Cùng với điện thoại di động và màn hình phẳng, các loại thực phẩm ăn nhanh và đông lạnh cũng lần lượt tham gia vào danh mục các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. Trong khi đó, các tập đoàn chế biến thực phẩm lại rất mập mờ về nguồn gốc xuất xứ các thành phần chế biến, khiến người dân không khỏi hoài nghi về độ an toàn thực phẩm được bày bán trong các siêu thị lớn tại châu Âu và Hoa Kỳ, vốn dĩ đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Liên quan đến chủ đề này, tuần san L’Express số ra tuần này mở hẳn một hồ sơ điều tra dài 16 trang cảnh báo thái độ mập mờ, đôi khi lừa phỉnh khách hàng của các tập đoàn chế biến thực phẩm, những khó khăn của công tác kiểm tra và đưa ra những lời khuyên trong cách thức ăn uống để tự bảo vệ sức khỏe. Bài viết chạy tựa « Báo động trong bữa ăn chúng ta ! »
Tờ báo chỉ trích, chưa đầy 20 năm, toàn cầu hóa đã làm biến đổi hoàn toàn thói quen « ăn uống » của nhân loại. Chúng ta đang đánh mất đi niềm hạnh phúc được thưởng thức các đặc sản quê nhà, theo từng mùa đầy hương vị. Thay vào đó là những sản phẩm tươi sống có quanh năm suốt tháng được nhập từ nhiều quốc gia khác nhau, với giá rẻ hơn nhưng cũng thải nhiều khí CO2 hơn là tiêu thụ tại chỗ.
Chính thái độ tiêu dùng vô trách nhiệm của người tiêu thụ nên mới dẫn đến việc ăn nhầm phải những thức ăn độc hại, chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh nghiêm trọng như nhiễm vi khuẩn siêu vi gan A do ăn dâu tây đông lạnh nhập từ Trung Quốc, Brazil, tờ báo đơn cử. Hay các loại rau củ nhiễm kim loại nặng như gạo nhiễm chất cadmium của Trung Quốc, nước sốt ớt cay nhiễm chì của Mexico.
Vậy thì đứng trước các mối đe dọa mới này, các tập đoàn chế biến thực phẩm đã có những phản ứng như thế nào ? Về điểm này, tờ báo phê phán mạnh mẽ thái độ lãnh đạm, chạy theo lợi nhuận của các doanh nghiệp. Họ thẳng thắn trả lời rằng « cho đến giờ, chuyện đó đã làm ai thiệt mạng đâu ».
Ngoài đòi hỏi về giá cả và sự đa dạng sản phẩm của người tiêu thụ, trách nhiệm còn thuộc về áp lực của sự cạnh tranh, của chính các cổ đông và của các nhà phân phối lớn, đã buộc các tập đoàn chế biến thực phẩm phải đi tìm các nguồn hàng cho mình xa hơn và rẻ hơn ở trong nước.
Cuộc chiến lợi nhuận cũng làm cho các doanh nghiệp chế biến mờ mắt. Họ ve vãn các thương gia và nhà tiếp thị. Và do chỉ chăm chăm chú trọng đến việc giảm đóng thuế hơn là sức khỏe người tiêu thụ, các tập đoàn chế biến di dời nhà xưởng qua bên kia thế giới, mở rộng nhiều dây chuyền sản xuất khiến cho rủi ro mất khả năng kiểm soát càng cao.
Bằng chứng mới đây nhất là vụ sữa bột cho trẻ em của một tập đoàn đa quốc gia New Zealand bị phát hiện có nhiễm chất botulisme lưu hành rộng rãi tại châu Á. Tờ báo cho vụ việc trên khiến cho chúng ta không khỏi suy xét lại khả năng truy tìm nguồn gốc thực phẩm của các siêu thị lớn của Pháp nói riêng và các siêu thị lớn khác trên khắp hành tinh trong nhiều sản phẩm chế biến sẵn như bánh pizza vốn chứa đến hơn 60 thành phẩm, trong đó đa phần có xuất xứ từ Trung Quốc.
Về phía các quốc gia nhập khẩu, l’Express cho hay là công tác kiểm định cũng gặp nhiều khó khăn. Thiếu nhân sự, thủ tục rườm rà, nên công tác thanh tra không thể nào bao trùm hết toàn diện. Theo lời thuật của quan chức thuộc Cơ quan kiểm định các nhà xưởng châu Á, hầu như công tác thanh tra chỉ được kiểm tra theo xác suất. « Duy chỉ có 2 hay 3% hàng hóa là được thanh tra. Trong số đó, có đến 30% lượng hàng không đủ chuẩn đã bị thải ra ».
