Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, chiếc tàu bị tai nạn mang tên INS Sindhurakshak, chạy bằng động cơ diesel-điện, neo đậu tại khu đóng tàu tại cảng Mumbai. Ông Vispute Narendra Kumar, một phát ngôn viên quân đội Ấn Độ cho biết là vụ nổ xảy ra ngay sau lúc nửa đêm, khi trên tàu có 18 thủy thủ.
Theo ông Kumar, « nguyên nhân vụ nổ chưa rõ » và công cuộc tìm kiếm 18 người trên tàu đã được cấp tốc tiến hành. Vài giờ sau khi hỏa hoạn được dập tắt, thợ lặn đã được phái đến nơi để tìm kiếm những người mất tích. Phát ngôn viên này xác nhận là ngoài 18 thủy thủ bị kẹt trong tàu ngầm, "nhiều thủy thủ và những người khác ở gần chiếc tàu vào thời điểm vụ nổ đã bị thương và được đưa đến bệnh viện".
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Anthony đã nói đến « thảm kịch lớn nhất trong thời gian gần đây », và xác nhận rằng đã có một số người chết trong sự cố, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể.
Đài Truyền hình Ấn Độ NDTV đã phát đi hình ảnh mờ mờ về một vụ nổ dữ dội, với bầu trời rực đỏ vì các ngọn lửa bốc lên trên nhà máy đóng tàu. Ông Dharmendra Jaiswal, một nhân viên nhà vệ sinh công cộng đã ngủ gần nơi xẩy ra tai nạn đã tiết lộ với AFP rằng ông ta nghe được hai, ba tiếng nổ, và thấy bầu trời lóe sáng trong giây lát.
Theo một phát ngôn viên khác, ông PVS Satish, đây là một chiếc tàu ngầm đang hoạt động, bên trên có « ngư lôi và tên lửa », do đó thiệt hại cho hải quân Ấn Độ « rất lớn ».
Hải quân Ấn Độ đã mua chiếc Sindhurakshak của Nga vào năm 1997, và mới được phía Nga tân trang và nâng cấp cách nay một năm. Một phát ngôn viên của công ty Nga Zviezdotchka, chịu trách nhiệm công việc sửa chữa trên chiếc tàu ngầm này đã khẳng định rằng con tàu vốn chạy tốt, và các kỹ sư Nga đã « giải quyết tất cả các vấn đề ».
Theo AFP, đây không phải là lần đầu tiên mà chiếc Sindhurakshak bị nạn. Vào tháng 2/2010, một thủy thủ trên tàu đã thiệt mạng vì khoang ắc-quy trên tàu bốc cháy gây nên hỏa hoạn. Chính sau sự cố đó mà con tàu được đưa qua Nga để tân trang.
Trả lời hãng AFP, ông Rahul Bedi, chuyên gia về quốc phòng làm việc cho tạp chí chuyên môn Jane’s cho biết là chiếc tàu này thuộc loại cũ, do đó đã không có cửa thoát hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn, không giống như hầu hết các tàu ngầm hiện đại.
Theo ông Kumar, « nguyên nhân vụ nổ chưa rõ » và công cuộc tìm kiếm 18 người trên tàu đã được cấp tốc tiến hành. Vài giờ sau khi hỏa hoạn được dập tắt, thợ lặn đã được phái đến nơi để tìm kiếm những người mất tích. Phát ngôn viên này xác nhận là ngoài 18 thủy thủ bị kẹt trong tàu ngầm, "nhiều thủy thủ và những người khác ở gần chiếc tàu vào thời điểm vụ nổ đã bị thương và được đưa đến bệnh viện".
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Anthony đã nói đến « thảm kịch lớn nhất trong thời gian gần đây », và xác nhận rằng đã có một số người chết trong sự cố, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể.
Đài Truyền hình Ấn Độ NDTV đã phát đi hình ảnh mờ mờ về một vụ nổ dữ dội, với bầu trời rực đỏ vì các ngọn lửa bốc lên trên nhà máy đóng tàu. Ông Dharmendra Jaiswal, một nhân viên nhà vệ sinh công cộng đã ngủ gần nơi xẩy ra tai nạn đã tiết lộ với AFP rằng ông ta nghe được hai, ba tiếng nổ, và thấy bầu trời lóe sáng trong giây lát.
Theo một phát ngôn viên khác, ông PVS Satish, đây là một chiếc tàu ngầm đang hoạt động, bên trên có « ngư lôi và tên lửa », do đó thiệt hại cho hải quân Ấn Độ « rất lớn ».
Hải quân Ấn Độ đã mua chiếc Sindhurakshak của Nga vào năm 1997, và mới được phía Nga tân trang và nâng cấp cách nay một năm. Một phát ngôn viên của công ty Nga Zviezdotchka, chịu trách nhiệm công việc sửa chữa trên chiếc tàu ngầm này đã khẳng định rằng con tàu vốn chạy tốt, và các kỹ sư Nga đã « giải quyết tất cả các vấn đề ».
Theo AFP, đây không phải là lần đầu tiên mà chiếc Sindhurakshak bị nạn. Vào tháng 2/2010, một thủy thủ trên tàu đã thiệt mạng vì khoang ắc-quy trên tàu bốc cháy gây nên hỏa hoạn. Chính sau sự cố đó mà con tàu được đưa qua Nga để tân trang.
Trả lời hãng AFP, ông Rahul Bedi, chuyên gia về quốc phòng làm việc cho tạp chí chuyên môn Jane’s cho biết là chiếc tàu này thuộc loại cũ, do đó đã không có cửa thoát hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn, không giống như hầu hết các tàu ngầm hiện đại.
No comments:
Post a Comment