Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Nhà báo Vũ Hoàng Lân, Phố Bolsa TV, tường thuật tại điểm nóng giàn khoan Hải Dương 981, gần quần đảo Hoàng Sa, trên boong tàu Cục Kiểm Ngư (18/5/2014)
Căng thẳng đối đầu giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa có phần hạ giảm khi Việt Nam chuyển hướng thôi đáp trả các vụ tấn công và phun vòi rồng của phía Trung Quốc.
Ký giả Vũ Hoàng Lân từ California, sáng lập viên chương trình PhoBolsaTV, người vừa tham gia các chuyến đi thực tế ra thăm Trường Sa (ngày 18 đến 27 tháng 4) và Hoàng Sa (ngày 17 đến 20 tháng 5), chia sẻ những gì anh tận mắt chứng kiến sau hai cuộc hải trình đặc biệt này trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA hôm nay.
Vũ Hoàng Lân: Tôi đi chung tàu với một nhóm viên chức của Cục Kiểm Ngư Việt Nam, trong đó có ông Cục trưởng. Vì thế, không được tiếp cận (tàu Trung Quốc) theo cách mà các tàu Việt Nam thường vẫn làm với giàn khoan này, tức là đi sát vào trong khu vực đó để tuyên truyền cho phía Trung Quốc biết rằng đây là lãnh hải của Việt Nam và Trung Quốc cần phải đi ra xa. Tuy nhiên, chiếc tàu này cũng đi tương đối sát, có lúc khoảng 7 hải lý tính từ giàn khoan đó. Thỉnh thoảng có những lúc tôi thấy có 5-6 tàu Trung Quốc chĩa thẳng chạy về hướng tàu này. Có những lúc vào ban đêm, tàu này ngưng máy để thả trôi, trôi về phía giàn khoan đó. Khi quá gần thì phía Trung Quốc bật đèn pha rất sáng, rọi thẳng vào tàu thì tàu lại nổ máy chạy ra xa.
Trà Mi: Anh thấy khoảng cách giữa tàu Việt Nam với các tàu Trung Quốc bao xa thì bị họ xua đuổi?
Vũ Hoàng Lân: Các vị đó nói thời gian đầu khoảng 3-4 hải lý thì mới bị xua đuổi, bây giờ thì cách 5-7 hải lý thì đã bị xua đuổi rồi. Khi một tàu Việt Nam vào thì có 2 tới 4 tàu Trung Quốc vây. Phía Việt Nam tuyên truyền kiểu Việt Nam, còn Trung Quốc tuyên truyền kiểu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc nói đây là khu vực của Trung Quốc, phía Việt Nam phải đi ra nếu không sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nếu mình không đi, họ phun vòi rồng và có thể tông thẳng vào tàu của Việt Nam. Vòi rồng thì rất mạnh. Tôi lên các tàu đã từng bị phun vòi rồng thấy những thanh sắt bằng bắp tay người bị sức phun của vòi rồng làm cong hẳn 90 độ, các loại kính bị bể tan tành hết. Tôi gặp 3 chiếc, một của Kiểm Ngư, một của Cảnh sát biển, và một của ngư dân bị vòi rồng phun như vậy. Kính bị bể hết, nước vào trong tàu làm hư toàn bộ hệ thống điện.
Trà Mi: Trong chuyến hải trình từ ngày 17 đến 20 tháng 5, anh có chứng kiến những vụ việc nào đáng tiếc xảy ra giữa đôi bên không?
Vũ Hoàng Lân: Không thấy chuyện gì xảy ra giữa đôi bên trong thời gian đó cả vì tàu này không tới đủ gần để thấy điều đó. Đúng ngày 17 tháng 5 tôi có nghe có tàu bị tông vào, nhưng tôi không trực tiếp nhìn thấy. Họ nói rất rõ ràng rằng tàu Việt Nam chủ trương tránh va chạm, nghĩa là khi bị tàu Trung Quốc phun nước hoặc tông thì không tông hay phun nước lại mà bỏ chạy ra ngoài. Tàu Việt Nam đi vào đủ để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam vẫn đang phản đối, nhưng đến khi căng thẳng như vậy thì họ lại lui ra. Nhưng họ cứ mỗi ngày đều có đi vào, thứ nhất để nói cho Trung Quốc biết như vậy, thứ hai để quan sát thêm những hoạt động trên giàn khoan như thế nào.
