Dưới tựa đề : « Di sản bị phá hỏng của Gorbatchev », chuyên gia Pháp đã xuất phát từ một số tình hình bất ổn định hiện nay mà thủ phạm chính là Nga, để tỏ ý tiếc rằng Mỹ và phương Tây đã bỏ lỡ cơ may xóa bỏ thế đối đầu giữa các siêu cường – căn nguyên của tình hình căng thẳng – khi phớt lờ ý tưởng được cựu lãnh đạo Liên Xô đề xuất vào đầu thập niên 1990 về một trật tự thế giới đa cực.
Pascal Boniface trước hết phản bác quan điểm cho rằng hiện đang có một cuộc chiến tranh lạnh do Nga khởi động : « Từ việc viện trợ cho chế độ khát máu của Bashar Al Assad (tại Syria), cho đến quyết định sáp nhập vùng Crimée và cố gắng gây bất ổn cho Ukraina, Nga đã có những động thái thô bạo được nhiều nhà bình luận đồng hóa với không khí chiến tranh lạnh. (Thế nhưng) không có chiến tranh lạnh trong chừng mực không có sự đối đầu giữa hai liên minh toàn cầu ».
Theo chuyên gia Pháp, vấn đề hiện nay là thế giới không có được một cơ chế an ninh tập thể, và một cơ hội lịch sử đã bị lãng phí vào thời nổ ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1990, sau khi Irak xâm lược và sáp nhập Kuwait.
Vào khi ấy, theo Pascal Boniface, lãnh đạo Liên Xô Gorbatchev đã có một quyết định cơ bản, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh chiến lược lâu năm là Saddam Hussein, cùng ký với Mỹ một bản tuyên bố chung lên án hành vi xâm lược Kuwait của Irak. Gorbatchev dư biết rằng Hoa Kỳ có thể một mình đánh bại Irak, và hoàn toàn có thể đơn phương can thiệp quân sự một cách hợp pháp vì đồng minh Kuweit bị tấn công. Thế nhưng lãnh đạo Liên Xô đã nhấn mạnh đến việc trao hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc quản lý.
Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập một trật tự thế giới đa cực
Đối với ông Boniface, động thái trên của Gorbatchev phù hợp với « tư duy mới » và chính sách perestroika của ông, theo đó cần phải tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc, mà thẩm quyền trong lãnh vực an ninh tập thể đã bị suy yếu trầm trọng, nếu không muốn nói là đã bị bóp chết từ trong trứng nước, do sự cạnh tranh giữa các siêu cường.
Ngày 29/11/1990, đại diện Liên Xô và Mỹ tại Hội đồng Bảo an đã cùng nhau bỏ phiếu thông qua nghị quyết 678, cho phép sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết, bao gồm cả quân sự, để buộc Saddam Hussein rút khỏi Kuwait. Lúc ấy, nhiều người nghĩ rằng trong tương lai các cuộc đối đầu ý thức hệ giữa hai siêu cường và sự ganh đua chiến lược của họ không còn là trở ngại cho hoạt động của cơ quan tối cao của Liên Hiệp Quốc. James Baker, Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm đó, cũng gắn liền thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc thực thụ với việc thông qua nghị quyết 678.
Thế nhưng, theo Pacal Boniface, vào mùa hè năm 1991, phương Tây đã thu hoạch được từ ông Gorbatchev những kết quả mà họ không dám tưởng tượng ra một vài năm trước đó : Đức quốc thống nhất, Irak bị đánh bại trong một sự đồng thuận chung, quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan, Liên Xô thôi không khống chế các nước Đông Âu…
Vấn đề, theo Giám đốc Viện IRIS, là Hoa Kỳ, thay vì đáp ứng triển vọng được ông Gorbatchev nêu lên về một trật tự thế giới mới, đa cực thay vì lưỡng cực, đã lại muốn thiết lập một thế giới đơn cực, với nước đứng đầu là Mỹ : « Hoa Kỳ, đã dẫn đầu thế giới tự do vào cuối Thế chiến II, lại muốn lãnh đạo một thế giới thậm chí còn lớn hơn. Họ muốn mình là lãnh đạo không chỉ trong phe Tây phương, mà là trên toàn cầu, và đã bị triển vọng về một thế giới đơn cực thu hút ».
