Từ một vài năm trở lại đây, với một sự hung bạo được thể hiện rõ ràng, Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền đối với phần lớn các đảo và bãi đá tại vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tranh chấp chủ quyền này có ý nghĩa nhiều đối với “tương lai chiến lược” của khu vực hơn là các tài nguyên nằm dưới đáy biển. Các thất bại về chính trị của Washington tại Syria, rồi việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée đã gây nên các lo ngại về “khả năng lãnh đạo” của Barack Obama.
Barack Obama đã lần lượt tới Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi Malaysia và Philippines. Tất cả các nước này đều lo sợ sức mạnh đang lên của Trung Quốc và muốn được Hoa Kỳ bảo vệ. Tổng thống Mỹ đã cố gắng xua tan các lo ngại này và bảo đảm quân đội Mỹ hiện diện vững chắc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ không đưa ra tuyên bố nào về bản chất của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, liên quan đến một quần đảo do Nhật Bản kiểm soát – mà Trung Quốc gọi là “Điếu Ngư”, Nhật Bản gọi là “Senkaku”. Nhưng ông nhắc lại rằng, các hòn đảo này được bảo vệ bởi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Tổng thống Hoa Kỳ hy vọng, tại Tokyo, có thể chứng kiến việc Nhật Bản tham gia vào thỏa thuận trao đổi tự do mà Hoa Kỳ muốn ký kết với các quốc gia đồng minh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (tức Hiệp định TPP). Nhưng ông đã thất bại : Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã không nhận được sự đồng thuận của giới làm nông nghiệp.
Tại Hàn Quốc, Barack Obama đã phải đảm đương một sứ mạng không thể thực hiện, khi cố gắng hòa giải Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye với Thủ tướng Nhật. Giới chức lãnh đạo Nhật Bản xung quanh Thủ tướng Shinzo Abe muốn “xét lại lịch sử”, nhằm giúp Nhật tránh né nhiều tội ác thời chiến tranh.
Cũng một “tiết mục uốn dẻo đẳng cấp cao” tương tự tại Malaysia và Philippines mà Obama phải làm, để vừa trấn an các đồng minh về sự hiện diện mang tính chiến lược của Mỹ tại khu vực, nhưng lại không được thể hiện một thái độ đối đầu với Trung Quốc, đối tác kinh tế lớn nhất của các quốc gia này.
Ấn Độ : Cơn sốt tranh cử lan đến thành phố thiêng Banares
Vẫn về Châu Á, Le Monde đặc biệt quan tâm đến cuộc tranh cử tại Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất hành tinh, qua phóng sự “Cơn sốt tranh cử lan đến thành phố thiêng Banares”. Banares (còn gọi là Varanasi) là thủ phủ của bang miền bắc Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ. Banares là thành phố thiêng đối với người theo Ấn Độ giáo, nơi mỗi năm hàng triệu khách hành hương đổ về tắm nước sông Hằng. Banares là thành phố quen thuộc với các Phật tử, với tên gọi “thành Ba La Nại”, nơi Đức Phật có những lời giảng đầu tiên, sau khi đắc đạo.
Chiến dịch tranh cử lên đến đỉnh điểm, khi ứng cử viên đảng chống tham nhũng (Aam Aadmi Party), ông Arvind Kejriwal, người vừa từ chức Thủ hiến vùng Delhi, chính thức đăng ký tranh cử, đối mặt với ứng cử viên, thủ lĩnh đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), đảng cánh hữu đang có tỷ lệ được lòng dân cao nhất. Thủ lĩnh đảng BJP Modi cũng là người sẽ ứng cử vào chức Thủ tướng Ấn Độ. Đảng Quốc đại của triều đại Nehru-Gandhi, cầm quyền trên toàn quốc từ năm 2004, gần như vắng mặt trong cuộc tranh cử này.
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu, với biểu tượng là thủ lãnh đảng BJP Modi, dâng lên khiến công luận lo ngại các bạo động chống Hồi giáo. Các bạo động hồi 2002 tại bang Gujarat, khi ông Modi còn làm Thủ hiến bang, khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng.
Để ngăn ngừa các tuyên truyền cực đoan, có thể dẫn đến bạo động giữa các cộng đồng tôn giáo, sắc tộc, Ủy ban bầu cử Ấn Độ quan sát kỹ lưỡng phát biểu của các ứng cử viên. Thông tín viên của Le Monde ghi nhận điều này qua bài “Ủy ban bầu cử Ấn Độ soi xét mọi lời lẽ thái quá và những kêu gọi thù hận”.