Trà Mi: Qua trao đổi với ngư dân và cảnh sát biển ở đó, anh ghi nhận cảm xúc, phản ứng, tâm tư tình cảm của họ như thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Mình nói chuyện nhiều với mấy người kiểm ngư, cảnh sát biển trên khu vực đó, họ cho biết thấy rất khó khăn với chủ trương không phản trả lại ở thời điểm hiện nay. Họ nói Trung Quốc vào đất nước Việt Nam, xua đuổi tàu Việt Nam ngay trong đất nước Việt Nam mà họ vẫn phải chấp nhận bỏ chạy chứ không đánh trả lại là điều rất khó khăn đối với họ. Tôi có tiếp xúc với một tàu của ngư dân bị Trung Quốc tông vào gây thiệt hại nhiều do thuyền trưởng Trương Văn Hải ở Đà Nẵng làm thuyền trưởng. Ông ấy nói yêu cầu phải có thêm sự trợ giúp từ phía các lực lượng của Việt Nam. Ông nói phía Trung Quốc, tàu đánh cá được tàu hải giám kè kè mà phía Việt Nam thì không có. Sau đó, tôi có nói chuyện với những người trong Cục Kiểm ngư. Họ nói Trung Quốc xuống đây đánh cá là trái lẽ nên phía Trung Quốc phải đem tàu hải giám ra kè. Còn ngư trường này là của Việt Nam, người Việt đánh cá ở đây là chuyện bình thường. Họ nói nếu hai tàu của các lực lượng đi kè bảo vệ 1 tàu cá của ngư dân thì Trung Quốc sẽ làm gấp đôi, gấp ba, sẽ leo thang căng thẳng nữa. Ở đây phải nói rõ là Việt Nam tuyên bố hoàn toàn không đưa bất cứ một lực lượng quân sự nào ra cả. Hiện nay chỉ nằm trong vòng Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư.
Trà Mi: Với tình hình anh mô tả, tại hiện trường cho thấy ưu thế hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc, họ quyết tâm bảo vệ hoạt động của giàn khoan, bất khả xâm phạm. Phía Việt Nam không làm được gì hơn ngoài mỗi ngày ra "tuyên truyền." Vậy Việt Nam có cách nào thực thi hiệu quả vấn đề chủ quyền và chống vi phạm chủ quyền, họ có phương án nào khác nữa hay không? Anh có đặt câu hỏi đó với giới hữu trách?
Vũ Hoàng Lân: Đó là chiến lược hiện nay Việt Nam đang theo đuổi: vẫn tiếp tục cho Trung Quốc hiểu rằng Trung Quốc không thể yên ổn đặt giàn khoan ở đó. Và họ cũng hiểu rằng nếu Trung Quốc muốn rút Trung Quốc phải có cớ nào đó, ví dụ như đợi ngày đáo hạn vào tháng 8 mà Bắc Kinh loan báo sẽ hoàn thành thăm dò.
Trà Mi: Có vẻ giải pháp cuối cùng cho Việt Nam là phải chờ đến hết thời gian thăm dò của giàn khoan ở đó thì Trung Quốc mới rút về, chứ hiện nay không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ?
Vũ Hoàng Lân: Không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong vụ này. Mình nghĩ một cách khách quan là Việt Nam không thể làm gì hơn được trong việc này. Việt Nam không thể nào manh động dùng quân sự, cái mà Trung Quốc đang trông đợi nhất. Và Việt Nam sẽ không để cho Trung Quốc có cơ hội đó.
