Nhật xuất khẩu vũ khí sẽ có lợi cho Đông Nam Á
Bộ binh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản duyệt binh tại căn cứ Asaka, gần Tokyo, ngày 27/10/2013
REUTERS
Sau nửa thế kỷ tự ép mình vào kỷ luật không bán trang bị quốc phòng cho quân đội nước ngoài, Tokyo sắp cho phép các tập đoàn công nghiệp xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia trong khu vực, đang lo ngại trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Vào đầu thập niên 1980, ba doanh nhân Nga gõ cửa một công ty môi giới Nhật Bản tại Matxcơva. Họ tìm mua một bộ máy có thể chế tạo những « tua-bin » (turbine) có hiệu năng tối đa cho một nhà máy điện ở Leningrad. Công ty Toshiba được giới thiệu. Một năm sau hợp đồng được ký kết. Nhưng vào tháng 4/1987, tình báo Mỹ phát hiện ba doanh nhân Nga thực ra là điệp viên KGB giả dạng và ý đồ của Liên Xô là muốn chế tạo « chân vịt giảm thanh », trang bị cho tàu ngầm nguyên tử.
Bị đồng minh Washington trách cứ rất nặng, Tokyo cam kết giám sát chặt chẽ lệnh cấm vận vũ khí tự ban hành vào năm 1967 : « Không bán vũ khí cho chế độ cộng sản, không bán cho một nước bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hoặc đang chuẩn bị tham chiến ».
Tuy nhiên, ngày 01/04 vừa qua, chính phủ Shinzo Abe thông báo cho phép xuất khẩu vũ khí mà Tokyo gọi là « trang thiết bị quốc phòng » cho các nước bạn « nằm dọc theo con đường biển vận chuyển dầu hỏa và khí đốt cho Nhật Bản ». Các nước này được Tokyo xem « không phải là những mối đe dọa cho hòa bình và an ninh thế giới ».
Thật ra, trước khi đảng Tự Do Dân Chủ trở lại chính quyền, chính phủ đảng Dân Chủ Xã Hội đã tìm cách lách né lệnh cấm vận để có thể ký hợp đồng cung cấp cho Philippines 12 tàu tuần duyên qua danh nghĩa « viện trợ phát triển ».
Chính phủ Shinzo Abe đã tiếp tục chính sách này và bây giờ đẩy xa hơn nữa.
Theo nhận định của giáo sư Atsushi Tago, khoa quan hệ quốc tế, đại học Kobe thì quyết định này là một trong những « thay đổi quan trọng nhất » trong những thập niên gần đây.
Chính sách mới về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản giúp cho các tập đoàn công nghiệp như Mitsubishi, Kawasaki, IHI giảm giá thành phẩm và cạnh tranh với quốc tế thay vì bị giới hạn trong thị trường nội địa mà khách hàng duy nhất là « tự vệ đội ».
Nguyên tắc mới này của Nhật làm Bắc Kinh bực tức. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết « sẽ theo dõi chặt chẽ vấn đề (xuất khẩu vũ khí) này » và kêu gọi phía Nhật Bản « rút tỉa bài học quá khứ, đáp ứng mối lo ngại của các nước trong vùng » .
Nhưng theo thông tín viên Yann Rousseau tại Tokyo, trên báo Les Echos 02/04/2014, khi tham gia vào các dự án hợp tác chế tạo vũ khí với quốc tế và bán trang thiết bị cho các nước bạn ở Đông Nam Á, Nhật Bản cùng lúc phát huy ảnh hưởng của mình và tự nhận trách nhiệm của một cường quốc khả tín đối đầu với sức mạnh đe dọa của Trung Quốc đang làm cả khu vực lo ngại.
Vì sao Nhật Bản, được ô dù của Mỹ bảo vệ , lại phải đổi mới chính sách an ninh quốc phòng và vì sao vào thời điểm này ?
RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney :
« Đây là một biến chuyển mới được Tokyo thông báo ngày 01/04, chính phủ Nhật không theo đuổi nữa chính sách không xuất cảng vũ khí đã có từ năm 1967. Chúng ta phải nhìn thay đổi này trong bình diện rộng lớn hơn trong đó có vấn đề Tổng thống Mỹ sắp sang thăm Nhật Bản sau khi gọi là « bỏ rơi » Châu Á trong năm 2013.