Bài phóng sự cho rằng, ngoài việc không tôn trọng các chuẩn về an toàn, các nhà cung cấp thực phẩm còn đôi khi đánh lừa người tiêu thụ, chủ yếu về chủng loại hàng. Chẳng hạn như thịt cá ba sa Việt Nam được bán tại Na Uy là cá moruy, đánh bắt ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Và dĩ nhiên là sẽ được bán bằng với giá cá moruy đánh bắt tại chỗ.
Cá đông lạnh Trung Quốc gian lận giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Để hiểu rõ vấn đề, tờ báo đặc biệt có một bài phóng sự về ngành nuôi cá xuất khẩu tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo bài viết đề tựa « Cá nuôi trong nước đục », tại các trại nuôi cá, các tiêu chí về an toàn thực phẩm luôn bị coi nhẹ hơn là lợi nhuận. Trong khi đó, các mặt hàng của họ đều được tìm thấy trên các gian hàng đông lạnh tại châu Âu và Hoa Kỳ.
Tác giả cho hay là để có thể thâm nhập vào các thị trường trên, nhiều doanh nghiệp chế biến tại khu vực này đã không ngần ngại gian lận giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, được biết đến dưới cái tên CIQ. Họ có thể bán các sản phẩm của mình dưới một tên doanh nghiệp khác đã được cấp giấy CIQ, đổi lại phải chi một khoản huê hồng cho các doanh nghiệp này. Một doanh nhân tại Trung Quốc khẳng định với thông tín viên tờ báo hiện tượng này rất phổ biến.
Thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông nổi tiếng với hai mặt hàng thực phẩm xuất khẩu là tôm và cá rô phi. Trong vòng có một thập niên, từ 1990-1999, sản lượng nuôi cá tăng gấp đôi từ hơn 800 ngàn tấn lên hơn 1,6 triệu tấn cá và tăng lên gần gấp 4,5 lần vào năm 2008 (tức đạt mức sản lượng 3,5 triệu tấn).
Với con số trên, cá rô phi trở thành loài cá nuôi thứ ba trên thế giới đứng sau cá chép và cá hồi. Thế nhưng, theo tác giả hai ba năm đổi lại đây, gần 1/3 người nuôi cá chuyển đổi nghề, vì ba lý do : lợi nhuận thấp do bị lái thương và doanh nghiệp chế biến ép giá thu mua, thiếu kỹ năng chăn nuôi và giá bột nuôi cá tăng liên tục.
Từ chuyện để thỏa mãn sức ép giá cả và các tiêu chí về chất lượng của các khách hàng, nhất là khách hàng phương Tây, nhiều trại nuôi cá nhỏ của vùng đã phải dùng đến các thủ đoạn như sử dụng nhiều loại chất hóa học khác nhau để bảo quản cá không bị bể nát trong quá trình vận chuyển. Hay như khi có những đơn đặt hàng lớn bất ngờ từ những nhà cung cấp thực phẩm lớn phương Tây, do không đủ số lượng hàng để cung ứng, các nhà cung ứng tại chỗ đi thu gom thêm cá tại nhiều nhà nuôi khác bất chấp việc các nhà sản xuất này không có các giấy chứng nhận theo yêu cầu. Và như vậy khó có thể truy tìm nguồn gốc xuất xứ.
Pháp vinh danh y học cổ truyền phương đông
Vào thời điểm xảy ra nhiều vụ tai tiếng trong ngành dược, nhiều phương pháp trị liệu y khoa mới theo kiểu đông y bắt đầu có sức hút ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có thể nào đặt niềm tin tuyệt đối vào các liệu pháp mới đó được không, trong khi các bằng chứng khoa học xác đáng vẫn còn khá mù mờ ? Về đề tài này, tuần san Le Nouvel Observateur cũng mở một chuyên mục dài 12 trang với tựa đề « Đông y : những liệu pháp có hiệu quả thật thụ ».
Bài viết cho hay từ nhiều năm nay, nhiều liệu pháp y học cổ truyền đã được công nhận và sử dụng rộng rãi tại Pháp như châm cứu, vi lượng đồng căn và nắn xương. Bên cạnh đó, còn có nhiều liệu pháp khác cũng được biết đến ít nhiều cũng được công nhận như thôi miên, tình cảm, dược thảo, massage, phản ứng học, khí công, …Mục đích là giảm nhẹ cơn đau, giảm stress, hạ huyết áp, trầm cảm hay chống lại các tác dụng phụ của các điều trị mạnh, tăng cường sức đề kháng, giúp hồi phục nhanh…
Le Nouvel Observateur cho rằng cách chữa trị ngày nay đã có sự thay đổi. Bệnh nhân không còn giữ một vai trò thụ động nữa. Xã hội phương Tây nâng cao giá trị môi trường, đối thoại. Bài viết cho là ta cũng không nên phủ nhận hoàn toàn vai trò tích cực của Tây y ; tác giả nhắc rằng nhờ vào việc phát hiện ra kháng sinh, mà con người sẽ không chết vì những bệnh nhiễm trùng gây đau nhức dữ dội.