Đối với Pascal Boniface, một cách vô tình hay cố ý, Mỹ đã bỏ qua triển vọng về một trật tự thế giới đa cực mới. Tổng thống Mỹ George Bush, trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/03/1991, đã gợi lên ý tưởng về một trật tự thế giới mới trong đó Liên Hiệp Quốc – không còn bị chiến tranh lạnh chi phối - có thể thực hiện tầm nhìn lịch sử của những người sáng lập. Thế nhưng vào tháng 01/1992, trong bài phát biểu về tình hình Liên bang, ông Bush lại cho rằng chính Hoa Kỳ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Lạnh, và « Thế giới trước đây chia thành hai phe vũ trang, giờ đây đã thừa nhận tính ưu việt của một cường quốc duy nhất là Hoa Kỳ ».
Đối với Pascal Boniface, khi theo đuổi ảo vọng về một thế giới đơn cực (mà cuộc chiến tranh Irak năm 2003 đã chứng minh thất bại), Hoa Kỳ đã không biết nắm bắt cơ hội để xây dựng một cơ chế an ninh tập thể thực sự cho thế giới. Lãnh đạo Liên Xô đã thua cược, nhưng chính cộng đồng quốc tế mới là những kẻ bị thua thiệt.
Hai tân thánh đã thay đổi diện mạo Giáo hội Công giáo
Trở lại với chủ đề nổi bật trên khắp các mặt báo, sự kiện vào hôm qua, cùng một lúc có hai cố Giáo Hoàng được phong thánh tại Rôma, lẽ dĩ nhiên đã được nhật báo Công giáo La Croix phân tích kỹ lưỡng. Đối với La Croix, không có gì phải bàn cãi, thái độ phấn khởi của hàng triệu giáo dân cho thấy là hai cố Giáo Hoàng « Gioan XXIII và Gioan Phao Lồ Đệ nhị đã đoàn kết toàn thể Giáo hội », tựa lớn trên trang nhất.
Riêng đối với Le Monde, Gioan XXIII và Gioan Phao Lồ II là « Hai Giáo Hoàng đã thay đổi Giáo hội », tựa lớn trên trang nhất. Theo Le Monde, hai nhân vật được phong thánh lần này chính là « hai Giáo hoàng vĩ đại từ sau Đệ nhị Thế chiến » đến nay. Nhật báo Pháp giải thích là « Gioan XIII, vào năm 1959, đã triệu tập Công đồng Vatican II, mở cửa Giáo hội ra thế giới », trong lúc « Gioan Phao Lồ II, với lời hiệu triệu ‘Đừng sợ hãi’, đã đẩy nhanh đà suy sụp của chủ nghĩa Cộng sản ».
Le Monde đặc biệt chú ý đến khía cạnh kinh tế, đặc biệt là chi phí của buổi lễ phong thánh ngày hôm qua : « Thành phố Rôma, con nợ vĩnh cửu, phải gánh chịu phí tổn của buổi lễ ».
Về phần hai tân thánh, Le Figaro ghi nhận mối quan tâm đặc biệt của các con chiên đối với Gioan Phao Lồ Đệ nhị. Trên trang nhất, tờ báo chạy tựa « Gioan Phaolô II được quần chúng tôn vinh », bên trên một tấm hình màu cho thấy những người hâm mộ cố Giáo Hoàng người Ba Lan trương ảnh ngài, và vẫy những lá cờ nhỏ « màu đỏ và trắng của quốc kỳ Ba Lan để vinh danh Karol Wojtyla (tên của Gioan Phao Lồ II) ».
Trong bối cảnh đó, Le Figaro tự hỏi « Thế còn Gioan XXIII thì sao ? ». Theo tờ báo, do việc những người đến tham dự lễ phong thánh tại Rôma đa số là thanh niên – thành phần ủng hộ Gioan Phao Lồ II - những người có thể chịu đựng được những điều kiện khắc khổ và thiếu tiện nghi của việc đến tham gia buổi lễ, cũng dễ hiểu là các « cảm tình viên » của Đức Giáo Hoàng Gioan XIII – thường là thành phần lớn tuổi - không hiện diện đông đảo trong buổi lễ.