Trà Mi: Anh có cảm nhận thế nào từ những gì mắt thấy tai nghe tại hiện trường?
Vũ Hoàng Lân: Tôi nghĩ cần cố gắng làm sao đừng để xảy ra chiến tranh vì nếu có chiến tranh sẽ rất lỗ lã về phía Việt Nam. Hiện nay, tôi đang có mặt tại thành phố Đà Nẵng, nơi có rất đông du khách là Trung Quốc. Bây giờ họ gần như rút hết về nước. Họ không tới ăn chơi gì ở đây nữa. Việc này cho thấy tất cả những biến động gì đều rơi ngược ngay lập tức vào đời sống bình thường của người dân Việt Nam. Về đây, tiếp xúc với người dân, với thực địa, mình thấy vấn đề manh động là rất khó.
Trà Mi: Mình không nói tới mức manh động, mà nói tới khả năng có mức cứng rắn hơn những gì Việt Nam đang làm hiện giờ…
Vũ Hoàng Lân: Tôi hỏi chuyện họ, tôi không thấy họ có bất cứ một giải pháp nào.
Trà Mi: Tiếp xúc với giới chức và người dân Việt Nam trong chuyến đi này, anh thấy cách phản ứng giữa dân chúng và nhà nước trước cùng sự việc (giàn khoan Trung Quốc) khác nhau thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Cả dân lẫn nhà nước lần này đều phản đối hành động của Trung Quốc. Cái đó quá rõ ràng, ai cũng thấy. Khác nhau là ở cách biểu hiện ra. Người dân tẩy chay hàng hóa, nhà máy, và khách hàng Trung Quốc. Khách sạn thì không tiếp người Trung Quốc..v.v..Nhà nước rõ ràng không có chủ trương làm như vậy. Hậu quả của việc đó bắt đầu tác động lên vấn đề làm ăn buôn bán ở đây. Ở Bình Dương nhà máy Trung Quốc, Đài Loan bị đập phá bây giờ hàng ngàn người không có công ăn việc làm ở Bình Dương.
Trà Mi: Khi anh ra Trường Sa, anh ghi nhận được những gì?
Vũ Hoàng Lân: Chuyến đi Trường Sa và chuyến đi Hoàng Sa hoàn toàn khác nhau. Hoàng Sa thì Trung Quốc lấy từ năm 1974 rồi, bây giờ họ xây cất dữ dội rồi. Trường Sa thì hiện nay Việt Nam gần như chủ đạo trong vấn đề chủ quyền ở khu vực đó, với 21 đảo gồm 9 đảo nổi và 11 đảo đá ngầm. Những chuyến đưa người, kể cả người Việt ở hải ngoại, ra Trường Sa để thăm hỏi nằm trong chủ trương mà Việt Nam muốn làm để khẳng định chủ quyền ở vùng đất đó.
Trà Mi: Ra Trường Sa, anh thấy cộng đồng người Việt sinh sống, làm ăn ở đó thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Người Việt ở đó sống giống như quân đội vậy: chồng đi đánh cá, vợ vào phụ các công việc trong các doanh trại của hải quân. Những đảo lớn thì như vậy. Những đảo nhỏ quá, nhất là những đảo đá ngầm, thì ở đó chỉ có quân sự thôi.
Trà Mi: Tình hình ở Trường Sa có gặp khó khăn gì từ phía Trung Quốc không?
Vũ Hoàng Lân: Trường Sa thì không có khó khăn gì với Trung Quốc trừ đảo Gạc Ma mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988. Trung Quốc đã tập trung vào đó xây dựng. Chuyến vừa rồi đi qua, tôi thấy Trung Quốc bắt đầu húc cát lên đổ cho đảo đó to ra để làm sân bay. Việt Nam không can thiệp được vào chỗ Gạc Ma. Chỗ này Trung Quốc chiếm và giữ rất kỹ. Lúc chúng tôi đi ngang đó dừng tàu lại ở khu vực Collins-Gạc Ma-Lansdowne, tôi thấy họ húc cát lên trắng xóa và xung quanh cả chục chiếc tàu của họ đậu. Trong 11 đảo đá ngầm ở Trường Sa, không có người dân. 9 đảo kia cũng không phải đảo nào cũng có dân. Những đảo lớn như Trường Sa, Sơn Ca, Song Tử Tây thì có. Đa số, nhưng không phải là tất cả, đảo đều có dân sinh sống.
