Trần Tiểu Lỗ đã bày tỏ sự hối hận đối với các thầy cô giáo, nhân viên và học sinh tại trường cũ của mình là trường Trung học Bắc Kinh số 8, vì đã cầm đầu việc tố cáo và đưa nhiều người đi cải tạo lao động. Ông viết: “Ngày nay tôi muốn nhờ đến internet để bày tỏ với họ lời tạ lỗi chân thành của tôi”.
Ông Trần Tiểu Lỗ, 67 tuổi, là con của Nguyên soái Trần Nghị, một trong mười nguyên soái nổi tiếng của Trung Quốc. Trần Nghị vốn là đồng chí của Lâm Bưu từ thời còn hoạt động du kích, đã từng lãnh đạo Tân Tứ Quân chống lại quân Nhật trong chiến tranh Trung-Nhật, và tiếp đến trong cuộc nội chiến Trung Quốc, mà sau đó phe cộng sản đã thắng vào năm 1949.
Trở thành Thị trưởng Thượng Hải rồi Ngoại trưởng, Trần Nghị bị thanh trừng trong thời kỳ Cách mạng văn hóa và qua đời năm 1972. Đích thân Mao Trạch Đông chủ trì tổ chức tang lễ, và đó cũng là lần cuối cùng Mao xuất hiện trước công chúng.
Lời tạ lỗi của Trần Tiểu Lỗ, cũng phục vụ trong quân đội, là sự kiện mới nhất trong một loạt những lời tạ tội của những người Trung Quốc đã từng sống qua thời kỳ 1966 -1976 đầy biến động.
Ông Trần Tiểu Lỗ nói rằng cho dù có một số người tại Trung Quốc biện minh cho Cách mạng văn hóa, nhưng “việc vi phạm quyền con người một cách phi nhân không thể tái xuất hiện tại Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào”.
Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng để tái lập quyền lực của mình, sau khi đã xảy ra nạn đói khủng khiếp do chính sách Đại nhảy vọt gây ra. Các tiểu tướng Hồng vệ binh đã bức hại các viên chức, trí thức, láng giềng và người thân, đẩy họ vào những cuộc “đấu tranh kiểm thảo”. Nhiều người bị lăng nhục nơi công cộng, thường là bị bắt đội mũ tai lừa hay các hình thức sỉ nhục khác, một số sau đó không chịu được đã tự tử.
Tuy không có một con số chính thức nào được đưa ra, nhưng một nghiên cứu của phương Tây cho rằng chỉ riêng trong năm 1967 đã có đến nửa triệu người chết vì bị bách hại.
Ông Trần Tiểu Lỗ, 67 tuổi, là con của Nguyên soái Trần Nghị, một trong mười nguyên soái nổi tiếng của Trung Quốc. Trần Nghị vốn là đồng chí của Lâm Bưu từ thời còn hoạt động du kích, đã từng lãnh đạo Tân Tứ Quân chống lại quân Nhật trong chiến tranh Trung-Nhật, và tiếp đến trong cuộc nội chiến Trung Quốc, mà sau đó phe cộng sản đã thắng vào năm 1949.
Trở thành Thị trưởng Thượng Hải rồi Ngoại trưởng, Trần Nghị bị thanh trừng trong thời kỳ Cách mạng văn hóa và qua đời năm 1972. Đích thân Mao Trạch Đông chủ trì tổ chức tang lễ, và đó cũng là lần cuối cùng Mao xuất hiện trước công chúng.
Lời tạ lỗi của Trần Tiểu Lỗ, cũng phục vụ trong quân đội, là sự kiện mới nhất trong một loạt những lời tạ tội của những người Trung Quốc đã từng sống qua thời kỳ 1966 -1976 đầy biến động.
Ông Trần Tiểu Lỗ nói rằng cho dù có một số người tại Trung Quốc biện minh cho Cách mạng văn hóa, nhưng “việc vi phạm quyền con người một cách phi nhân không thể tái xuất hiện tại Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào”.
Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng để tái lập quyền lực của mình, sau khi đã xảy ra nạn đói khủng khiếp do chính sách Đại nhảy vọt gây ra. Các tiểu tướng Hồng vệ binh đã bức hại các viên chức, trí thức, láng giềng và người thân, đẩy họ vào những cuộc “đấu tranh kiểm thảo”. Nhiều người bị lăng nhục nơi công cộng, thường là bị bắt đội mũ tai lừa hay các hình thức sỉ nhục khác, một số sau đó không chịu được đã tự tử.
Tuy không có một con số chính thức nào được đưa ra, nhưng một nghiên cứu của phương Tây cho rằng chỉ riêng trong năm 1967 đã có đến nửa triệu người chết vì bị bách hại.
No comments:
Post a Comment