Trong bài phân tích của báo Le Figaro, Jean-Marie Guénois tin rằng đương kim Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ muốn kết hợp hai quan điểm đối nghịch nhau về Giáo hội nhân dịp phong thánh lần này, với : « Một số người muốn có một sự thay đổi trong giáo lý của Giáo hội, một số người khác thì chống lại ».
Theo Le Figaro, khi cho phong thánh cả hai người tiền nhiệm cùng một lúc, có thể là Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn kêu gọi những đối thủ của cải cách – thường là những người gần gụi hoặc là đệ tử của Gioan Phao Lồ II và Benedictô XVI – là hãy học tập thái độ cởi mở của Gioan XXIII, người dám khởi xướng một tiến trình thay đổi lớn trong Giáo hội với Công Đồng Vatican II.
Tập đoàn Pháp Alstom sắp lọt vào tay General Electric (Mỹ) ?
Trong lãnh vực kinh tế và liên quan thiết thân đến nước Pháp, hồ sơ nổi bật hôm nay là sự kiện tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp là Alstom đang bị Siemens của Đức, và nhất là General Electric của Mỹ nhòm ngó.
Đối với nhật báo kinh tế Les Echos, quả thực là « Vụ bán Alstom là biểu tượng cho sự suy thoái của nền công nghiệp Pháp ». Tờ báo Cộng sản L’Humanité thì tố cáo : « Alstom : Một vụ bán đổ bán tháo vĩ đại ».
Các tờ báo khác thì chừng mực hơn, quan tâm đến ai sẽ là người mua lại tập đoàn Pháp. Trong lúc Le Figaro ghi nhận : « Nhà nước (Pháp) ủng hộ Siemens (Đức) chống lại General Electric (Mỹ)», thì Libération nhận thấy « Alstom trong thế lưỡng đầu thọ địch ».
Về khả năng là rất có thể Alstom sẽ bị General Electric mua lại, Les Echos xem đấy là một bước mới đánh dấu đà suy sụp của nền công nghiệp Pháp, « sau khi tập đoàn nhôm Pechiney bị bán cho Canada, tập đoàn hóa học Rhodia bán cho Bỉ và tập đoàn xi măng Lafarge bán cho Thụy Sĩ ».
Trong mục quan điểm của báo Les Echos, ông Benjamin Fremaux, Phó Tổng Giám đốc hãng Enrichment Technology cho rằng : « Vấn đề không phải là mở cửa đất nước đón các cơn gió của toàn cầu hóa mà chúng ta đã biết lợi dụng để thu lợi, mà là vấn đề gió chỉ thổi theo một hướng và cuốn ra bên ngoài biên giới của chúng ta những công ty lớn nhất của chúng ta ».
Tuy nhiên, đối với Les Echos, việc Alstom sát nhập vào General Electric không phải là « vô lý », vì hai tập đoàn đã có quan hệ lịch sử kể từ cuối thế kỷ XIX.
Còn trong bài xã luận của mình, báo Le Figaro cho rằng cần phải khẩn cấp rút ra « Bài học từ vụ Alstom ». Bài học này là dù tuân thủ cách vận hành của thị trường tự do, một Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích tối cao của đất nước. Trong trường hợp Alstom bị General Electric nhòm ngó, sự cảnh giác của chính phủ Pháp rất hợp lý vì Alstom là tinh hoa của công nghệ hạt nhân Pháp, một lãnh vực nhạy cảm cần được bảo vệ.
Đối với Le Figaro, chính quyền Mỹ và General Electric không nên bực tức trước thái độ cẩn trọng của Paris, vì chính Hoa Kỳ cũng đã có bác bỏ những khoản đầu tư ngoại quốc bị cho là không chấp nhận được.
Theo Le Figaro, bài học cần rút ra từ vụ Alstom chính là phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ những lá cờ đầu công nghiệp của mình : « Trong khi chờ đợi xem Alstom trở thành Mỹ, Đức hoặc bị chia cắt, cần phải khẩn cấp rút ra bài học : Đó là trong một nền kinh tế toàn cầu hóa vốn không cho phép ai có điểm yếu, ngay cả những chàng khổng lồ, được cho là không ai có thể phá hủy nổi, cũng vẫn có thể bị tổn thương ».
