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines còn cho biết thêm là sự hiện diện hùng hậu hơn của quân đội Mỹ có thể dẫn đến nhiều hoạt động huấn luyện quân sự hỗn hợp hơn.
Sự kiện Manila mong muốn củng cố năng lực quốc phòng của mình nhằm đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh ngoài Biển Đông đã trùng hợp với ý định xoay trục qua châu Á của Washington sau nhiều năm bị vướng vào các chiến dịch quân sự lớn tại Irak và Afghanistan.
Theo các giới chức quân đội Philippines, tổng cộng sẽ có bốn vòng đàm phán về vấn đề này. Ông Sorreta bảo đảm rằng chi tiết mỗi vòng đàm phán sẽ được tiết lộ cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông trong tinh thần minh bạch.
Tham gia vòng đàm phán, về phía Philippines còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Francisco Baraan III và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Raymund Quilop.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đại sứ Eric John, đồng thời là Cố vấn cao cấp phụ trách các cuộc đàm phán và các hiệp định an ninh tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong đoàn còn có bà Elizabeth Jones, Cố vấn pháp lý tại Bộ Ngoại giao, Chuẩn tướng Joaquin Malavet, thuộc Bộ Quốc phòng, và Đại úy Greg Bart, Cố vấn pháp lý thuộc Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ.
Trong những ngày qua, khi đề cập đến thỏa thuận sắp được đàm phán, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã cho biết là việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ giúp Manila phát hiện và ngăn chặn các xâm nhập lãnh thổ ở Biển Đông nhờ được Hoa Kỳ chia sẻ thông tin tình báo. Thế nhưng, quân đội Mỹ vẫn bị cấm tham gia trực tiếp vào các hoạt động an ninh thông thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines còn cho biết thêm là sự hiện diện hùng hậu hơn của quân đội Mỹ có thể dẫn đến nhiều hoạt động huấn luyện quân sự hỗn hợp hơn.
Sự kiện Manila mong muốn củng cố năng lực quốc phòng của mình nhằm đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh ngoài Biển Đông đã trùng hợp với ý định xoay trục qua châu Á của Washington sau nhiều năm bị vướng vào các chiến dịch quân sự lớn tại Irak và Afghanistan.
Theo các giới chức quân đội Philippines, tổng cộng sẽ có bốn vòng đàm phán về vấn đề này. Ông Sorreta bảo đảm rằng chi tiết mỗi vòng đàm phán sẽ được tiết lộ cho công chúng thông qua các phương tiện truyền thông trong tinh thần minh bạch.
Tham gia vòng đàm phán, về phía Philippines còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Francisco Baraan III và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Raymund Quilop.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Đại sứ Eric John, đồng thời là Cố vấn cao cấp phụ trách các cuộc đàm phán và các hiệp định an ninh tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong đoàn còn có bà Elizabeth Jones, Cố vấn pháp lý tại Bộ Ngoại giao, Chuẩn tướng Joaquin Malavet, thuộc Bộ Quốc phòng, và Đại úy Greg Bart, Cố vấn pháp lý thuộc Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ.
No comments:
Post a Comment