Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jennifer Psaki, « hành động đơn phương » của Bắc Kinh « dường như nằm trong xu hướng chung về cách ứng xử của Trung Quốc » nhằm thúc đẩy các đòi hỏi về chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đang có tranh chấp, đe dọa hòa bình và ổn định trong vùng.
Bà Psaki tuyên bố, Hoa Kỳ quan ngại về « cách cư xử nguy hiểm và hăm dọa » của một số tàu Trung Quốc trong khu vực, đồng thời, Washington kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.
Trước đó, ngày 06/05, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê phán quyết định đưa giàn khoan của Trung Quốc vào khu vực có tranh chấp ở Biển Đông là « khiêu khích và không giúp gì cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong vùng ».
Theo báo chí trong nước, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày hôm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Roussel, cho biết Hoa Kỳ theo dõi các diễn biến ở Biển Đông và kêu gọi các bên thận trọng.
Cũng trong ngày hôm nay, theo Reuters, bên lề một hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (Cheng Guoping) đã tuyên bố với báo giới rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải giải quyết một cách hòa bình các bất đồng và cho rằng sự cố xẩy ra hôm Chủ nhật, 04/05, tức là vụ tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Việt Nam, không phải là một vụ đối đầu.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) vẫn đòi Việt Nam phải chấm dứt cản trở các hoạt động thăm dò của giàn khoan 981 của Trung Quốc.
Sang đến hôm nay, Bắc Kinh lại cáo buộc tàu Việt Nam gây sự cố với tàu Trung Quốc và đổ hoàn toàn trách nhiệm cho phía Việt Nam về các sự cố hàng hải này.
Theo AFP, ông Dịch Tiên Lương (Yi Xianliang), Phó vụ trưởng Vụ Biên giới và biển đảo » của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh : « Trung Quốc không chịu trách nhiệm về bất kỳ một hành động khiêu khích nào ».
Theo quan chức này, từ ngày 03/05, tàu Việt Nam đã gây ra ít nhất là 171 lần va chạm với tàu Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển này.
Bà Psaki tuyên bố, Hoa Kỳ quan ngại về « cách cư xử nguy hiểm và hăm dọa » của một số tàu Trung Quốc trong khu vực, đồng thời, Washington kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.
Trước đó, ngày 06/05, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê phán quyết định đưa giàn khoan của Trung Quốc vào khu vực có tranh chấp ở Biển Đông là « khiêu khích và không giúp gì cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong vùng ».
Theo báo chí trong nước, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày hôm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Roussel, cho biết Hoa Kỳ theo dõi các diễn biến ở Biển Đông và kêu gọi các bên thận trọng.
Cũng trong ngày hôm nay, theo Reuters, bên lề một hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (Cheng Guoping) đã tuyên bố với báo giới rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải giải quyết một cách hòa bình các bất đồng và cho rằng sự cố xẩy ra hôm Chủ nhật, 04/05, tức là vụ tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Việt Nam, không phải là một vụ đối đầu.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) vẫn đòi Việt Nam phải chấm dứt cản trở các hoạt động thăm dò của giàn khoan 981 của Trung Quốc.
Sang đến hôm nay, Bắc Kinh lại cáo buộc tàu Việt Nam gây sự cố với tàu Trung Quốc và đổ hoàn toàn trách nhiệm cho phía Việt Nam về các sự cố hàng hải này.
Theo AFP, ông Dịch Tiên Lương (Yi Xianliang), Phó vụ trưởng Vụ Biên giới và biển đảo » của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh : « Trung Quốc không chịu trách nhiệm về bất kỳ một hành động khiêu khích nào ».
Theo quan chức này, từ ngày 03/05, tàu Việt Nam đã gây ra ít nhất là 171 lần va chạm với tàu Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển này.
No comments:
Post a Comment