Trà Mi: Mật độ dân cư ở đó thế nào? Sự hiện diện quân sự, đồn bốt ở đó có nhiều không?
Vũ Hoàng Lân: Cái đó thì vô kể. Có thể nói những đảo đó là khu quân sự. Cho tới thời điểm này quân sự ở đây rất chặt. Giao thông hào chạy khắp đảo, đặc biệt là khu ven biển giao thông hào bọc xung quanh. Ngoài biển họ dựng có những cái cọc gọi là cọc chống đổ bộ, chỉ chừa một đường để tàu chạy thẳng vào trong đảo thôi. Nói chung vấn đề quân sự rất chặt chẽ trên mấy đảo đó. Mỗi đảo có khoảng 7 hộ dân. Chia sẻ thêm, không phải về điều mình nhìn thấy mà về điều mình cảm nhận: Trường Sa-Hoàng Sa là vấn đề hết sức phức tạp. Mình nghĩ, chính quyền Việt Nam dù có giữ bí mật thế nào đi nữa cũng nên cố gắng thêm thông tin nhiều chừng nào tốt chừng đó cho người dân trong và ngoài nước để người dân có thái độ cho đúng. Nhiều khi người dân ở đây hoặc ở Mỹ có những phát biểu, ý thức, hoặc ý muốn xa rời thực tế vì thiếu thông tin. Đó là điều mình muốn chia sẻ.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho Tạp chí Thanh Niên VOA trong cuộc trao đổi hôm nay.
Một số hình ảnh từ chuyến đi của ký giả Vũ Hoàng Lân:
Ký giả Vũ Hoàng Lân từ California, sáng lập viên chương trình PhoBolsaTV, người vừa tham gia các chuyến đi thực tế ra thăm Trường Sa (ngày 18 đến 27 tháng 4) và Hoàng Sa (ngày 17 đến 20 tháng 5), chia sẻ những gì anh tận mắt chứng kiến sau hai cuộc hải trình đặc biệt này trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA hôm nay.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
Vũ Hoàng Lân: Tôi đi chung tàu với một nhóm viên chức của Cục Kiểm Ngư Việt Nam, trong đó có ông Cục trưởng. Vì thế, không được tiếp cận (tàu Trung Quốc) theo cách mà các tàu Việt Nam thường vẫn làm với giàn khoan này, tức là đi sát vào trong khu vực đó để tuyên truyền cho phía Trung Quốc biết rằng đây là lãnh hải của Việt Nam và Trung Quốc cần phải đi ra xa. Tuy nhiên, chiếc tàu này cũng đi tương đối sát, có lúc khoảng 7 hải lý tính từ giàn khoan đó. Thỉnh thoảng có những lúc tôi thấy có 5-6 tàu Trung Quốc chĩa thẳng chạy về hướng tàu này. Có những lúc vào ban đêm, tàu này ngưng máy để thả trôi, trôi về phía giàn khoan đó. Khi quá gần thì phía Trung Quốc bật đèn pha rất sáng, rọi thẳng vào tàu thì tàu lại nổ máy chạy ra xa.
Trà Mi: Anh thấy khoảng cách giữa tàu Việt Nam với các tàu Trung Quốc bao xa thì bị họ xua đuổi?