Tuy nhiên, do sự phát triển tột bậc của y học mà con người sống lâu hơn, vì vậy chúng ta phải chịu đựng nhiều hơn những căn bệnh « mãn tính » : chứng bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, trầm cảm, viêm khớp… Trong một chừng mực nào, Tây y có thể rất là hữu hiệu như trong những trường hợp khẩn cấp, « nhưng nó cũng lộ rõ những nhược điểm trong các ca mãn tính : các đặc tính của Tây y không thể chữa được tận gốc vấn đề », theo như đánh giá của Giáo sư Bác sĩ Antoine Lazarus.
Theo vị bác sĩ này, phẫu thuật, thuốc Tây chỉ tấn công vào được các triệu chứng nhưng không chữa trị được sự mất chức năng sâu thẳm, thường là đa yếu tố liên quan đến stress, môi trường và cách sống. Chính ở đây, các liệu pháp chữa trị mới đóng một vai trò quan trọng nhằm tái cân bằng lại « địa bàn » và thường đạt được, nếu không muốn nói là tỷ lệ hài lòng khá cao.
Từ nhận định trên, tuần báo giới thiệu 10 liệu pháp hữu hiệu có nguồn gốc từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như châm cứu, massage, yoga (đến từ Ấn Độ), liệu pháp hương liệu (xuất phát từ Úc, châu Á và Ai Cập), thể dục dưỡng sinh, vi lượng đồng căn, ayurveda (tiếng Phạn có nghĩa là ‘ý thức đời sống’ », thiền, dinh dưỡng, thảo dược, thuốc bổ. Tùy theo từng chứng bệnh, người quan tâm sẽ tìm thấy cho mình một liệu pháp thích hợp và các thực hành như thế nào.
Bên cạnh các liệu pháp trên, tuần san còn vinh danh mười loại thảo dược thịnh hành nhất tại Pháp hiện nay, trong số đó có nhân sâm đến từ châu Á, được cho là loại thảo dược chữa mệt mỏi thể chất và trí óc hữu hiệu nhất, nhờ vào lượng vitamine và khoáng chất dồi dào.
Xây tường thành để chống các nỗi sợ
Tuần san Le Nouvel Observateur tiếp tục đưa độc giả đến với lãnh vực chính trị-xã hội qua bài viết đề tựa « Thế giới này đầy rẫy tường thành ». Vào lúc mà toàn cầu hóa gần như đang xóa dần các biên giới, thì nhiều bức thành tại nhiều quốc gia lại được dựng lên, vì nhiều nỗi sợ nạn khủng bố, dân nhập cư, buôn thuốc phiện, giặc giã và nhiều nỗi sợ khác nữa.
Người giàu xây tường, ngăn chặn cướp bóc để bảo vệ tài sản. Quốc gia giàu dựng tường thành để ngăn chặn dòng nhập cư nghèo, buôn lậu thuốc phiện, khủng bố… là nhận định chung của tờ tuần san.
Những tưởng chuyện dựng tường thành chỉ có trong lịch sử. Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc (thế kỷ III trước CN) ; tường thành Hadrien xây năm 127 sau CN bao bọc bờ biển Ailen và Bắc Ailen hay như các thành lũy Vauban, Rome… là nhằm để ngăn giặc giã.
Những tưởng một khi bức tường Berlin ngăn đôi nước Đức thành hai quốc gia sụp đổ năm 1989 sẽ không còn một bức tường nào khác được dựng lên. Vậy mà ¼ thế kỷ sau, quá khứ đó lại trỗi dậy. Khắp nơi, từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi hay châu Mỹ nhiều bức tường kiên cố, hàng rào dây điện, hay thành quách mọc lên như nấm, với chiều dài tổng cộng 18000km dọc theo các biên giới.
Tác giả cho biết xây tường dọc theo biên giới là vì nhiều lý do khác nhau. Ngăn chặn khủng bố như tại Israel-Cisjordanie. Chận người nhập cư tại Hoa Kỳ-Mexico. Cảnh giác người hàng xóm nghèo khổ giữa Ả Rập Xê Út và Yemen, giữa Nam Phi-Zimbabwe.
Tại châu Á, dựng rào để phân định ranh giới như giữa Ấn Độ với Bangladesh, Pakistan và Miến Điện ; giữa Ouzbékistan và Kirghikistan, giữa hai miền Triều Tiên hay theo như thỏa thuận giữa Thái Lan và Malaysia…
Đâu đâu cũng thấy dựng rào, dựng tường. Thậm chí, ngay tại châu Âu, những tưởng với việc « tự do lưu thông », khái niệm biên giới đã bị xóa mờ, thì Tây Ban Nha tường thành sẽ còn được gia cố hiện đại hơn để chống người nhập cư trái phép châu Phi.