Sloviansk : Biểu tượng của phe nổi dậy thân Nga ở Ukraina
Trong dòng thời sự quốc tế, hồ sơ Ukraina không thể thiếu. Đáng chú ý là phóng sự của đặc phái viên Le Figaro tại miền Đông Ukraina, tại « bản doanh » của phe nổi dậy thân Nga, chống lại chính quyền trung ương ở Kiev.
Trong bài viết « Tại Sloviansk, ông Thị trưởng và vô số ‘bạn bè’ của ông », phóng viên Le Figaro đã phác họa chân dung của ông Vyacheslav Ponomarev, Thị trưởng tự phong của thành phố miền đông Ukaraina này, người mà chỉ trong vài hôm đã trở thành gương mặt tiêu biểu trong phong trào nổi dậy thân Nga tại Ukraina.
Vấn đề được báo Le Figaro nêu lên quân của Ponomarev là những ai ? Trả lời phóng viên Pháp, nhân vật này khẳng định là đa phần trong số cả ngàn người theo ông chống lại chính quyền trung ương đều là các tình nguyện viên người Ukraina.
Thế nhưng khi bị gặng hỏi, Ponomarev đã phải thừa nhận rằng trong số này có nhiều người thuộc diện chuyên nghiệp, « những cựu quân nhân, có kinh nghiệm tham gia các chiến dịch quân sự ».
Khi được hỏi phải chăng đó là thành phần lính đánh thuê, tân Thị trưởng Slaviansk đã gật đầu và giải thích : « Ở đây có khá nhiều người đã từng chiến đấu ở Nam Tư, ở vùng Thượng Karabakh, ở Angola… ». Nhân vật này thậm chí còn cho biết là trong lực lượng nổi dậy ở Sloviansk, còn có cả người Tchesnya.
Phải chăng những người đó đều có hộ chiếu Nga ? Ông Ponomarev không trả lời câu hỏi này, mà chỉ nói sẵng : « Họ là bạn tôi ».
Một nghi vấn đã được đặc phái viên Le Figaro nêu lên là Ponomarev là lãnh đạo thực sự của lực lượng nổi dậy hùng hậu ở Slavianks hay không, hay chỉ là gương mặt được chường ra công khai ?
Pascal Boniface trước hết phản bác quan điểm cho rằng hiện đang có một cuộc chiến tranh lạnh do Nga khởi động : « Từ việc viện trợ cho chế độ khát máu của Bashar Al Assad (tại Syria), cho đến quyết định sáp nhập vùng Crimée và cố gắng gây bất ổn cho Ukraina, Nga đã có những động thái thô bạo được nhiều nhà bình luận đồng hóa với không khí chiến tranh lạnh. (Thế nhưng) không có chiến tranh lạnh trong chừng mực không có sự đối đầu giữa hai liên minh toàn cầu ».
Theo chuyên gia Pháp, vấn đề hiện nay là thế giới không có được một cơ chế an ninh tập thể, và một cơ hội lịch sử đã bị lãng phí vào thời nổ ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1990, sau khi Irak xâm lược và sáp nhập Kuwait.
Vào khi ấy, theo Pascal Boniface, lãnh đạo Liên Xô Gorbatchev đã có một quyết định cơ bản, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh chiến lược lâu năm là Saddam Hussein, cùng ký với Mỹ một bản tuyên bố chung lên án hành vi xâm lược Kuwait của Irak. Gorbatchev dư biết rằng Hoa Kỳ có thể một mình đánh bại Irak, và hoàn toàn có thể đơn phương can thiệp quân sự một cách hợp pháp vì đồng minh Kuweit bị tấn công. Thế nhưng lãnh đạo Liên Xô đã nhấn mạnh đến việc trao hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc quản lý.
Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập một trật tự thế giới đa cực
Đối với ông Boniface, động thái trên của Gorbatchev phù hợp với « tư duy mới » và chính sách perestroika của ông, theo đó cần phải tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc, mà thẩm quyền trong lãnh vực an ninh tập thể đã bị suy yếu trầm trọng, nếu không muốn nói là đã bị bóp chết từ trong trứng nước, do sự cạnh tranh giữa các siêu cường.