Vũ Hoàng Lân: Các vị đó nói thời gian đầu khoảng 3-4 hải lý thì mới bị xua đuổi, bây giờ thì cách 5-7 hải lý thì đã bị xua đuổi rồi. Khi một tàu Việt Nam vào thì có 2 tới 4 tàu Trung Quốc vây. Phía Việt Nam tuyên truyền kiểu Việt Nam, còn Trung Quốc tuyên truyền kiểu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc nói đây là khu vực của Trung Quốc, phía Việt Nam phải đi ra nếu không sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nếu mình không đi, họ phun vòi rồng và có thể tông thẳng vào tàu của Việt Nam. Vòi rồng thì rất mạnh. Tôi lên các tàu đã từng bị phun vòi rồng thấy những thanh sắt bằng bắp tay người bị sức phun của vòi rồng làm cong hẳn 90 độ, các loại kính bị bể tan tành hết. Tôi gặp 3 chiếc, một của Kiểm Ngư, một của Cảnh sát biển, và một của ngư dân bị vòi rồng phun như vậy. Kính bị bể hết, nước vào trong tàu làm hư toàn bộ hệ thống điện.
Trà Mi: Trong chuyến hải trình từ ngày 17 đến 20 tháng 5, anh có chứng kiến những vụ việc nào đáng tiếc xảy ra giữa đôi bên không?
Vũ Hoàng Lân: Không thấy chuyện gì xảy ra giữa đôi bên trong thời gian đó cả vì tàu này không tới đủ gần để thấy điều đó. Đúng ngày 17 tháng 5 tôi có nghe có tàu bị tông vào, nhưng tôi không trực tiếp nhìn thấy. Họ nói rất rõ ràng rằng tàu Việt Nam chủ trương tránh va chạm, nghĩa là khi bị tàu Trung Quốc phun nước hoặc tông thì không tông hay phun nước lại mà bỏ chạy ra ngoài. Tàu Việt Nam đi vào đủ để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam vẫn đang phản đối, nhưng đến khi căng thẳng như vậy thì họ lại lui ra. Nhưng họ cứ mỗi ngày đều có đi vào, thứ nhất để nói cho Trung Quốc biết như vậy, thứ hai để quan sát thêm những hoạt động trên giàn khoan như thế nào.
Trà Mi: Qua trao đổi với ngư dân và cảnh sát biển ở đó, anh ghi nhận cảm xúc, phản ứng, tâm tư tình cảm của họ như thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Mình nói chuyện nhiều với mấy người kiểm ngư, cảnh sát biển trên khu vực đó, họ cho biết thấy rất khó khăn với chủ trương không phản trả lại ở thời điểm hiện nay. Họ nói Trung Quốc vào đất nước Việt Nam, xua đuổi tàu Việt Nam ngay trong đất nước Việt Nam mà họ vẫn phải chấp nhận bỏ chạy chứ không đánh trả lại là điều rất khó khăn đối với họ. Tôi có tiếp xúc với một tàu của ngư dân bị Trung Quốc tông vào gây thiệt hại nhiều do thuyền trưởng Trương Văn Hải ở Đà Nẵng làm thuyền trưởng. Ông ấy nói yêu cầu phải có thêm sự trợ giúp từ phía các lực lượng của Việt Nam. Ông nói phía Trung Quốc, tàu đánh cá được tàu hải giám kè kè mà phía Việt Nam thì không có. Sau đó, tôi có nói chuyện với những người trong Cục Kiểm ngư. Họ nói Trung Quốc xuống đây đánh cá là trái lẽ nên phía Trung Quốc phải đem tàu hải giám ra kè. Còn ngư trường này là của Việt Nam, người Việt đánh cá ở đây là chuyện bình thường. Họ nói nếu hai tàu của các lực lượng đi kè bảo vệ 1 tàu cá của ngư dân thì Trung Quốc sẽ làm gấp đôi, gấp ba, sẽ leo thang căng thẳng nữa. Ở đây phải nói rõ là Việt Nam tuyên bố hoàn toàn không đưa bất cứ một lực lượng quân sự nào ra cả. Hiện nay chỉ nằm trong vòng Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư.