Ngày nay, con người có quá nhiều nỗi sợ. Tác giả tự hỏi ta đang sống ở thời « tiền sử » hay là « hiện đại ». Bài viết mỉa mai cho rằng không chừng rồi ngày nào đó, sẽ có một bức tường nữa được dựng lên để ngăn cách da đen với da trắng, giữa tóc nâu với tóc vàng, giữa kẻ ăn thịt với cỏ cây, kẻ hút thuốc và không hút thuốc. Cuối cùng, tác giả kết luận đấy là ta đang sống trong thời buổi toàn cầu hóa. Chỉ có điều là hàng hóa thôi, chứ con người thì không.
Những cảnh sát trưởng theo kiểu mới tại Hoa Kỳ
Khủng hoảng năm 2008 và việc cắt giảm ngân sách khiến cho ngành cảnh sát Mỹ phải sa thải nhiều nhân viên an ninh. Tại nhiều thành phố, bang chính quyền địa phương không đủ nhân viên công lực để đảm bảo vấn đề trật tự. Nhiều nơi như tại bang Oakland, người dân phải dựa vào các cơ sở an ninh tư nhân để giám sát an ninh khu vực. Đến mức mà tại Mỹ, an ninh đang trở thành một ngành kinh doanh như bao ngành nghề khác. Chủ đề này được tạp chí M của báo Le Monde phản ảnh lại qua hàng tựa « Những cảnh sát trưởng mới của Hoa Kỳ ».
Bài viết nhận định « kệ cho những công dân nào không có tiền để trả cho nhân viên an ninh tư nhân ». Tùy theo từng khu vực, mà người ta có những cách gọi khác nhau về những tay nhân viên an ninh tư nhân này : « đại sứ », nhân viên an ninh, bảo vệ, thám tử tư…Trong khi ngành cảnh sát sa thải hàng ngàn người, thì các công ty tư nhân lại giang tay tuyển dụng lại. Đến mức mà tăng trưởng của ngành công nghiệp an ninh tư nhân đạt mức 5,2%/năm (ước tính đến năm 2016, doanh thu có thể đạt ở mức 64 tỷ đô-la). Như vậy là Hoa Kỳ đang dần dần tư hữu hóa ngành cảnh sát.
Theo bài viết, có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc này : khủng hoảng 2008, cắt giảm ngân sách và tín nhiệm thấp của dân do các vụ bê bối tham nhũng. Do đó, ngày càng có nhiều khu dân cư dựa vào các công ty bảo vệ tư nhân. Đơn cử như tại Downtown Oakland và Lake Merritt-Uptown. Người dân thuê các “đại sứ” này để giám sát an ninh khu phố như khuyên nhủ những kẻ say rượu, di dời người vô gia cư trước các cửa hiệu, dẫn các quý bà đến trạm xe điện ngầm, chỉ dẫn đường cho người bị lạc và ngầm theo dõi những kẻ được cho “khả nghi” hay “kỳ quặc”.
Bài viết nhấn mạnh rõ những viên nhân viên an ninh tư nhân này không có những quyền hạn như cảnh sát thật thụ nhưng có liên hệ trực tiếp với sở cảnh sát. Một sự hợp tác hai chiều. Nhưng kết quả đạt được cũng khá cao. Có những trường hợp cảnh sát không tìm được thủ phạm, nhưng với các viên “đại sứ” này, do nắm rõ địa bàn, nên việc lần mò thủ phạm không mấy khó khăn.
Theo các tác giả bài viết, thì mô hình kết hợp công- tư này đang được nhân rộng ra nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Đối với Nhà nước, rõ ràng mô hình này giảm nhẹ được nhiều gánh nặng ngân sách. Một nhà điều hành tập đoàn bảo vệ tư nhân cho các tác giả biết “để trả lương cho một viên cảnh sát công chức, nhà nước phải tốn từ 70 cho đến 100 ngàn đô-la, với số tiền đó, tôi có thể thuê đến 3 nhân viên bảo vệ”.
Bài viết cho hay là, đúng là an ninh được đảm bảo tốt hơn trước đó, nhưng mỗi năm dân cư tại hai khu phố trên phải trả ước tính đến 1,5 triệu đô-la cho gần 30 nhân viên tư nhân. Bài viết kết luận, may là các hộ dân ở đây có đủ phương tiện. Còn những nơi nào không có đủ kinh phí thì ráng mà chịu vậy.
Đảo Hải Nam: thiên đường du lịch
Tuần này, đề tài về xã hội được quan tâm khá nhiều. Tạp chí M của Le Monde lần này lại dẫn độc giả đến với vùng Hải Nam của Trung Quốc. Cách đây không lâu, nhắc đến đảo Hải Nam là người dân Trung Quốc nghĩ đến “địa ngục” dành cho những kẻ bị chế độ cộng sản đày biệt xứ. Thế mà những năm gần đây, khu vực này rùng mình “lột xác” thành một thiên đường du lịch sang trọng đầu tiên hết dành cho giới nhà giàu, rồi sau đó từ từ thu hút đến giới trung lưu đến nghỉ mát. Đây cũng là đề tài được tạp chí M chú ý đến qua bài viết “Khi Trung Quốc cũng đi nghỉ”.