Một số ứng cử viên đã bị truất quyền. Ví dụ như một lãnh đạo đảng Nhân dân cánh hữu BJP bị mất quyền tranh cử trong một thời gian, vì dùng từ “phục thù” khi nói chuyện với các cử tri theo Ấn giáo, cho dù tác giả biện bạch rằng từ này chỉ được dùng để nói đến sự phục thù qua “bầu cử”. Một ứng cử viên theo đạo Hồi, tranh cử dưới màu cờ của đảng Xã hội (Samajwadi Party) – đảng cầm quyền tại bang Uttar Pradesh, cũng bị truất quyền tranh cử, vì ca ngợi “người Ấn Độ theo đạo Hồi” (là tác giả một thành công quân sự trong quá khứ chứ không phải là người theo Ấn giáo)...
Khủng hoảng Ukraina : Phương Tây phân rẽ trong việc trừng phạt Nga
Về cuộc khủng hoảng Ukraina, trong bối cảnh tình hình tại chỗ không có triệu chứng xuống thang, Hoa Kỳ quyết định gia tăng trừng phạt Nga, Le Monde có bài “Ukraina : các trừng phạt chống lại Nga chia rẽ Phương Tây”, cũng về chủ đề này, Le Figaro chạy tựa “Liên Âu kéo dài danh sách đen, Obama đánh vào phe cánh của Putin”, với nhận định “Washington khẳng định việc chuyển hướng sang trừng phạt kinh tế chống Nga, điều mà Châu Âu tiếp tục từ chối”.
Le Figaro nhận xét, Liên Âu chọn việc lắp lại các trừng phạt, với việc bổ sung thêm khoảng 15 lãnh đạo Nga-Ukraina và danh sách 33 người đã nằm trong danh sách đen, trong khi đó Hoa Kỳ tiếp tục mạnh tay hơn với Matxcơva. Washington nhằm loạt trừng phạt mới vào 7 nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Putin, cùng 17 doanh nghiệp có liên hệ với điện Kremlin, đồng thời giới hạn việc xuất khẩu một số thiết bị đặc biệt.
Tờ báo nhận xét : “Giống như mỗi giai đoạn kể từ đầu khủng hoảng, Châu Âu thể hiện sự khó xử khi đưa ra một thời hạn cho việc áp dụng biện pháp trừng phạt”, các trừng phạt kinh tế, tài chính, thương mại được đưa ra kể từ 20/03, sau khi Nga sáp nhập Crimée, với hy vọng Tổng thống Putin phải chấp nhận xuống thang. Tuy nhiên, các trừng phạt nặng ký của Châu Âu hiện vẫn chỉ ở trong tình trạng phác thảo. Các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga, như Đức, Ý, và các nước Trung Âu (Áo, Cộng hòa Séc, Slovakia) chống lại các trừng phạt.
Theo Le Monde, cho đến nay, Mỹ và Liên Âu vẫn giữ được một mặt trận chung về mặt hình thức, trong thế đối đầu với Nga, nhưng một điều căn bản khiến Liên Âu khó đi xa trong các trừng phạt nhắm vào Matxcơva là Châu Âu phụ thuộc nặng nề vào Nga về năng lượng (6 nước Liên Âu phụ thuộc 100%, và hơn 10 nước khác phụ thuộc 50%. Tại Châu Âu, dường như có một quan điểm được nhiều đồng thuận, Nga sẽ chỉ bị trừng phạt khi nào Matxcơva vượt qua “lằn ranh đỏ” : xâm chiếm miền Đông Ukraina.
Tin về sở hữu 40 tỷ đô la của Tổng thống Nga Putin
Cũng liên quan đến khu vực này, báo Le Figaro có bài “Những điều huyền bí về khoản tài sản khổng lồ của ông chủ điện Kremlin”. Về mặt chính thức, ông Putin chỉ nhận được một khoản lương 120.000 đô la/năm và sở hữu một căn hộ cùng ba chiếc xe hơi. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, lan truyền tin đồn, theo đó, có khả năng Tổng thống Nga là người giầu nhất Châu Âu, với tài sản tổng trị giá hơn 40 tỷ đô la. Trên thực tế, cho đến nay, không ai có thể mang lại bằng chứng cho thông tin này. Từ khi đảm nhiệm chức vụ tổng thống, ông Putin “không phê chuẩn bất cứ tài liệu nào nguy hại cho uy tín”.