Ngày 29/11/1990, đại diện Liên Xô và Mỹ tại Hội đồng Bảo an đã cùng nhau bỏ phiếu thông qua nghị quyết 678, cho phép sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết, bao gồm cả quân sự, để buộc Saddam Hussein rút khỏi Kuwait. Lúc ấy, nhiều người nghĩ rằng trong tương lai các cuộc đối đầu ý thức hệ giữa hai siêu cường và sự ganh đua chiến lược của họ không còn là trở ngại cho hoạt động của cơ quan tối cao của Liên Hiệp Quốc. James Baker, Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm đó, cũng gắn liền thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc thực thụ với việc thông qua nghị quyết 678.
Thế nhưng, theo Pacal Boniface, vào mùa hè năm 1991, phương Tây đã thu hoạch được từ ông Gorbatchev những kết quả mà họ không dám tưởng tượng ra một vài năm trước đó : Đức quốc thống nhất, Irak bị đánh bại trong một sự đồng thuận chung, quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan, Liên Xô thôi không khống chế các nước Đông Âu…
Vấn đề, theo Giám đốc Viện IRIS, là Hoa Kỳ, thay vì đáp ứng triển vọng được ông Gorbatchev nêu lên về một trật tự thế giới mới, đa cực thay vì lưỡng cực, đã lại muốn thiết lập một thế giới đơn cực, với nước đứng đầu là Mỹ : « Hoa Kỳ, đã dẫn đầu thế giới tự do vào cuối Thế chiến II, lại muốn lãnh đạo một thế giới thậm chí còn lớn hơn. Họ muốn mình là lãnh đạo không chỉ trong phe Tây phương, mà là trên toàn cầu, và đã bị triển vọng về một thế giới đơn cực thu hút ».
Đối với Pascal Boniface, một cách vô tình hay cố ý, Mỹ đã bỏ qua triển vọng về một trật tự thế giới đa cực mới. Tổng thống Mỹ George Bush, trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/03/1991, đã gợi lên ý tưởng về một trật tự thế giới mới trong đó Liên Hiệp Quốc – không còn bị chiến tranh lạnh chi phối - có thể thực hiện tầm nhìn lịch sử của những người sáng lập. Thế nhưng vào tháng 01/1992, trong bài phát biểu về tình hình Liên bang, ông Bush lại cho rằng chính Hoa Kỳ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Lạnh, và « Thế giới trước đây chia thành hai phe vũ trang, giờ đây đã thừa nhận tính ưu việt của một cường quốc duy nhất là Hoa Kỳ ».
Đối với Pascal Boniface, khi theo đuổi ảo vọng về một thế giới đơn cực (mà cuộc chiến tranh Irak năm 2003 đã chứng minh thất bại), Hoa Kỳ đã không biết nắm bắt cơ hội để xây dựng một cơ chế an ninh tập thể thực sự cho thế giới. Lãnh đạo Liên Xô đã thua cược, nhưng chính cộng đồng quốc tế mới là những kẻ bị thua thiệt.
Hai tân thánh đã thay đổi diện mạo Giáo hội Công giáo
Trở lại với chủ đề nổi bật trên khắp các mặt báo, sự kiện vào hôm qua, cùng một lúc có hai cố Giáo Hoàng được phong thánh tại Rôma, lẽ dĩ nhiên đã được nhật báo Công giáo La Croix phân tích kỹ lưỡng. Đối với La Croix, không có gì phải bàn cãi, thái độ phấn khởi của hàng triệu giáo dân cho thấy là hai cố Giáo Hoàng « Gioan XXIII và Gioan Phao Lồ Đệ nhị đã đoàn kết toàn thể Giáo hội », tựa lớn trên trang nhất.