Liên quan đến chủ đề này, tuần san L’Express số ra tuần này mở hẳn một hồ sơ điều tra dài 16 trang cảnh báo thái độ mập mờ, đôi khi lừa phỉnh khách hàng của các tập đoàn chế biến thực phẩm, những khó khăn của công tác kiểm tra và đưa ra những lời khuyên trong cách thức ăn uống để tự bảo vệ sức khỏe. Bài viết chạy tựa « Báo động trong bữa ăn chúng ta ! »
Tờ báo chỉ trích, chưa đầy 20 năm, toàn cầu hóa đã làm biến đổi hoàn toàn thói quen « ăn uống » của nhân loại. Chúng ta đang đánh mất đi niềm hạnh phúc được thưởng thức các đặc sản quê nhà, theo từng mùa đầy hương vị. Thay vào đó là những sản phẩm tươi sống có quanh năm suốt tháng được nhập từ nhiều quốc gia khác nhau, với giá rẻ hơn nhưng cũng thải nhiều khí CO2 hơn là tiêu thụ tại chỗ.
Chính thái độ tiêu dùng vô trách nhiệm của người tiêu thụ nên mới dẫn đến việc ăn nhầm phải những thức ăn độc hại, chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh nghiêm trọng như nhiễm vi khuẩn siêu vi gan A do ăn dâu tây đông lạnh nhập từ Trung Quốc, Brazil, tờ báo đơn cử. Hay các loại rau củ nhiễm kim loại nặng như gạo nhiễm chất cadmium của Trung Quốc, nước sốt ớt cay nhiễm chì của Mexico.
Vậy thì đứng trước các mối đe dọa mới này, các tập đoàn chế biến thực phẩm đã có những phản ứng như thế nào ? Về điểm này, tờ báo phê phán mạnh mẽ thái độ lãnh đạm, chạy theo lợi nhuận của các doanh nghiệp. Họ thẳng thắn trả lời rằng « cho đến giờ, chuyện đó đã làm ai thiệt mạng đâu ».
Ngoài đòi hỏi về giá cả và sự đa dạng sản phẩm của người tiêu thụ, trách nhiệm còn thuộc về áp lực của sự cạnh tranh, của chính các cổ đông và của các nhà phân phối lớn, đã buộc các tập đoàn chế biến thực phẩm phải đi tìm các nguồn hàng cho mình xa hơn và rẻ hơn ở trong nước.
Cuộc chiến lợi nhuận cũng làm cho các doanh nghiệp chế biến mờ mắt. Họ ve vãn các thương gia và nhà tiếp thị. Và do chỉ chăm chăm chú trọng đến việc giảm đóng thuế hơn là sức khỏe người tiêu thụ, các tập đoàn chế biến di dời nhà xưởng qua bên kia thế giới, mở rộng nhiều dây chuyền sản xuất khiến cho rủi ro mất khả năng kiểm soát càng cao.
Bằng chứng mới đây nhất là vụ sữa bột cho trẻ em của một tập đoàn đa quốc gia New Zealand bị phát hiện có nhiễm chất botulisme lưu hành rộng rãi tại châu Á. Tờ báo cho vụ việc trên khiến cho chúng ta không khỏi suy xét lại khả năng truy tìm nguồn gốc thực phẩm của các siêu thị lớn của Pháp nói riêng và các siêu thị lớn khác trên khắp hành tinh trong nhiều sản phẩm chế biến sẵn như bánh pizza vốn chứa đến hơn 60 thành phẩm, trong đó đa phần có xuất xứ từ Trung Quốc.
Về phía các quốc gia nhập khẩu, l’Express cho hay là công tác kiểm định cũng gặp nhiều khó khăn. Thiếu nhân sự, thủ tục rườm rà, nên công tác thanh tra không thể nào bao trùm hết toàn diện. Theo lời thuật của quan chức thuộc Cơ quan kiểm định các nhà xưởng châu Á, hầu như công tác thanh tra chỉ được kiểm tra theo xác suất. « Duy chỉ có 2 hay 3% hàng hóa là được thanh tra. Trong số đó, có đến 30% lượng hàng không đủ chuẩn đã bị thải ra ».
Bài phóng sự cho rằng, ngoài việc không tôn trọng các chuẩn về an toàn, các nhà cung cấp thực phẩm còn đôi khi đánh lừa người tiêu thụ, chủ yếu về chủng loại hàng. Chẳng hạn như thịt cá ba sa Việt Nam được bán tại Na Uy là cá moruy, đánh bắt ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Và dĩ nhiên là sẽ được bán bằng với giá cá moruy đánh bắt tại chỗ.