Để tìm thấy các chữ ký liên quan đến những hoạt động kinh tế, cần phải quay về những năm 1990, khi với tư cách là cố vấn cho thị trưởng St-Petersbourg, Vladimir Putin đảm nhận chức trách tiếp liệu cho thành phố, đang lâm vào nạn thiếu đói. Dầu lửa, gỗ, kim loại quý được xuất khẩu để đổi lấy thịt và lúa mì. Trong khoảng vài tháng, Putin đã ký hàng chục giấy phép xuất khẩu, nhưng không có hàng hóa nhận về... Theo một báo cáo điều tra, khoảng 900 triệu đô la đã bốc hơi trong hoạt động xuất hàng đổi lương thực, thực phẩm này. Tuy nhiên, vụ việc sau đó đã bị chôn vùi. Nhà báo Pháp Nicolas Tonev là một trong số vài người có được các ảnh chụp bản báo cáo này.
Thổ dân, cao bồi, chủ trại biểu tình tại Washington chống đường ống dầu
Nhìn sang nước Mỹ, Le Figaro chú ý đến cuộc nổi dậy của những người Da đỏ và dân cao bồi chống lại dự án đường ống dầu, nối liền Canada với các nhà máy lọc dầu ở tiểu bang Texas, qua bài “Cowboy và các thổ dân liên minh chống lại lobby dầu mỏ”.
Ngày 22/04, thổ dân Da đỏ, cao bồi (tức dân chăn bò) và chủ trại đã biểu tình trên lưng ngựa ngay tại Washington, cách không xa tòa nhà Quốc hội Mỹ. Những người phản đối dự án dầu có cuộc gặp với giới chức tại Nhà Trắng, nhưng chưa đạt kết quả. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra một báo cáo có lợi cho tập đoàn dầu mỏ Keystone, nhưng Tổng thống Obama đã hoãn lại quyết định cuối cùng vào sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2014. Tổng thống Mỹ cũng phải tính tới kết luận của Tòa án tối cao tiểu bang Nebraska vào năm 2015, về khả năng gây ô nhiễm của đường ống dầu qua tiểu bang nông thôn miền trung nước Mỹ.
Liên minh giữa dân chăn bò, thổ dân da đỏ và các chủ trại là một chuyện hiếm khi xẩy ra. Art Tanderup, một chủ trại ở miền bắc tiểu bang Nebraska, nhận xét : chính mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa hiện nay khiến các lực lượng này liên minh lại với nhau.
Barack Obama đã lần lượt tới Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi Malaysia và Philippines. Tất cả các nước này đều lo sợ sức mạnh đang lên của Trung Quốc và muốn được Hoa Kỳ bảo vệ. Tổng thống Mỹ đã cố gắng xua tan các lo ngại này và bảo đảm quân đội Mỹ hiện diện vững chắc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ không đưa ra tuyên bố nào về bản chất của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, liên quan đến một quần đảo do Nhật Bản kiểm soát – mà Trung Quốc gọi là “Điếu Ngư”, Nhật Bản gọi là “Senkaku”. Nhưng ông nhắc lại rằng, các hòn đảo này được bảo vệ bởi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Tổng thống Hoa Kỳ hy vọng, tại Tokyo, có thể chứng kiến việc Nhật Bản tham gia vào thỏa thuận trao đổi tự do mà Hoa Kỳ muốn ký kết với các quốc gia đồng minh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (tức Hiệp định TPP). Nhưng ông đã thất bại : Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã không nhận được sự đồng thuận của giới làm nông nghiệp.
Tại Hàn Quốc, Barack Obama đã phải đảm đương một sứ mạng không thể thực hiện, khi cố gắng hòa giải Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye với Thủ tướng Nhật. Giới chức lãnh đạo Nhật Bản xung quanh Thủ tướng Shinzo Abe muốn “xét lại lịch sử”, nhằm giúp Nhật tránh né nhiều tội ác thời chiến tranh.
Cũng một “tiết mục uốn dẻo đẳng cấp cao” tương tự tại Malaysia và Philippines mà Obama phải làm, để vừa trấn an các đồng minh về sự hiện diện mang tính chiến lược của Mỹ tại khu vực, nhưng lại không được thể hiện một thái độ đối đầu với Trung Quốc, đối tác kinh tế lớn nhất của các quốc gia này.
