Trung Quốc chặn tin tức về biểu tình bạo động ở Quảng Đông
Người biểu tình đốt thùng rác để phản đối một dự án nhà máy hóa chất, trên đường phố ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 01 tháng 4 năm 2014.
HONG KONG — Năm ngày sau khi một cuộc biểu tình về môi trường biến thành bạo động tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, những tin tức về sự kiện này vẫn còn trái ngược nhau. Những gì các nhân chứng thấy và những gì được đưa lên mạng khác hẳn với những gì nhà cầm quyền nói. Thông tín viên Rebecca Valli tường trình thêm chi tiết cho đài VOA từ Hong Kong.
Cư dân tại thị trấn vùng biển Mậu Danh, cách Quảng Đông 300 kilômét về phía nam đã xuống đường để phản đối một nhà máy hóa chất được dự trù xây dựng mà các cư dân nói là sẽ làm hại môi trường và nuôi dưỡng tham nhũng.
Trong khi những đòi hỏi của họ dường như rõ rệt, có nhiều câu hỏi không được trả lời về điều gì đã thực sự xảy ra sau khi cuộc tuần hành của hơn 1.000 người vào ngày Chủ Nhật 30 tháng 3 vừa qua trở thành bạo động.
Tin tức trên mạng cho biết cảnh sát dùng vũ lực quá đáng và đánh đập một số người biểu tình cho đến chết. Chính phủ nói cảnh sát hành động để giữ gìn trật tự công cộng khỏi tệ hại hơn. Nhà cầm quyền cũng phủ nhận là không có người nào chết cả.
Bà Nghênh Giang, giảng viên về môn Truyền Thông tại trường đại học Adelaine nơi bà nghiên cứu về Truyền thông Xã hội Trung Quốc nói biến cố này nêu bật lên truyền thông Trung Quốc có thể chia rẽ như thế nào.
“Có hai nước Trung Quốc khác nhau. Một là nước Trung Quốc sống nhờ truyền thông xã hội, và một các cơ quan truyền thông nhà nước trung ương.”
Các hình ảnh được tải lên mạng Weibo, một dịch vụ giống như Twitter của Trung Quốc, cho thấy những người bị thương, trong đó có một người đàn ông nằm dưới đất, mặt mũi áo quần đầy máu.
Những hình ảnh khác cho thấy xe tăng trên đường phố, cũng như cảnh sát đặc biệt tấn công đám đông.
Bà Giang nói tất cả mọi việc được đưa lên Weibo đều chính xác, nhưng sự mất tin tưởng vào chính phủ và truyền thông chính thức làm cho mọi người càng tin là sự kiện tệ hại hơn.
“Nếu đây chỉ là tin đồn, thì những tin này vẫn có căn cứ hay cơ sở để người dân tin vào những tin đồn này. Bởi vì người dân không tin tưởng vào chính phủ và chỉ giả dụ là sự việc như thế có thể xảy ra.”
Ông Dương Chi Hội, một người chứng kiến nói với Đài VOA là ông gặp các người biểu tình sau khi đưa vợ đến một văn phòng chính phủ gần đó để thi.
Trong khi chờ vợ, ông thấy một số người biểu tình ngày càng trở nên hung hãn hơn.
“Có một ít sinh viên, những người trẻ khoảng tuổi 20. Họ mua trứng và bắt đầu ném vào cảnh sát vũ trang. Rồi họ bắt đầu ném chai nước. Việc này xảy ra khoảng 20 phút và sau đó cảnh sát tấn công và bắt đầu đánh đánh đập người biểu tình.”
Ông Dương nói ông thấy ít nhất có 3 người bị đánh bất tỉnh.
“Chính mắt tôi thấy một người đàn ông bị đánh mình đầy máu. Ông ta bị đánh nhiều đến nỗi muốn vỡ đầu. Ông nằm bất động và cảnh sát không cho chúng tôi đến gần ông ấy.”
Truyền thông Trung Quốc ngăn các nguồn tin độc lập về những sự kiện nhạy cảm như những cuộc biểu tình.
