Tổng thống Obama đến Tokyo ngay sau khi gần 150 nghị sĩ Nhật Bản hôm qua đã lũ lượt kéo đến viếng ngôi đền Yasukuni và trước đó một ngày, đích thân Thủ tướng Shinzo Abe đã đến dâng đồ cúng ở ngôi đền là nơi thờ 2,5 triệu tử sĩ, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh bị các đồng minh kết án sau khi Nhật thất trận trong Thế chiến thứ hai. Hành động này của ông Shinzo Abe đã bị cả Bắc Kinh lẫn Seoul chỉ trích kịch liệt.
Vốn đã căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quan hệ Nhật-Trung trong lúc này lại căng thẳng thêm do việc Trung Quốc vào thứ bảy tuần trước đã tịch biên tàu của một công ty Nhật do một tranh chấp có từ thời trước chiến tranh. Tokyo đã cảnh cáo Bắc Kinh là vụ này có thể đe dọa đến thỏa thuận năm 1972 bình thường hóa bang giao song phương.
Cho nên, công du châu Á lần này, Tổng thống Obama phải làm sao tránh bị lôi kéo vào các mối hiềm khích lịch sử giữa các nước Đông Bắc Á. Ông cũng phải cố hàn gắn những rạn nứt giữa hai đồng minh truyền thống Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài vấn đề lịch sử, Tokyo và Seoul còn đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải.
Đối với Washington, hơn bao giờ hết, hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc phải tạm gác sang một bên những bất đồng để cùng với Hoa Kỳ đối phó với mối đe dọa Bắc Triều Tiên, nhất là vào lúc mà, theo các thông tin của Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4.
Vào cuối tháng Ba, Tổng thống Obama đã thuyết phục được Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Park Geun-Hye ngồi chung bàn, với ông ngồi giữa hai lãnh đạo Nhật-Hàn, nhưng quan hệ hai vị này vẫn còn rất nguội lạnh.
Ông Taylor Washburn, một chuyên gia về bang giao quốc tế ở Washington, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, đã cảnh báo : « Nếu Seoul và Tokyo ngưng hợp tác quân sự, do không giải quyết được những bất đồng lịch sử, vùng Đông Bắc Á sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với cả hai quốc gia ».
Đối với ông Christian Wirth, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Griffith của Úc, cho tới nay Hoa Kỳ vẫn chưa hàn gắn được những rạn nứt gây chia rẽ các nước Đông Bắc Á, lý do là vì Washington đã quá chú trọng đến những mối quan hệ song phương, nên đã không quan tâm thúc đẩy hợp tác và hòa giải về lịch sử giữa các nước cựu thù.
Tóm lại, trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Obama giống như người đang đi dây : ông phải vừa trấn an Bắc Kinh rằng chính sách châu Á của Washington không nhằm « bao vây » Trung Quốc, nhưng cũng phải trấn an Tokyo về tính vững chắc của liên minh quân sự Mỹ-Nhật.
Vốn đã căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quan hệ Nhật-Trung trong lúc này lại căng thẳng thêm do việc Trung Quốc vào thứ bảy tuần trước đã tịch biên tàu của một công ty Nhật do một tranh chấp có từ thời trước chiến tranh. Tokyo đã cảnh cáo Bắc Kinh là vụ này có thể đe dọa đến thỏa thuận năm 1972 bình thường hóa bang giao song phương.
Cho nên, công du châu Á lần này, Tổng thống Obama phải làm sao tránh bị lôi kéo vào các mối hiềm khích lịch sử giữa các nước Đông Bắc Á. Ông cũng phải cố hàn gắn những rạn nứt giữa hai đồng minh truyền thống Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài vấn đề lịch sử, Tokyo và Seoul còn đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải.
Đối với Washington, hơn bao giờ hết, hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc phải tạm gác sang một bên những bất đồng để cùng với Hoa Kỳ đối phó với mối đe dọa Bắc Triều Tiên, nhất là vào lúc mà, theo các thông tin của Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4.
Vào cuối tháng Ba, Tổng thống Obama đã thuyết phục được Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Park Geun-Hye ngồi chung bàn, với ông ngồi giữa hai lãnh đạo Nhật-Hàn, nhưng quan hệ hai vị này vẫn còn rất nguội lạnh.
Ông Taylor Washburn, một chuyên gia về bang giao quốc tế ở Washington, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, đã cảnh báo : « Nếu Seoul và Tokyo ngưng hợp tác quân sự, do không giải quyết được những bất đồng lịch sử, vùng Đông Bắc Á sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với cả hai quốc gia ».
Đối với ông Christian Wirth, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Griffith của Úc, cho tới nay Hoa Kỳ vẫn chưa hàn gắn được những rạn nứt gây chia rẽ các nước Đông Bắc Á, lý do là vì Washington đã quá chú trọng đến những mối quan hệ song phương, nên đã không quan tâm thúc đẩy hợp tác và hòa giải về lịch sử giữa các nước cựu thù.
Tóm lại, trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Obama giống như người đang đi dây : ông phải vừa trấn an Bắc Kinh rằng chính sách châu Á của Washington không nhằm « bao vây » Trung Quốc, nhưng cũng phải trấn an Tokyo về tính vững chắc của liên minh quân sự Mỹ-Nhật.
No comments:
Post a Comment