VN cầu siêu cho chiến sỹ tử trận ở Hoàng Sa, tỏ ý hòa giải
Hồi đầu năm nay, một cuộc xuống đường ở Hà Nội để đánh dấu 40 năm ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa đã ‘bị cản trở’.
Một quan chức trong nước cho biết Việt Nam tổ chức cầu siêu cho các chiến sỹ, trong đó có cả những người thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng ngã xuống bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Trả lời báo chí về chuyến đi tới quần đảo Trường Sa kéo dài từ 16 tới 28/4 với sự tham gia của một số người Việt sinh sống ở hải ngoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn được dẫn lời nói rằng Việt Nam ‘ghi nhận sự hy sinh của những người lính Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974’.
Nhận xét về việc làm này, ông Lữ Công Bảy, cựu thượng sỹ Việt Nam Cộng hòa từng tham gia trận hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974, nói rằng đó là ‘một nghĩa cử hay’.
Ông Bảy nói: “Anh em của Việt Nam Cộng hòa chiến đấu để bảo vệ đất nước Việt Nam, chứ không phải chiến đấu để bảo vệ bất cứ một chế độ nào. Thành ra bây giờ mà được công nhận như vậy thì anh em mà tham gia trận hải chiến Hoàng Sa rất là vui và những linh hồn của những người tử trận chắc cũng vui. Lịch sử bao giờ cũng công bằng đối với tất cả mọi người mà. Rồi một ngày nào đó tất cả những người mà nằm xuống cũng phải được phục hồi danh dự cho tất cả những người anh em đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa”.
Nhà ngoại giao từng có những phát biểu gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho biết ông đã mời về ‘một số nhà báo, một số người chống đối [Việt Nam] rất cực đoan’ nhằm chứng minh ‘chúng ta đang làm tốt nhiệm vụ thay họ giữ gìn chủ quyền của Tổ quốc’.
Ông Sơn cho rằng một số người Việt ở hải ngoại ‘đã nghe thông tin một chiều, hiểu không đúng về tình hình đất nước, đặc biệt là chủ quyền biển đảo’.
Khi được hỏi việc cầu siêu cho các chiến sỹ Việt Nam cộng hòa từng ngã xuống ở Hoàng Sa có phải là một trong các bước đi tiến tới hòa giải dân tộc, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, cho rằng đó chỉ là một ‘hành động tuyên truyền’.
Ông Quân nói: “Tôi thấy đó chỉ là những hành động lẻ tẻ, có tính cách tuyên truyền, chứ không có tính cách hoàn toàn là chính sách. Nhà cầm quyền Cộng sản phải đưa ra một chính sách với thực tâm. Hòa giải với người trong nước đã rồi xin hãy nói chuyện với chúng tôi. Họ phải hòa giải với những người như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sỹ Nguyễn Đan Quế, hay là ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn trước đã”.
Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản hoạt động ở bang Virginia cho rằng Việt Nam ‘phải thành tâm’ trong vấn đề hòa hợp – hòa giải.
“Tôi vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì có tính cách đồng nhất từ trên xuống dưới, hay chủ trương của Đảng Cộng sản muốn hòa hợp, hòa giải. Những lời mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói 10 câu tôi không thấy đúng một câu nữa thì làm sao mà chúng tôi tin được”, bác sĩ Quân nói.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn để nghe phản hồi của ông về nhận xét của bác sĩ Quân.
Tuy nhiên, trả lời báo chí Việt Nam, ông Sơn nói rằng ‘hố sâu hận thù sẽ ngăn cách mãi nếu không có những giải pháp đột phá, nếu không có những con người tiên phong dám ngồi lại với nhau, không có những cầu nối chân thành’.
Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm tròn 40 năm ngày gọi là thống nhất đất nước trong khi một số người Việt ở Mỹ gọi là ‘ngày quốc hận’.
Trong khi đó ông Bảy cho rằng ‘chỉ có hòa hợp, hòa giải thì Việt Nam mình mới mạnh được’.
Ông Bảy nói: “Bây giờ mình chỉ có kẻ thù duy nhất là Trung Quốc thôi chứ còn người Việt Nam với nhau, anh em cùng một nước mà mấy chục năm nay cứ nghi ngờ, nghi kỵ rồi thậm chí chống phá lẫn nhau. Tôi thấy không hay chút nào. Tôi chỉ mong hòa hợp hòa giải, và đó là mong muốn duy nhất của tất cả người Việt Nam”.
Ngoài các chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa và Hoàng Sa, Thứ trưởng Sơn cho biết cũng cầu siêu để ‘tưởng nhớ và thương tiếc’ các thuyền nhân mà ông gọi là ‘các nạn nhân chiến tranh đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980’.
Hồi đầu năm nay, một cuộc xuống đường ở Hà Nội để đánh dấu 40 năm ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa đã ‘bị cản trở’, trong khi truyền thông trong nước đã mạnh dạn hơn khi đề cập tới trận chiến đẫm máu mà hơn 70 chiến sỹ thuộc hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh.
Chính phủ Việt Nam chưa công nhận 74 người ngã xuống trong trận chiến kéo dài từ ngày 17/1 tới 19/1/1974 là liệt sĩ.
Trả lời báo chí về chuyến đi tới quần đảo Trường Sa kéo dài từ 16 tới 28/4 với sự tham gia của một số người Việt sinh sống ở hải ngoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn được dẫn lời nói rằng Việt Nam ‘ghi nhận sự hy sinh của những người lính Việt Nam cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974’.