Riêng đối với Le Monde, Gioan XXIII và Gioan Phao Lồ II là « Hai Giáo Hoàng đã thay đổi Giáo hội », tựa lớn trên trang nhất. Theo Le Monde, hai nhân vật được phong thánh lần này chính là « hai Giáo hoàng vĩ đại từ sau Đệ nhị Thế chiến » đến nay. Nhật báo Pháp giải thích là « Gioan XIII, vào năm 1959, đã triệu tập Công đồng Vatican II, mở cửa Giáo hội ra thế giới », trong lúc « Gioan Phao Lồ II, với lời hiệu triệu ‘Đừng sợ hãi’, đã đẩy nhanh đà suy sụp của chủ nghĩa Cộng sản ».
Le Monde đặc biệt chú ý đến khía cạnh kinh tế, đặc biệt là chi phí của buổi lễ phong thánh ngày hôm qua : « Thành phố Rôma, con nợ vĩnh cửu, phải gánh chịu phí tổn của buổi lễ ».
Về phần hai tân thánh, Le Figaro ghi nhận mối quan tâm đặc biệt của các con chiên đối với Gioan Phao Lồ Đệ nhị. Trên trang nhất, tờ báo chạy tựa « Gioan Phaolô II được quần chúng tôn vinh », bên trên một tấm hình màu cho thấy những người hâm mộ cố Giáo Hoàng người Ba Lan trương ảnh ngài, và vẫy những lá cờ nhỏ « màu đỏ và trắng của quốc kỳ Ba Lan để vinh danh Karol Wojtyla (tên của Gioan Phao Lồ II) ».
Trong bối cảnh đó, Le Figaro tự hỏi « Thế còn Gioan XXIII thì sao ? ». Theo tờ báo, do việc những người đến tham dự lễ phong thánh tại Rôma đa số là thanh niên – thành phần ủng hộ Gioan Phao Lồ II - những người có thể chịu đựng được những điều kiện khắc khổ và thiếu tiện nghi của việc đến tham gia buổi lễ, cũng dễ hiểu là các « cảm tình viên » của Đức Giáo Hoàng Gioan XIII – thường là thành phần lớn tuổi - không hiện diện đông đảo trong buổi lễ.
Trong bài phân tích của báo Le Figaro, Jean-Marie Guénois tin rằng đương kim Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ muốn kết hợp hai quan điểm đối nghịch nhau về Giáo hội nhân dịp phong thánh lần này, với : « Một số người muốn có một sự thay đổi trong giáo lý của Giáo hội, một số người khác thì chống lại ».
Theo Le Figaro, khi cho phong thánh cả hai người tiền nhiệm cùng một lúc, có thể là Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn kêu gọi những đối thủ của cải cách – thường là những người gần gụi hoặc là đệ tử của Gioan Phao Lồ II và Benedictô XVI – là hãy học tập thái độ cởi mở của Gioan XXIII, người dám khởi xướng một tiến trình thay đổi lớn trong Giáo hội với Công Đồng Vatican II.
Tập đoàn Pháp Alstom sắp lọt vào tay General Electric (Mỹ) ?
Trong lãnh vực kinh tế và liên quan thiết thân đến nước Pháp, hồ sơ nổi bật hôm nay là sự kiện tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp là Alstom đang bị Siemens của Đức, và nhất là General Electric của Mỹ nhòm ngó.
Đối với nhật báo kinh tế Les Echos, quả thực là « Vụ bán Alstom là biểu tượng cho sự suy thoái của nền công nghiệp Pháp ». Tờ báo Cộng sản L’Humanité thì tố cáo : « Alstom : Một vụ bán đổ bán tháo vĩ đại ».
Các tờ báo khác thì chừng mực hơn, quan tâm đến ai sẽ là người mua lại tập đoàn Pháp. Trong lúc Le Figaro ghi nhận : « Nhà nước (Pháp) ủng hộ Siemens (Đức) chống lại General Electric (Mỹ)», thì Libération nhận thấy « Alstom trong thế lưỡng đầu thọ địch ».
Về khả năng là rất có thể Alstom sẽ bị General Electric mua lại, Les Echos xem đấy là một bước mới đánh dấu đà suy sụp của nền công nghiệp Pháp, « sau khi tập đoàn nhôm Pechiney bị bán cho Canada, tập đoàn hóa học Rhodia bán cho Bỉ và tập đoàn xi măng Lafarge bán cho Thụy Sĩ ».