Cá đông lạnh Trung Quốc gian lận giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Để hiểu rõ vấn đề, tờ báo đặc biệt có một bài phóng sự về ngành nuôi cá xuất khẩu tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo bài viết đề tựa « Cá nuôi trong nước đục », tại các trại nuôi cá, các tiêu chí về an toàn thực phẩm luôn bị coi nhẹ hơn là lợi nhuận. Trong khi đó, các mặt hàng của họ đều được tìm thấy trên các gian hàng đông lạnh tại châu Âu và Hoa Kỳ.
Tác giả cho hay là để có thể thâm nhập vào các thị trường trên, nhiều doanh nghiệp chế biến tại khu vực này đã không ngần ngại gian lận giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, được biết đến dưới cái tên CIQ. Họ có thể bán các sản phẩm của mình dưới một tên doanh nghiệp khác đã được cấp giấy CIQ, đổi lại phải chi một khoản huê hồng cho các doanh nghiệp này. Một doanh nhân tại Trung Quốc khẳng định với thông tín viên tờ báo hiện tượng này rất phổ biến.
Thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông nổi tiếng với hai mặt hàng thực phẩm xuất khẩu là tôm và cá rô phi. Trong vòng có một thập niên, từ 1990-1999, sản lượng nuôi cá tăng gấp đôi từ hơn 800 ngàn tấn lên hơn 1,6 triệu tấn cá và tăng lên gần gấp 4,5 lần vào năm 2008 (tức đạt mức sản lượng 3,5 triệu tấn).
Với con số trên, cá rô phi trở thành loài cá nuôi thứ ba trên thế giới đứng sau cá chép và cá hồi. Thế nhưng, theo tác giả hai ba năm đổi lại đây, gần 1/3 người nuôi cá chuyển đổi nghề, vì ba lý do : lợi nhuận thấp do bị lái thương và doanh nghiệp chế biến ép giá thu mua, thiếu kỹ năng chăn nuôi và giá bột nuôi cá tăng liên tục.
Từ chuyện để thỏa mãn sức ép giá cả và các tiêu chí về chất lượng của các khách hàng, nhất là khách hàng phương Tây, nhiều trại nuôi cá nhỏ của vùng đã phải dùng đến các thủ đoạn như sử dụng nhiều loại chất hóa học khác nhau để bảo quản cá không bị bể nát trong quá trình vận chuyển. Hay như khi có những đơn đặt hàng lớn bất ngờ từ những nhà cung cấp thực phẩm lớn phương Tây, do không đủ số lượng hàng để cung ứng, các nhà cung ứng tại chỗ đi thu gom thêm cá tại nhiều nhà nuôi khác bất chấp việc các nhà sản xuất này không có các giấy chứng nhận theo yêu cầu. Và như vậy khó có thể truy tìm nguồn gốc xuất xứ.
Pháp vinh danh y học cổ truyền phương đông
Vào thời điểm xảy ra nhiều vụ tai tiếng trong ngành dược, nhiều phương pháp trị liệu y khoa mới theo kiểu đông y bắt đầu có sức hút ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có thể nào đặt niềm tin tuyệt đối vào các liệu pháp mới đó được không, trong khi các bằng chứng khoa học xác đáng vẫn còn khá mù mờ ? Về đề tài này, tuần san Le Nouvel Observateur cũng mở một chuyên mục dài 12 trang với tựa đề « Đông y : những liệu pháp có hiệu quả thật thụ ».
Bài viết cho hay từ nhiều năm nay, nhiều liệu pháp y học cổ truyền đã được công nhận và sử dụng rộng rãi tại Pháp như châm cứu, vi lượng đồng căn và nắn xương. Bên cạnh đó, còn có nhiều liệu pháp khác cũng được biết đến ít nhiều cũng được công nhận như thôi miên, tình cảm, dược thảo, massage, phản ứng học, khí công, …Mục đích là giảm nhẹ cơn đau, giảm stress, hạ huyết áp, trầm cảm hay chống lại các tác dụng phụ của các điều trị mạnh, tăng cường sức đề kháng, giúp hồi phục nhanh…
Le Nouvel Observateur cho rằng cách chữa trị ngày nay đã có sự thay đổi. Bệnh nhân không còn giữ một vai trò thụ động nữa. Xã hội phương Tây nâng cao giá trị môi trường, đối thoại. Bài viết cho là ta cũng không nên phủ nhận hoàn toàn vai trò tích cực của Tây y ; tác giả nhắc rằng nhờ vào việc phát hiện ra kháng sinh, mà con người sẽ không chết vì những bệnh nhiễm trùng gây đau nhức dữ dội.