Nhận xét về việc làm này, ông Lữ Công Bảy, cựu thượng sỹ Việt Nam Cộng hòa từng tham gia trận hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974, nói rằng đó là ‘một nghĩa cử hay’.
Anh em của Việt Nam Cộng hòa chiến đấu để bảo vệ đất nước Việt Nam, chứ không phải chiến đấu để bảo vệ bất cứ một chế độ nào. Thành ra bây giờ mà được công nhận như vậy thì anh em mà tham gia trận hải chiến Hoàng Sa rất là vui và những linh hồn của những người tử trận chắc cũng vui. Lịch sử bao giờ cũng công bằng đối với tất cả mọi người mà. Rồi một ngày nào đó tất cả những người mà nằm xuống cũng phải được phục hồi danh dự cho tất cả những người anh em đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa.
Ông Bảy nói: “Anh em của Việt Nam Cộng hòa chiến đấu để bảo vệ đất nước Việt Nam, chứ không phải chiến đấu để bảo vệ bất cứ một chế độ nào. Thành ra bây giờ mà được công nhận như vậy thì anh em mà tham gia trận hải chiến Hoàng Sa rất là vui và những linh hồn của những người tử trận chắc cũng vui. Lịch sử bao giờ cũng công bằng đối với tất cả mọi người mà. Rồi một ngày nào đó tất cả những người mà nằm xuống cũng phải được phục hồi danh dự cho tất cả những người anh em đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa”.
Nhà ngoại giao từng có những phát biểu gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho biết ông đã mời về ‘một số nhà báo, một số người chống đối [Việt Nam] rất cực đoan’ nhằm chứng minh ‘chúng ta đang làm tốt nhiệm vụ thay họ giữ gìn chủ quyền của Tổ quốc’.
Ông Sơn cho rằng một số người Việt ở hải ngoại ‘đã nghe thông tin một chiều, hiểu không đúng về tình hình đất nước, đặc biệt là chủ quyền biển đảo’.
Khi được hỏi việc cầu siêu cho các chiến sỹ Việt Nam cộng hòa từng ngã xuống ở Hoàng Sa có phải là một trong các bước đi tiến tới hòa giải dân tộc, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, cho rằng đó chỉ là một ‘hành động tuyên truyền’.
Ông Quân nói: “Tôi thấy đó chỉ là những hành động lẻ tẻ, có tính cách tuyên truyền, chứ không có tính cách hoàn toàn là chính sách. Nhà cầm quyền Cộng sản phải đưa ra một chính sách với thực tâm. Hòa giải với người trong nước đã rồi xin hãy nói chuyện với chúng tôi. Họ phải hòa giải với những người như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sỹ Nguyễn Đan Quế, hay là ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn trước đã”.
Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản hoạt động ở bang Virginia cho rằng Việt Nam ‘phải thành tâm’ trong vấn đề hòa hợp – hòa giải.
Tôi thấy đó chỉ là những hành động lẻ tẻ, có tính cách tuyên truyền, chứ không có tính cách hoàn toàn là chính sách. Nhà cầm quyền Cộng sản phải đưa ra một chính sách với thực tâm. Hòa giải với người trong nước đã rồi xin hãy nói chuyện với chúng tôi. Họ phải hòa giải với những người như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sỹ Nguyễn Đan Quế, hay là ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn trước đã.
“Tôi vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì có tính cách đồng nhất từ trên xuống dưới, hay chủ trương của Đảng Cộng sản muốn hòa hợp, hòa giải. Những lời mà ông Nguyễn Thanh Sơn nói 10 câu tôi không thấy đúng một câu nữa thì làm sao mà chúng tôi tin được”, bác sĩ Quân nói.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn để nghe phản hồi của ông về nhận xét của bác sĩ Quân.
Tuy nhiên, trả lời báo chí Việt Nam, ông Sơn nói rằng ‘hố sâu hận thù sẽ ngăn cách mãi nếu không có những giải pháp đột phá, nếu không có những con người tiên phong dám ngồi lại với nhau, không có những cầu nối chân thành’.
Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm tròn 40 năm ngày gọi là thống nhất đất nước trong khi một số người Việt ở Mỹ gọi là ‘ngày quốc hận’.
Trong khi đó ông Bảy cho rằng ‘chỉ có hòa hợp, hòa giải thì Việt Nam mình mới mạnh được’.
Ông Bảy nói: “Bây giờ mình chỉ có kẻ thù duy nhất là Trung Quốc thôi chứ còn người Việt Nam với nhau, anh em cùng một nước mà mấy chục năm nay cứ nghi ngờ, nghi kỵ rồi thậm chí chống phá lẫn nhau. Tôi thấy không hay chút nào. Tôi chỉ mong hòa hợp hòa giải, và đó là mong muốn duy nhất của tất cả người Việt Nam”.
Ngoài các chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa và Hoàng Sa, Thứ trưởng Sơn cho biết cũng cầu siêu để ‘tưởng nhớ và thương tiếc’ các thuyền nhân mà ông gọi là ‘các nạn nhân chiến tranh đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980’.
Hồi đầu năm nay, một cuộc xuống đường ở Hà Nội để đánh dấu 40 năm ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa đã ‘bị cản trở’, trong khi truyền thông trong nước đã mạnh dạn hơn khi đề cập tới trận chiến đẫm máu mà hơn 70 chiến sỹ thuộc hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh.
Chính phủ Việt Nam chưa công nhận 74 người ngã xuống trong trận chiến kéo dài từ ngày 17/1 tới 19/1/1974 là liệt sĩ.
No comments:
Post a Comment