Trà Mi: Với tình hình anh mô tả, tại hiện trường cho thấy ưu thế hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc, họ quyết tâm bảo vệ hoạt động của giàn khoan, bất khả xâm phạm. Phía Việt Nam không làm được gì hơn ngoài mỗi ngày ra "tuyên truyền." Vậy Việt Nam có cách nào thực thi hiệu quả vấn đề chủ quyền và chống vi phạm chủ quyền, họ có phương án nào khác nữa hay không? Anh có đặt câu hỏi đó với giới hữu trách?
Không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ...Mình nghĩ một cách khách quan là Việt Nam không thể làm gì hơn được trong việc này.
Vũ Hoàng Lân: Đó là chiến lược hiện nay Việt Nam đang theo đuổi: vẫn tiếp tục cho Trung Quốc hiểu rằng Trung Quốc không thể yên ổn đặt giàn khoan ở đó. Và họ cũng hiểu rằng nếu Trung Quốc muốn rút Trung Quốc phải có cớ nào đó, ví dụ như đợi ngày đáo hạn vào tháng 8 mà Bắc Kinh loan báo sẽ hoàn thành thăm dò.
Trà Mi: Có vẻ giải pháp cuối cùng cho Việt Nam là phải chờ đến hết thời gian thăm dò của giàn khoan ở đó thì Trung Quốc mới rút về, chứ hiện nay không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ?
Vũ Hoàng Lân: Không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong vụ này. Mình nghĩ một cách khách quan là Việt Nam không thể làm gì hơn được trong việc này. Việt Nam không thể nào manh động dùng quân sự, cái mà Trung Quốc đang trông đợi nhất. Và Việt Nam sẽ không để cho Trung Quốc có cơ hội đó.
Trà Mi: Anh có cảm nhận thế nào từ những gì mắt thấy tai nghe tại hiện trường?
Vũ Hoàng Lân: Tôi nghĩ cần cố gắng làm sao đừng để xảy ra chiến tranh vì nếu có chiến tranh sẽ rất lỗ lã về phía Việt Nam. Hiện nay, tôi đang có mặt tại thành phố Đà Nẵng, nơi có rất đông du khách là Trung Quốc. Bây giờ họ gần như rút hết về nước. Họ không tới ăn chơi gì ở đây nữa. Việc này cho thấy tất cả những biến động gì đều rơi ngược ngay lập tức vào đời sống bình thường của người dân Việt Nam. Về đây, tiếp xúc với người dân, với thực địa, mình thấy vấn đề manh động là rất khó.
Trà Mi: Mình không nói tới mức manh động, mà nói tới khả năng có mức cứng rắn hơn những gì Việt Nam đang làm hiện giờ…
Vũ Hoàng Lân: Tôi hỏi chuyện họ, tôi không thấy họ có bất cứ một giải pháp nào.
Trà Mi: Tiếp xúc với giới chức và người dân Việt Nam trong chuyến đi này, anh thấy cách phản ứng giữa dân chúng và nhà nước trước cùng sự việc (giàn khoan Trung Quốc) khác nhau thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Cả dân lẫn nhà nước lần này đều phản đối hành động của Trung Quốc. Cái đó quá rõ ràng, ai cũng thấy. Khác nhau là ở cách biểu hiện ra. Người dân tẩy chay hàng hóa, nhà máy, và khách hàng Trung Quốc. Khách sạn thì không tiếp người Trung Quốc..v.v..Nhà nước rõ ràng không có chủ trương làm như vậy. Hậu quả của việc đó bắt đầu tác động lên vấn đề làm ăn buôn bán ở đây. Ở Bình Dương nhà máy Trung Quốc, Đài Loan bị đập phá bây giờ hàng ngàn người không có công ăn việc làm ở Bình Dương.
Trà Mi: Khi anh ra Trường Sa, anh ghi nhận được những gì?