Ấn Độ : Cơn sốt tranh cử lan đến thành phố thiêng Banares
Vẫn về Châu Á, Le Monde đặc biệt quan tâm đến cuộc tranh cử tại Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất hành tinh, qua phóng sự “Cơn sốt tranh cử lan đến thành phố thiêng Banares”. Banares (còn gọi là Varanasi) là thủ phủ của bang miền bắc Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ. Banares là thành phố thiêng đối với người theo Ấn Độ giáo, nơi mỗi năm hàng triệu khách hành hương đổ về tắm nước sông Hằng. Banares là thành phố quen thuộc với các Phật tử, với tên gọi “thành Ba La Nại”, nơi Đức Phật có những lời giảng đầu tiên, sau khi đắc đạo.
Chiến dịch tranh cử lên đến đỉnh điểm, khi ứng cử viên đảng chống tham nhũng (Aam Aadmi Party), ông Arvind Kejriwal, người vừa từ chức Thủ hiến vùng Delhi, chính thức đăng ký tranh cử, đối mặt với ứng cử viên, thủ lĩnh đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), đảng cánh hữu đang có tỷ lệ được lòng dân cao nhất. Thủ lĩnh đảng BJP Modi cũng là người sẽ ứng cử vào chức Thủ tướng Ấn Độ. Đảng Quốc đại của triều đại Nehru-Gandhi, cầm quyền trên toàn quốc từ năm 2004, gần như vắng mặt trong cuộc tranh cử này.
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu, với biểu tượng là thủ lãnh đảng BJP Modi, dâng lên khiến công luận lo ngại các bạo động chống Hồi giáo. Các bạo động hồi 2002 tại bang Gujarat, khi ông Modi còn làm Thủ hiến bang, khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng.
Để ngăn ngừa các tuyên truyền cực đoan, có thể dẫn đến bạo động giữa các cộng đồng tôn giáo, sắc tộc, Ủy ban bầu cử Ấn Độ quan sát kỹ lưỡng phát biểu của các ứng cử viên. Thông tín viên của Le Monde ghi nhận điều này qua bài “Ủy ban bầu cử Ấn Độ soi xét mọi lời lẽ thái quá và những kêu gọi thù hận”.
Một số ứng cử viên đã bị truất quyền. Ví dụ như một lãnh đạo đảng Nhân dân cánh hữu BJP bị mất quyền tranh cử trong một thời gian, vì dùng từ “phục thù” khi nói chuyện với các cử tri theo Ấn giáo, cho dù tác giả biện bạch rằng từ này chỉ được dùng để nói đến sự phục thù qua “bầu cử”. Một ứng cử viên theo đạo Hồi, tranh cử dưới màu cờ của đảng Xã hội (Samajwadi Party) – đảng cầm quyền tại bang Uttar Pradesh, cũng bị truất quyền tranh cử, vì ca ngợi “người Ấn Độ theo đạo Hồi” (là tác giả một thành công quân sự trong quá khứ chứ không phải là người theo Ấn giáo)...
Khủng hoảng Ukraina : Phương Tây phân rẽ trong việc trừng phạt Nga
Về cuộc khủng hoảng Ukraina, trong bối cảnh tình hình tại chỗ không có triệu chứng xuống thang, Hoa Kỳ quyết định gia tăng trừng phạt Nga, Le Monde có bài “Ukraina : các trừng phạt chống lại Nga chia rẽ Phương Tây”, cũng về chủ đề này, Le Figaro chạy tựa “Liên Âu kéo dài danh sách đen, Obama đánh vào phe cánh của Putin”, với nhận định “Washington khẳng định việc chuyển hướng sang trừng phạt kinh tế chống Nga, điều mà Châu Âu tiếp tục từ chối”.
Le Figaro nhận xét, Liên Âu chọn việc lắp lại các trừng phạt, với việc bổ sung thêm khoảng 15 lãnh đạo Nga-Ukraina và danh sách 33 người đã nằm trong danh sách đen, trong khi đó Hoa Kỳ tiếp tục mạnh tay hơn với Matxcơva. Washington nhằm loạt trừng phạt mới vào 7 nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Putin, cùng 17 doanh nghiệp có liên hệ với điện Kremlin, đồng thời giới hạn việc xuất khẩu một số thiết bị đặc biệt.