Đồng thời với tuyên bố này thì có sự viếng thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trên đường thăm Đại Hàn và Trung Quốc. Cùng lúc đó, Thủ tướng Úc Tony Abbot cũng đến Nhật ký hiệp ước hợp tác tự do mậu dịch và thảo luận một sự hợp tác quốc phòng giữa Úc và Nhật.
Các nước Đông Nam Á quan tâm đến thay đổi này, nhưng bất cứ cường quốc nào ngoài Hoa Kỳ, tại Châu Á-Thái Bình Dương, tức Nhật và Ấn, có thể tạo ra sức ép nào đó để Trung Quốc không hung hăng quá độ tại biển Đông và Hoa Đông thì đó là yếu tố tích cực...».
Bị đồng minh Washington trách cứ rất nặng, Tokyo cam kết giám sát chặt chẽ lệnh cấm vận vũ khí tự ban hành vào năm 1967 : « Không bán vũ khí cho chế độ cộng sản, không bán cho một nước bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hoặc đang chuẩn bị tham chiến ».
Tuy nhiên, ngày 01/04 vừa qua, chính phủ Shinzo Abe thông báo cho phép xuất khẩu vũ khí mà Tokyo gọi là « trang thiết bị quốc phòng » cho các nước bạn « nằm dọc theo con đường biển vận chuyển dầu hỏa và khí đốt cho Nhật Bản ». Các nước này được Tokyo xem « không phải là những mối đe dọa cho hòa bình và an ninh thế giới ».
Thật ra, trước khi đảng Tự Do Dân Chủ trở lại chính quyền, chính phủ đảng Dân Chủ Xã Hội đã tìm cách lách né lệnh cấm vận để có thể ký hợp đồng cung cấp cho Philippines 12 tàu tuần duyên qua danh nghĩa « viện trợ phát triển ».
Chính phủ Shinzo Abe đã tiếp tục chính sách này và bây giờ đẩy xa hơn nữa.
Theo nhận định của giáo sư Atsushi Tago, khoa quan hệ quốc tế, đại học Kobe thì quyết định này là một trong những « thay đổi quan trọng nhất » trong những thập niên gần đây.
Chính sách mới về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản giúp cho các tập đoàn công nghiệp như Mitsubishi, Kawasaki, IHI giảm giá thành phẩm và cạnh tranh với quốc tế thay vì bị giới hạn trong thị trường nội địa mà khách hàng duy nhất là « tự vệ đội ».
Nguyên tắc mới này của Nhật làm Bắc Kinh bực tức. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết « sẽ theo dõi chặt chẽ vấn đề (xuất khẩu vũ khí) này » và kêu gọi phía Nhật Bản « rút tỉa bài học quá khứ, đáp ứng mối lo ngại của các nước trong vùng » .
Nhưng theo thông tín viên Yann Rousseau tại Tokyo, trên báo Les Echos 02/04/2014, khi tham gia vào các dự án hợp tác chế tạo vũ khí với quốc tế và bán trang thiết bị cho các nước bạn ở Đông Nam Á, Nhật Bản cùng lúc phát huy ảnh hưởng của mình và tự nhận trách nhiệm của một cường quốc khả tín đối đầu với sức mạnh đe dọa của Trung Quốc đang làm cả khu vực lo ngại.
Vì sao Nhật Bản, được ô dù của Mỹ bảo vệ , lại phải đổi mới chính sách an ninh quốc phòng và vì sao vào thời điểm này ?
RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney :
« Đây là một biến chuyển mới được Tokyo thông báo ngày 01/04, chính phủ Nhật không theo đuổi nữa chính sách không xuất cảng vũ khí đã có từ năm 1967. Chúng ta phải nhìn thay đổi này trong bình diện rộng lớn hơn trong đó có vấn đề Tổng thống Mỹ sắp sang thăm Nhật Bản sau khi gọi là « bỏ rơi » Châu Á trong năm 2013.
Đồng thời với tuyên bố này thì có sự viếng thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trên đường thăm Đại Hàn và Trung Quốc. Cùng lúc đó, Thủ tướng Úc Tony Abbot cũng đến Nhật ký hiệp ước hợp tác tự do mậu dịch và thảo luận một sự hợp tác quốc phòng giữa Úc và Nhật.
Các nước Đông Nam Á quan tâm đến thay đổi này, nhưng bất cứ cường quốc nào ngoài Hoa Kỳ, tại Châu Á-Thái Bình Dương, tức Nhật và Ấn, có thể tạo ra sức ép nào đó để Trung Quốc không hung hăng quá độ tại biển Đông và Hoa Đông thì đó là yếu tố tích cực...».
No comments:
Post a Comment