Tuy nhiên, do sự phát triển tột bậc của y học mà con người sống lâu hơn, vì vậy chúng ta phải chịu đựng nhiều hơn những căn bệnh « mãn tính » : chứng bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, trầm cảm, viêm khớp… Trong một chừng mực nào, Tây y có thể rất là hữu hiệu như trong những trường hợp khẩn cấp, « nhưng nó cũng lộ rõ những nhược điểm trong các ca mãn tính : các đặc tính của Tây y không thể chữa được tận gốc vấn đề », theo như đánh giá của Giáo sư Bác sĩ Antoine Lazarus.
Theo vị bác sĩ này, phẫu thuật, thuốc Tây chỉ tấn công vào được các triệu chứng nhưng không chữa trị được sự mất chức năng sâu thẳm, thường là đa yếu tố liên quan đến stress, môi trường và cách sống. Chính ở đây, các liệu pháp chữa trị mới đóng một vai trò quan trọng nhằm tái cân bằng lại « địa bàn » và thường đạt được, nếu không muốn nói là tỷ lệ hài lòng khá cao.
Từ nhận định trên, tuần báo giới thiệu 10 liệu pháp hữu hiệu có nguồn gốc từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như châm cứu, massage, yoga (đến từ Ấn Độ), liệu pháp hương liệu (xuất phát từ Úc, châu Á và Ai Cập), thể dục dưỡng sinh, vi lượng đồng căn, ayurveda (tiếng Phạn có nghĩa là ‘ý thức đời sống’ », thiền, dinh dưỡng, thảo dược, thuốc bổ. Tùy theo từng chứng bệnh, người quan tâm sẽ tìm thấy cho mình một liệu pháp thích hợp và các thực hành như thế nào.
Bên cạnh các liệu pháp trên, tuần san còn vinh danh mười loại thảo dược thịnh hành nhất tại Pháp hiện nay, trong số đó có nhân sâm đến từ châu Á, được cho là loại thảo dược chữa mệt mỏi thể chất và trí óc hữu hiệu nhất, nhờ vào lượng vitamine và khoáng chất dồi dào.
Xây tường thành để chống các nỗi sợ
Tuần san Le Nouvel Observateur tiếp tục đưa độc giả đến với lãnh vực chính trị-xã hội qua bài viết đề tựa « Thế giới này đầy rẫy tường thành ». Vào lúc mà toàn cầu hóa gần như đang xóa dần các biên giới, thì nhiều bức thành tại nhiều quốc gia lại được dựng lên, vì nhiều nỗi sợ nạn khủng bố, dân nhập cư, buôn thuốc phiện, giặc giã và nhiều nỗi sợ khác nữa.
Người giàu xây tường, ngăn chặn cướp bóc để bảo vệ tài sản. Quốc gia giàu dựng tường thành để ngăn chặn dòng nhập cư nghèo, buôn lậu thuốc phiện, khủng bố… là nhận định chung của tờ tuần san.
Những tưởng chuyện dựng tường thành chỉ có trong lịch sử. Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc (thế kỷ III trước CN) ; tường thành Hadrien xây năm 127 sau CN bao bọc bờ biển Ailen và Bắc Ailen hay như các thành lũy Vauban, Rome… là nhằm để ngăn giặc giã.
Những tưởng một khi bức tường Berlin ngăn đôi nước Đức thành hai quốc gia sụp đổ năm 1989 sẽ không còn một bức tường nào khác được dựng lên. Vậy mà ¼ thế kỷ sau, quá khứ đó lại trỗi dậy. Khắp nơi, từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi hay châu Mỹ nhiều bức tường kiên cố, hàng rào dây điện, hay thành quách mọc lên như nấm, với chiều dài tổng cộng 18000km dọc theo các biên giới.
Tác giả cho biết xây tường dọc theo biên giới là vì nhiều lý do khác nhau. Ngăn chặn khủng bố như tại Israel-Cisjordanie. Chận người nhập cư tại Hoa Kỳ-Mexico. Cảnh giác người hàng xóm nghèo khổ giữa Ả Rập Xê Út và Yemen, giữa Nam Phi-Zimbabwe.
Tại châu Á, dựng rào để phân định ranh giới như giữa Ấn Độ với Bangladesh, Pakistan và Miến Điện ; giữa Ouzbékistan và Kirghikistan, giữa hai miền Triều Tiên hay theo như thỏa thuận giữa Thái Lan và Malaysia…
Đâu đâu cũng thấy dựng rào, dựng tường. Thậm chí, ngay tại châu Âu, những tưởng với việc « tự do lưu thông », khái niệm biên giới đã bị xóa mờ, thì Tây Ban Nha tường thành sẽ còn được gia cố hiện đại hơn để chống người nhập cư trái phép châu Phi.
Ngày nay, con người có quá nhiều nỗi sợ. Tác giả tự hỏi ta đang sống ở thời « tiền sử » hay là « hiện đại ». Bài viết mỉa mai cho rằng không chừng rồi ngày nào đó, sẽ có một bức tường nữa được dựng lên để ngăn cách da đen với da trắng, giữa tóc nâu với tóc vàng, giữa kẻ ăn thịt với cỏ cây, kẻ hút thuốc và không hút thuốc. Cuối cùng, tác giả kết luận đấy là ta đang sống trong thời buổi toàn cầu hóa. Chỉ có điều là hàng hóa thôi, chứ con người thì không.