Tờ báo nhận xét : “Giống như mỗi giai đoạn kể từ đầu khủng hoảng, Châu Âu thể hiện sự khó xử khi đưa ra một thời hạn cho việc áp dụng biện pháp trừng phạt”, các trừng phạt kinh tế, tài chính, thương mại được đưa ra kể từ 20/03, sau khi Nga sáp nhập Crimée, với hy vọng Tổng thống Putin phải chấp nhận xuống thang. Tuy nhiên, các trừng phạt nặng ký của Châu Âu hiện vẫn chỉ ở trong tình trạng phác thảo. Các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga, như Đức, Ý, và các nước Trung Âu (Áo, Cộng hòa Séc, Slovakia) chống lại các trừng phạt.
Theo Le Monde, cho đến nay, Mỹ và Liên Âu vẫn giữ được một mặt trận chung về mặt hình thức, trong thế đối đầu với Nga, nhưng một điều căn bản khiến Liên Âu khó đi xa trong các trừng phạt nhắm vào Matxcơva là Châu Âu phụ thuộc nặng nề vào Nga về năng lượng (6 nước Liên Âu phụ thuộc 100%, và hơn 10 nước khác phụ thuộc 50%. Tại Châu Âu, dường như có một quan điểm được nhiều đồng thuận, Nga sẽ chỉ bị trừng phạt khi nào Matxcơva vượt qua “lằn ranh đỏ” : xâm chiếm miền Đông Ukraina.
Tin về sở hữu 40 tỷ đô la của Tổng thống Nga Putin
Cũng liên quan đến khu vực này, báo Le Figaro có bài “Những điều huyền bí về khoản tài sản khổng lồ của ông chủ điện Kremlin”. Về mặt chính thức, ông Putin chỉ nhận được một khoản lương 120.000 đô la/năm và sở hữu một căn hộ cùng ba chiếc xe hơi. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, lan truyền tin đồn, theo đó, có khả năng Tổng thống Nga là người giầu nhất Châu Âu, với tài sản tổng trị giá hơn 40 tỷ đô la. Trên thực tế, cho đến nay, không ai có thể mang lại bằng chứng cho thông tin này. Từ khi đảm nhiệm chức vụ tổng thống, ông Putin “không phê chuẩn bất cứ tài liệu nào nguy hại cho uy tín”.
Để tìm thấy các chữ ký liên quan đến những hoạt động kinh tế, cần phải quay về những năm 1990, khi với tư cách là cố vấn cho thị trưởng St-Petersbourg, Vladimir Putin đảm nhận chức trách tiếp liệu cho thành phố, đang lâm vào nạn thiếu đói. Dầu lửa, gỗ, kim loại quý được xuất khẩu để đổi lấy thịt và lúa mì. Trong khoảng vài tháng, Putin đã ký hàng chục giấy phép xuất khẩu, nhưng không có hàng hóa nhận về... Theo một báo cáo điều tra, khoảng 900 triệu đô la đã bốc hơi trong hoạt động xuất hàng đổi lương thực, thực phẩm này. Tuy nhiên, vụ việc sau đó đã bị chôn vùi. Nhà báo Pháp Nicolas Tonev là một trong số vài người có được các ảnh chụp bản báo cáo này.
Thổ dân, cao bồi, chủ trại biểu tình tại Washington chống đường ống dầu
Nhìn sang nước Mỹ, Le Figaro chú ý đến cuộc nổi dậy của những người Da đỏ và dân cao bồi chống lại dự án đường ống dầu, nối liền Canada với các nhà máy lọc dầu ở tiểu bang Texas, qua bài “Cowboy và các thổ dân liên minh chống lại lobby dầu mỏ”.
Ngày 22/04, thổ dân Da đỏ, cao bồi (tức dân chăn bò) và chủ trại đã biểu tình trên lưng ngựa ngay tại Washington, cách không xa tòa nhà Quốc hội Mỹ. Những người phản đối dự án dầu có cuộc gặp với giới chức tại Nhà Trắng, nhưng chưa đạt kết quả. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra một báo cáo có lợi cho tập đoàn dầu mỏ Keystone, nhưng Tổng thống Obama đã hoãn lại quyết định cuối cùng vào sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2014. Tổng thống Mỹ cũng phải tính tới kết luận của Tòa án tối cao tiểu bang Nebraska vào năm 2015, về khả năng gây ô nhiễm của đường ống dầu qua tiểu bang nông thôn miền trung nước Mỹ.
Liên minh giữa dân chăn bò, thổ dân da đỏ và các chủ trại là một chuyện hiếm khi xẩy ra. Art Tanderup, một chủ trại ở miền bắc tiểu bang Nebraska, nhận xét : chính mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa hiện nay khiến các lực lượng này liên minh lại với nhau.
No comments:
Post a Comment