Báo chí xuất bản tại Hong Kong loan tin là sau những vụ đụng độ, nhà cầm quyền phong tỏa Mậu Danh, và yêu cầu các nhà báo phải xuất trình giấy phép đặc biệt nếu muốn vào thành phố.
Ngày hôm qua, Nhân dân Nhật báo chính thức của nhà nước đăng tải một bản tin phản bác những tin đồn trên mạng. Bài báo nói là tin tức của truyền thông Hong Kong nói rằng cuộc biểu tình làm cho 15 người chết và 300 người bị thương là sai. Bài báo này cũng nói tin quân đội can thiệp cũng không đúng.
Nhân dân Nhật báo nói những hình ảnh xe tăng đưa lên mạng đã cũ cách đây vài năm và được chụp trong một cuộc tập trận.
Ông Lê Hy Căn, giáo sư về truyền thông và thông tin tại trường đại học Hong Kong nói:
“Họ muốn đưa ra một loại hình ảnh đây không phải là một vấn đề trọng đại, mọi việc đã được kiểm soát. Đây là hướng dẫn cho truyền thông nhà nước đối phó với những vấn đề như thế.”
Ngày hôm qua, 4 ngày sau khi những vụ đụng độ xảy ra, chính phủ tổ chức một cuộc họp báo với giới truyền thông được lựa chọn.
Phụ tá trưởng an ninh địa phương công nhận là vì có những xáo trộn tại hiện trường, cảnh sát đã vô tình làm bị thương một số người biểu tình. Ông phủ nhận tin là có người chết nhưng nói có 15 người phải vào bệnh viện, trong đó có 4 người là nhân viên cảnh sát.
Tại cuộc họp báo, phó thị trưởng nói chính quyền sẽ lắng nghe những khuyến nghị của người dân để quyết định tương lai của nhà máy PX mà người dân đã biểu tình chống đối.
Giáo sư Lê Hy Căn nói chính phủ công nhận là tiếng nói trên mạng có thể trở nên mạnh mẽ hơn là tiếng nói của các giới chức nhà nước.
“Người dân học được bài học cay đắng của nhiều sự kiện khác, nên hiện nay họ thay đổi chiến lược, họ chuyển qua lãnh vực Internet để tiếng nói của họ có thể được nghe.”
Ông Dương Chi Hội, người đã chứng kiến cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, nói ông không tin vào những điều các giới chức địa phương nói. Ông nói chính phủ trung ương nên điều tra về những gì đã xảy ra.
Cư dân tại thị trấn vùng biển Mậu Danh, cách Quảng Đông 300 kilômét về phía nam đã xuống đường để phản đối một nhà máy hóa chất được dự trù xây dựng mà các cư dân nói là sẽ làm hại môi trường và nuôi dưỡng tham nhũng.
Trong khi những đòi hỏi của họ dường như rõ rệt, có nhiều câu hỏi không được trả lời về điều gì đã thực sự xảy ra sau khi cuộc tuần hành của hơn 1.000 người vào ngày Chủ Nhật 30 tháng 3 vừa qua trở thành bạo động.
Tin tức trên mạng cho biết cảnh sát dùng vũ lực quá đáng và đánh đập một số người biểu tình cho đến chết. Chính phủ nói cảnh sát hành động để giữ gìn trật tự công cộng khỏi tệ hại hơn. Nhà cầm quyền cũng phủ nhận là không có người nào chết cả.
Bà Nghênh Giang, giảng viên về môn Truyền Thông tại trường đại học Adelaine nơi bà nghiên cứu về Truyền thông Xã hội Trung Quốc nói biến cố này nêu bật lên truyền thông Trung Quốc có thể chia rẽ như thế nào.
“Có hai nước Trung Quốc khác nhau. Một là nước Trung Quốc sống nhờ truyền thông xã hội, và một các cơ quan truyền thông nhà nước trung ương.”
Các hình ảnh được tải lên mạng Weibo, một dịch vụ giống như Twitter của Trung Quốc, cho thấy những người bị thương, trong đó có một người đàn ông nằm dưới đất, mặt mũi áo quần đầy máu.
Những hình ảnh khác cho thấy xe tăng trên đường phố, cũng như cảnh sát đặc biệt tấn công đám đông.
