Ông Hagel đến Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài hai ngày. Tokyo là nơi đầu tiên ông viếng thăm trong vòng công du Châu Á. Tại đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định, tình hình trong khu vực « lại thêm một lý do để cần phải đến đây để trấn an các đồng minh về những cam kết của Hoa Kỳ ». Ông Chuck Hagel tái khẳng định quyết tâm của Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản khi cần thiết. Hồi tháng 10/2013 cũng tại Tokyo, ông cũng đã cam đoan tương tự.
Là thành viên khối G7, Nhật Bản không ngần ngại ủng hộ quan điểm của phương Tây lên án Matxcơva trong hồ sơ Ukraina, mặc dù Tokyo từ một năm qua đã xích gần lại với Nga – nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho Nhật.
Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền từ tháng 12/2012 đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin năm lần. Một trong những kỳ vọng của ông Abe là giải quyết xung đột lãnh thổ có từ nhiều năm trước về quần đảo Kuril, mà đôi bên vẫn chưa ký một hiệp định nào từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Quan hệ Nhật-Trung từ mùa thu năm 2012 đã xấu hẳn đi do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Từ khi Nhật mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật, Bắc Kinh thường xuyên gởi các tàu vũ trang đến vùng lãnh hải quanh Senkaku/Điếu Ngư. Cách đây vài tháng, Trung Quốc lại đơn phương quy định vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên quần đảo tranh chấp.
Washington đã nhiều lần nhắc nhở, Senkaku/Điếu Ngư dưới quyền quản lý của Nhật Bản, được đảm bảo bởi hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật, tuy không khẳng định chủ quyền của quần đảo này thuộc về ai.
Một số nhà phân tích cho rằng vụ Crimée bị Nga sáp nhập có thể thúc đẩy Bắc Kinh mưu toan đơn phương tiến hành thủ đoạn tương tự, đối với Nhật Bản hay các nước láng giềng khác ở Biển Đông cũng đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Ông Chuck Hagel gặp gỡ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong hôm nay và ngày mai, ông sẽ đàm luận với người đồng nhiệm Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida. Sau đó ông sẽ đến Trung Quốc rồi sang thăm Mông Cổ.
Là thành viên khối G7, Nhật Bản không ngần ngại ủng hộ quan điểm của phương Tây lên án Matxcơva trong hồ sơ Ukraina, mặc dù Tokyo từ một năm qua đã xích gần lại với Nga – nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho Nhật.
Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền từ tháng 12/2012 đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin năm lần. Một trong những kỳ vọng của ông Abe là giải quyết xung đột lãnh thổ có từ nhiều năm trước về quần đảo Kuril, mà đôi bên vẫn chưa ký một hiệp định nào từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Quan hệ Nhật-Trung từ mùa thu năm 2012 đã xấu hẳn đi do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Từ khi Nhật mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật, Bắc Kinh thường xuyên gởi các tàu vũ trang đến vùng lãnh hải quanh Senkaku/Điếu Ngư. Cách đây vài tháng, Trung Quốc lại đơn phương quy định vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên quần đảo tranh chấp.
Washington đã nhiều lần nhắc nhở, Senkaku/Điếu Ngư dưới quyền quản lý của Nhật Bản, được đảm bảo bởi hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật, tuy không khẳng định chủ quyền của quần đảo này thuộc về ai.
Một số nhà phân tích cho rằng vụ Crimée bị Nga sáp nhập có thể thúc đẩy Bắc Kinh mưu toan đơn phương tiến hành thủ đoạn tương tự, đối với Nhật Bản hay các nước láng giềng khác ở Biển Đông cũng đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Ông Chuck Hagel gặp gỡ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong hôm nay và ngày mai, ông sẽ đàm luận với người đồng nhiệm Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida. Sau đó ông sẽ đến Trung Quốc rồi sang thăm Mông Cổ.
No comments:
Post a Comment