Những cảnh sát trưởng theo kiểu mới tại Hoa Kỳ
Khủng hoảng năm 2008 và việc cắt giảm ngân sách khiến cho ngành cảnh sát Mỹ phải sa thải nhiều nhân viên an ninh. Tại nhiều thành phố, bang chính quyền địa phương không đủ nhân viên công lực để đảm bảo vấn đề trật tự. Nhiều nơi như tại bang Oakland, người dân phải dựa vào các cơ sở an ninh tư nhân để giám sát an ninh khu vực. Đến mức mà tại Mỹ, an ninh đang trở thành một ngành kinh doanh như bao ngành nghề khác. Chủ đề này được tạp chí M của báo Le Monde phản ảnh lại qua hàng tựa « Những cảnh sát trưởng mới của Hoa Kỳ ».
Bài viết nhận định « kệ cho những công dân nào không có tiền để trả cho nhân viên an ninh tư nhân ». Tùy theo từng khu vực, mà người ta có những cách gọi khác nhau về những tay nhân viên an ninh tư nhân này : « đại sứ », nhân viên an ninh, bảo vệ, thám tử tư…Trong khi ngành cảnh sát sa thải hàng ngàn người, thì các công ty tư nhân lại giang tay tuyển dụng lại. Đến mức mà tăng trưởng của ngành công nghiệp an ninh tư nhân đạt mức 5,2%/năm (ước tính đến năm 2016, doanh thu có thể đạt ở mức 64 tỷ đô-la). Như vậy là Hoa Kỳ đang dần dần tư hữu hóa ngành cảnh sát.
Theo bài viết, có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc này : khủng hoảng 2008, cắt giảm ngân sách và tín nhiệm thấp của dân do các vụ bê bối tham nhũng. Do đó, ngày càng có nhiều khu dân cư dựa vào các công ty bảo vệ tư nhân. Đơn cử như tại Downtown Oakland và Lake Merritt-Uptown. Người dân thuê các “đại sứ” này để giám sát an ninh khu phố như khuyên nhủ những kẻ say rượu, di dời người vô gia cư trước các cửa hiệu, dẫn các quý bà đến trạm xe điện ngầm, chỉ dẫn đường cho người bị lạc và ngầm theo dõi những kẻ được cho “khả nghi” hay “kỳ quặc”.
Bài viết nhấn mạnh rõ những viên nhân viên an ninh tư nhân này không có những quyền hạn như cảnh sát thật thụ nhưng có liên hệ trực tiếp với sở cảnh sát. Một sự hợp tác hai chiều. Nhưng kết quả đạt được cũng khá cao. Có những trường hợp cảnh sát không tìm được thủ phạm, nhưng với các viên “đại sứ” này, do nắm rõ địa bàn, nên việc lần mò thủ phạm không mấy khó khăn.
Theo các tác giả bài viết, thì mô hình kết hợp công- tư này đang được nhân rộng ra nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Đối với Nhà nước, rõ ràng mô hình này giảm nhẹ được nhiều gánh nặng ngân sách. Một nhà điều hành tập đoàn bảo vệ tư nhân cho các tác giả biết “để trả lương cho một viên cảnh sát công chức, nhà nước phải tốn từ 70 cho đến 100 ngàn đô-la, với số tiền đó, tôi có thể thuê đến 3 nhân viên bảo vệ”.
Bài viết cho hay là, đúng là an ninh được đảm bảo tốt hơn trước đó, nhưng mỗi năm dân cư tại hai khu phố trên phải trả ước tính đến 1,5 triệu đô-la cho gần 30 nhân viên tư nhân. Bài viết kết luận, may là các hộ dân ở đây có đủ phương tiện. Còn những nơi nào không có đủ kinh phí thì ráng mà chịu vậy.
Đảo Hải Nam: thiên đường du lịch
Tuần này, đề tài về xã hội được quan tâm khá nhiều. Tạp chí M của Le Monde lần này lại dẫn độc giả đến với vùng Hải Nam của Trung Quốc. Cách đây không lâu, nhắc đến đảo Hải Nam là người dân Trung Quốc nghĩ đến “địa ngục” dành cho những kẻ bị chế độ cộng sản đày biệt xứ. Thế mà những năm gần đây, khu vực này rùng mình “lột xác” thành một thiên đường du lịch sang trọng đầu tiên hết dành cho giới nhà giàu, rồi sau đó từ từ thu hút đến giới trung lưu đến nghỉ mát. Đây cũng là đề tài được tạp chí M chú ý đến qua bài viết “Khi Trung Quốc cũng đi nghỉ”.
No comments:
Post a Comment