Bà Giang nói tất cả mọi việc được đưa lên Weibo đều chính xác, nhưng sự mất tin tưởng vào chính phủ và truyền thông chính thức làm cho mọi người càng tin là sự kiện tệ hại hơn.
“Nếu đây chỉ là tin đồn, thì những tin này vẫn có căn cứ hay cơ sở để người dân tin vào những tin đồn này. Bởi vì người dân không tin tưởng vào chính phủ và chỉ giả dụ là sự việc như thế có thể xảy ra.”
Ông Dương Chi Hội, một người chứng kiến nói với Đài VOA là ông gặp các người biểu tình sau khi đưa vợ đến một văn phòng chính phủ gần đó để thi.
Trong khi chờ vợ, ông thấy một số người biểu tình ngày càng trở nên hung hãn hơn.
“Có một ít sinh viên, những người trẻ khoảng tuổi 20. Họ mua trứng và bắt đầu ném vào cảnh sát vũ trang. Rồi họ bắt đầu ném chai nước. Việc này xảy ra khoảng 20 phút và sau đó cảnh sát tấn công và bắt đầu đánh đánh đập người biểu tình.”
Ông Dương nói ông thấy ít nhất có 3 người bị đánh bất tỉnh.
“Chính mắt tôi thấy một người đàn ông bị đánh mình đầy máu. Ông ta bị đánh nhiều đến nỗi muốn vỡ đầu. Ông nằm bất động và cảnh sát không cho chúng tôi đến gần ông ấy.”
Truyền thông Trung Quốc ngăn các nguồn tin độc lập về những sự kiện nhạy cảm như những cuộc biểu tình.
Báo chí xuất bản tại Hong Kong loan tin là sau những vụ đụng độ, nhà cầm quyền phong tỏa Mậu Danh, và yêu cầu các nhà báo phải xuất trình giấy phép đặc biệt nếu muốn vào thành phố.
Ngày hôm qua, Nhân dân Nhật báo chính thức của nhà nước đăng tải một bản tin phản bác những tin đồn trên mạng. Bài báo nói là tin tức của truyền thông Hong Kong nói rằng cuộc biểu tình làm cho 15 người chết và 300 người bị thương là sai. Bài báo này cũng nói tin quân đội can thiệp cũng không đúng.
Nhân dân Nhật báo nói những hình ảnh xe tăng đưa lên mạng đã cũ cách đây vài năm và được chụp trong một cuộc tập trận.
Ông Lê Hy Căn, giáo sư về truyền thông và thông tin tại trường đại học Hong Kong nói:
“Họ muốn đưa ra một loại hình ảnh đây không phải là một vấn đề trọng đại, mọi việc đã được kiểm soát. Đây là hướng dẫn cho truyền thông nhà nước đối phó với những vấn đề như thế.”
Ngày hôm qua, 4 ngày sau khi những vụ đụng độ xảy ra, chính phủ tổ chức một cuộc họp báo với giới truyền thông được lựa chọn.
Phụ tá trưởng an ninh địa phương công nhận là vì có những xáo trộn tại hiện trường, cảnh sát đã vô tình làm bị thương một số người biểu tình. Ông phủ nhận tin là có người chết nhưng nói có 15 người phải vào bệnh viện, trong đó có 4 người là nhân viên cảnh sát.
Tại cuộc họp báo, phó thị trưởng nói chính quyền sẽ lắng nghe những khuyến nghị của người dân để quyết định tương lai của nhà máy PX mà người dân đã biểu tình chống đối.
Giáo sư Lê Hy Căn nói chính phủ công nhận là tiếng nói trên mạng có thể trở nên mạnh mẽ hơn là tiếng nói của các giới chức nhà nước.
“Người dân học được bài học cay đắng của nhiều sự kiện khác, nên hiện nay họ thay đổi chiến lược, họ chuyển qua lãnh vực Internet để tiếng nói của họ có thể được nghe.”
Ông Dương Chi Hội, người đã chứng kiến cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, nói ông không tin vào những điều các giới chức địa phương nói. Ông nói chính phủ trung ương nên điều tra về những gì đã xảy ra.
No comments:
Post a Comment