Trong mục quan điểm của báo Les Echos, ông Benjamin Fremaux, Phó Tổng Giám đốc hãng Enrichment Technology cho rằng : « Vấn đề không phải là mở cửa đất nước đón các cơn gió của toàn cầu hóa mà chúng ta đã biết lợi dụng để thu lợi, mà là vấn đề gió chỉ thổi theo một hướng và cuốn ra bên ngoài biên giới của chúng ta những công ty lớn nhất của chúng ta ».
Tuy nhiên, đối với Les Echos, việc Alstom sát nhập vào General Electric không phải là « vô lý », vì hai tập đoàn đã có quan hệ lịch sử kể từ cuối thế kỷ XIX.
Còn trong bài xã luận của mình, báo Le Figaro cho rằng cần phải khẩn cấp rút ra « Bài học từ vụ Alstom ». Bài học này là dù tuân thủ cách vận hành của thị trường tự do, một Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích tối cao của đất nước. Trong trường hợp Alstom bị General Electric nhòm ngó, sự cảnh giác của chính phủ Pháp rất hợp lý vì Alstom là tinh hoa của công nghệ hạt nhân Pháp, một lãnh vực nhạy cảm cần được bảo vệ.
Đối với Le Figaro, chính quyền Mỹ và General Electric không nên bực tức trước thái độ cẩn trọng của Paris, vì chính Hoa Kỳ cũng đã có bác bỏ những khoản đầu tư ngoại quốc bị cho là không chấp nhận được.
Theo Le Figaro, bài học cần rút ra từ vụ Alstom chính là phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ những lá cờ đầu công nghiệp của mình : « Trong khi chờ đợi xem Alstom trở thành Mỹ, Đức hoặc bị chia cắt, cần phải khẩn cấp rút ra bài học : Đó là trong một nền kinh tế toàn cầu hóa vốn không cho phép ai có điểm yếu, ngay cả những chàng khổng lồ, được cho là không ai có thể phá hủy nổi, cũng vẫn có thể bị tổn thương ».
Sloviansk : Biểu tượng của phe nổi dậy thân Nga ở Ukraina
Trong dòng thời sự quốc tế, hồ sơ Ukraina không thể thiếu. Đáng chú ý là phóng sự của đặc phái viên Le Figaro tại miền Đông Ukraina, tại « bản doanh » của phe nổi dậy thân Nga, chống lại chính quyền trung ương ở Kiev.
Trong bài viết « Tại Sloviansk, ông Thị trưởng và vô số ‘bạn bè’ của ông », phóng viên Le Figaro đã phác họa chân dung của ông Vyacheslav Ponomarev, Thị trưởng tự phong của thành phố miền đông Ukaraina này, người mà chỉ trong vài hôm đã trở thành gương mặt tiêu biểu trong phong trào nổi dậy thân Nga tại Ukraina.
Vấn đề được báo Le Figaro nêu lên quân của Ponomarev là những ai ? Trả lời phóng viên Pháp, nhân vật này khẳng định là đa phần trong số cả ngàn người theo ông chống lại chính quyền trung ương đều là các tình nguyện viên người Ukraina.
Thế nhưng khi bị gặng hỏi, Ponomarev đã phải thừa nhận rằng trong số này có nhiều người thuộc diện chuyên nghiệp, « những cựu quân nhân, có kinh nghiệm tham gia các chiến dịch quân sự ».
Khi được hỏi phải chăng đó là thành phần lính đánh thuê, tân Thị trưởng Slaviansk đã gật đầu và giải thích : « Ở đây có khá nhiều người đã từng chiến đấu ở Nam Tư, ở vùng Thượng Karabakh, ở Angola… ». Nhân vật này thậm chí còn cho biết là trong lực lượng nổi dậy ở Sloviansk, còn có cả người Tchesnya.
Phải chăng những người đó đều có hộ chiếu Nga ? Ông Ponomarev không trả lời câu hỏi này, mà chỉ nói sẵng : « Họ là bạn tôi ».
Một nghi vấn đã được đặc phái viên Le Figaro nêu lên là Ponomarev là lãnh đạo thực sự của lực lượng nổi dậy hùng hậu ở Slavianks hay không, hay chỉ là gương mặt được chường ra công khai ?
No comments:
Post a Comment