Vũ Hoàng Lân: Chuyến đi Trường Sa và chuyến đi Hoàng Sa hoàn toàn khác nhau. Hoàng Sa thì Trung Quốc lấy từ năm 1974 rồi, bây giờ họ xây cất dữ dội rồi. Trường Sa thì hiện nay Việt Nam gần như chủ đạo trong vấn đề chủ quyền ở khu vực đó, với 21 đảo gồm 9 đảo nổi và 11 đảo đá ngầm. Những chuyến đưa người, kể cả người Việt ở hải ngoại, ra Trường Sa để thăm hỏi nằm trong chủ trương mà Việt Nam muốn làm để khẳng định chủ quyền ở vùng đất đó.
Trà Mi: Ra Trường Sa, anh thấy cộng đồng người Việt sinh sống, làm ăn ở đó thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Người Việt ở đó sống giống như quân đội vậy: chồng đi đánh cá, vợ vào phụ các công việc trong các doanh trại của hải quân. Những đảo lớn thì như vậy. Những đảo nhỏ quá, nhất là những đảo đá ngầm, thì ở đó chỉ có quân sự thôi.
Trà Mi: Tình hình ở Trường Sa có gặp khó khăn gì từ phía Trung Quốc không?
Vũ Hoàng Lân: Trường Sa thì không có khó khăn gì với Trung Quốc trừ đảo Gạc Ma mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988. Trung Quốc đã tập trung vào đó xây dựng. Chuyến vừa rồi đi qua, tôi thấy Trung Quốc bắt đầu húc cát lên đổ cho đảo đó to ra để làm sân bay. Việt Nam không can thiệp được vào chỗ Gạc Ma. Chỗ này Trung Quốc chiếm và giữ rất kỹ. Lúc chúng tôi đi ngang đó dừng tàu lại ở khu vực Collins-Gạc Ma-Lansdowne, tôi thấy họ húc cát lên trắng xóa và xung quanh cả chục chiếc tàu của họ đậu. Trong 11 đảo đá ngầm ở Trường Sa, không có người dân. 9 đảo kia cũng không phải đảo nào cũng có dân. Những đảo lớn như Trường Sa, Sơn Ca, Song Tử Tây thì có. Đa số, nhưng không phải là tất cả, đảo đều có dân sinh sống.
Trà Mi: Mật độ dân cư ở đó thế nào? Sự hiện diện quân sự, đồn bốt ở đó có nhiều không?
Vũ Hoàng Lân: Cái đó thì vô kể. Có thể nói những đảo đó là khu quân sự. Cho tới thời điểm này quân sự ở đây rất chặt. Giao thông hào chạy khắp đảo, đặc biệt là khu ven biển giao thông hào bọc xung quanh. Ngoài biển họ dựng có những cái cọc gọi là cọc chống đổ bộ, chỉ chừa một đường để tàu chạy thẳng vào trong đảo thôi. Nói chung vấn đề quân sự rất chặt chẽ trên mấy đảo đó. Mỗi đảo có khoảng 7 hộ dân. Chia sẻ thêm, không phải về điều mình nhìn thấy mà về điều mình cảm nhận: Trường Sa-Hoàng Sa là vấn đề hết sức phức tạp. Mình nghĩ, chính quyền Việt Nam dù có giữ bí mật thế nào đi nữa cũng nên cố gắng thêm thông tin nhiều chừng nào tốt chừng đó cho người dân trong và ngoài nước để người dân có thái độ cho đúng. Nhiều khi người dân ở đây hoặc ở Mỹ có những phát biểu, ý thức, hoặc ý muốn xa rời thực tế vì thiếu thông tin. Đó là điều mình muốn chia sẻ.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho Tạp chí Thanh Niên VOA trong cuộc trao đổi hôm nay.
Một số hình ảnh từ chuyến đi của ký giả Vũ Hoàng Lân:
Cán bộ Cục Kiểm Ngư Việt Nam nói về tại nạn bị tàu hải giám Trung Quốc đâm. Cán bộ này cho biết những tấm đệm quanh mạn tàu Trung Quốc bị rớt lại trên tàu Việt Nam.
No comments:
Post a Comment