Trung Quốc tố cáo Philippines 'dối trá' trong tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc tố cáo Philippines lừa dối công luận và cộng đồng quốc tế về ý định thật sự của việc cho chiếc tàu chiến BRP Sierra Madre (hình trên) đóng ở bãi cạn Second Thomas từ năm 1999 tới nay.
Trung Quốc tố cáo Philippines lừa dối công luận và cộng đồng quốc tế về ý định thật sự của việc cho chiếc tàu chiến BRP Sierra Madre đóng ở bãi cạn có tên quốc tế là Second Thomas từ năm 1999 tới nay như một căn cứ quân sự.
Trong văn bản trình bày quan điểm Bắc Kinh phổ biến hôm 3/4, tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nhấn mạnh chiếc tàu này là một trong những tranh cãi chính giữa hai nước về chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Giữa tháng rồi, Bộ Ngoại giao Philippines nói tàu hải quân ở bãi cạn Second Thomas là một sự trú đóng lâu dài của Manila đáp lại sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc ở Bãi đá Vành Khăn (tức bãi Panganiban theo tiếng Philippines) từ năm 1995.
Bắc Kinh nói tuyên bố này của Philippines hôm 14/3 là bằng chứng rõ ràng cho thấy Manila đã lừa dối quốc tế trong suốt 15 năm qua. Tranh cãi đôi bên bùng phát khi Philippines tháng rồi phái tàu mang đồ tiếp tế cho binh sĩ trú đóng trên chiếc BRP Sierra Madre bất chấp sự cản trở của Trung Quốc tại khu vực.
Trung Quốc yêu cầu Philippines phải rời khỏi bãi cạn có tranh chấp mà Bắc Kinh gọi bãi Nhân Ái, Philippines đặt tên là bãi Ayungin, người Việt gọi là Bãi Cỏ Mây.
Trung Quốc nhấn mạnh sẽ không bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng trái phép của Philippines tại bãi cạn này và đang cảnh giác cao độ trước khả năng Philipines có thêm các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Bắc Kinh còn đả kích rằng việc Manila đề xuất và thúc đẩy tòa trọng tài Liên hiệp quốc lên tiếng về tranh chấp Biển Đông gây phương hại cho quan hệ hai nước.
Văn bản từ đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines nói sở dĩ Bắc Kinh không chấp nhận sự can thiệp của tòa trọng tài quốc tế là vì theo quan điểm của Trung Quốc, tranh chấp phải được giải quyết song phương giữa các bên trực tiếp liên quan.
Bãi cạn Second Thomas, một nhóm đảo và rạn san hô nhỏ, là cửa ngõ chiến lược dẫn tới một khu vực dầu khí dồi dào ở Biển Đông.
Việt Nam nói khu vực này thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhưng hiện do Philippines kiểm soát trái phép. Tuy nhiên, Hà Nội chưa lên tiếng bình luận về vụ việc này.
Nguồn: China MOFA, PhilStar
Trong văn bản trình bày quan điểm Bắc Kinh phổ biến hôm 3/4, tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nhấn mạnh chiếc tàu này là một trong những tranh cãi chính giữa hai nước về chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Giữa tháng rồi, Bộ Ngoại giao Philippines nói tàu hải quân ở bãi cạn Second Thomas là một sự trú đóng lâu dài của Manila đáp lại sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc ở Bãi đá Vành Khăn (tức bãi Panganiban theo tiếng Philippines) từ năm 1995.
Bắc Kinh nói tuyên bố này của Philippines hôm 14/3 là bằng chứng rõ ràng cho thấy Manila đã lừa dối quốc tế trong suốt 15 năm qua. Tranh cãi đôi bên bùng phát khi Philippines tháng rồi phái tàu mang đồ tiếp tế cho binh sĩ trú đóng trên chiếc BRP Sierra Madre bất chấp sự cản trở của Trung Quốc tại khu vực.
Trung Quốc yêu cầu Philippines phải rời khỏi bãi cạn có tranh chấp mà Bắc Kinh gọi bãi Nhân Ái, Philippines đặt tên là bãi Ayungin, người Việt gọi là Bãi Cỏ Mây.
Trung Quốc nhấn mạnh sẽ không bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng trái phép của Philippines tại bãi cạn này và đang cảnh giác cao độ trước khả năng Philipines có thêm các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Bắc Kinh còn đả kích rằng việc Manila đề xuất và thúc đẩy tòa trọng tài Liên hiệp quốc lên tiếng về tranh chấp Biển Đông gây phương hại cho quan hệ hai nước.
Văn bản từ đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines nói sở dĩ Bắc Kinh không chấp nhận sự can thiệp của tòa trọng tài quốc tế là vì theo quan điểm của Trung Quốc, tranh chấp phải được giải quyết song phương giữa các bên trực tiếp liên quan.
Bãi cạn Second Thomas, một nhóm đảo và rạn san hô nhỏ, là cửa ngõ chiến lược dẫn tới một khu vực dầu khí dồi dào ở Biển Đông.
Việt Nam nói khu vực này thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhưng hiện do Philippines kiểm soát trái phép. Tuy nhiên, Hà Nội chưa lên tiếng bình luận về vụ việc này.
Nguồn: China MOFA, PhilStar
No comments:
Post a Comment