Hôm qua, 07/05, chính quyền Hà Nội đã tổ chức họp báo quốc tế để tố cáo Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam và các tàu của Trung Quốc tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Châu Á, được AFP trích dẫn, nhận định : « Hành động của Trung Quốc diễn ra trước Hội nghị ASEAN ở Miến Điện sẽ đưa vấn đề Biển Đông lên thành ưu tiên của chương trình nghị sự ».
Vẫn theo chuyên gia Thayer, Bắc Kinh đã có thái độ « quyết đoán hung hăng » qua việc đưa giàn khoan dầu, cùng với nhiều tàu hộ tống, vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền và hành động này của Trung Quốc có thể là nhằm đáp trả chuyến công du Châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến đi này, nguyên thủ Mỹ đã khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với hai đồng minh là Nhật Bản và Philippines, cả hai đều đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan và bốn nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và chỉ muốn giải quyết các bất đồng với từng bên liên quan, trong khuôn khổ đàm phán song phương. Thế nhưng, một số nước ASEAN đòi đàm phán đa phương.
Giáo sư Thayer cho rằng, tại Thượng đỉnh sắp tới, « ASEAN dường như sẽ không lên án đích danh Trung Quốc và sẽ dùng lại các công thức cũ như tôn trọng luật pháp quốc tế, bác bỏ dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, và kêu gọi nhanh chóng ký kết một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc ». Thế nhưng, « các phản đối của ASEAN sẽ không làm Trung Quốc suy chuyển một ly nào ».
Sau 10 năm đàm phán, vào 2002, tại Phnom Penh, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký được Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông – DOC. Vấn đề hiện nay đối với ASEAN là ký được với Bắc Kinh một bộ luật ứng xử - COC – mang tính ràng buộc. Hồ sơ này cũng như các diễn biến vừa qua tại Biển Đông chắc chắn sẽ được đề cập đến trong Thượng đỉnh lần này, nhưng theo bình luận của chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, thì « các cuộc thảo luận sẽ còn kéo dài » và ít có khả năng đạt được đồng thuận về COC.
Tháng 07/2012, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng của khối này tại Phnom Penh không ra được thông cáo chung, do bất đồng giữa các nước trong việc lên án thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và sức ép của Trung Quốc đối với Cam Bốt, nước đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên.
Năm nay, lần đầu tiên, kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1997, Miến Điện đứng ra đảm trách chức Chủ tịch khối này, sau khi phải từ bỏ năm 2006. Mối quan hệ hữu hảo giữa Miến Điện và Trung Quốc, đồng minh lâu đời, kể cả trong thời kỳ chế độ độc tài quân sự, có nguy cơ đặt chính quyền Naypyidaw vào tính thế tế nhị, khi hồ sơ Biển Đông được nêu ra trong Hội nghị Thượng đỉnh.
Chính vì vậy, theo giới quan sát, Thượng đỉnh lần này ở Miến Điện sẽ là một trắc nghiệm về sự đoàn kết của ASEAN trước thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lại là một đối tác kinh tế quan trọng của khối này.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Châu Á, được AFP trích dẫn, nhận định : « Hành động của Trung Quốc diễn ra trước Hội nghị ASEAN ở Miến Điện sẽ đưa vấn đề Biển Đông lên thành ưu tiên của chương trình nghị sự ».
Vẫn theo chuyên gia Thayer, Bắc Kinh đã có thái độ « quyết đoán hung hăng » qua việc đưa giàn khoan dầu, cùng với nhiều tàu hộ tống, vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền và hành động này của Trung Quốc có thể là nhằm đáp trả chuyến công du Châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến đi này, nguyên thủ Mỹ đã khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với hai đồng minh là Nhật Bản và Philippines, cả hai đều đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan và bốn nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và chỉ muốn giải quyết các bất đồng với từng bên liên quan, trong khuôn khổ đàm phán song phương. Thế nhưng, một số nước ASEAN đòi đàm phán đa phương.
Giáo sư Thayer cho rằng, tại Thượng đỉnh sắp tới, « ASEAN dường như sẽ không lên án đích danh Trung Quốc và sẽ dùng lại các công thức cũ như tôn trọng luật pháp quốc tế, bác bỏ dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, và kêu gọi nhanh chóng ký kết một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc ». Thế nhưng, « các phản đối của ASEAN sẽ không làm Trung Quốc suy chuyển một ly nào ».
Sau 10 năm đàm phán, vào 2002, tại Phnom Penh, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký được Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông – DOC. Vấn đề hiện nay đối với ASEAN là ký được với Bắc Kinh một bộ luật ứng xử - COC – mang tính ràng buộc. Hồ sơ này cũng như các diễn biến vừa qua tại Biển Đông chắc chắn sẽ được đề cập đến trong Thượng đỉnh lần này, nhưng theo bình luận của chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, thì « các cuộc thảo luận sẽ còn kéo dài » và ít có khả năng đạt được đồng thuận về COC.
Tháng 07/2012, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng của khối này tại Phnom Penh không ra được thông cáo chung, do bất đồng giữa các nước trong việc lên án thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và sức ép của Trung Quốc đối với Cam Bốt, nước đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên.
Năm nay, lần đầu tiên, kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1997, Miến Điện đứng ra đảm trách chức Chủ tịch khối này, sau khi phải từ bỏ năm 2006. Mối quan hệ hữu hảo giữa Miến Điện và Trung Quốc, đồng minh lâu đời, kể cả trong thời kỳ chế độ độc tài quân sự, có nguy cơ đặt chính quyền Naypyidaw vào tính thế tế nhị, khi hồ sơ Biển Đông được nêu ra trong Hội nghị Thượng đỉnh.
Chính vì vậy, theo giới quan sát, Thượng đỉnh lần này ở Miến Điện sẽ là một trắc nghiệm về sự đoàn kết của ASEAN trước thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lại là một đối tác kinh tế quan trọng của khối này.
No comments:
Post a Comment