Tiếp sau việc lên án Trung Quốc đe dọa hòa bình và kêu gọi quốc tế ủng hộ Việt Nam phản đối Bắc Kinh trong vụ giàn khoan, đây là lần đầu tiên, một lãnh đạo Việt Nam công khai nêu ra khả năng kiện Trung Quốc.
Hành động này của Việt Nam có nguy cơ làm cho Bắc Kinh tức giận. Trong thời gian qua, Trung Quốc tìm mọi cách gây sức ép buộc Philippines rút bỏ đơn kiện lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : « Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam không cho biết rõ các biện pháp phòng vệ được nêu trong thư. Lãnh đạo chính phủ Việt Nam khẳng định : « Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp đến cùng bởi lẽ chủ quyền lãnh thổ, bao gồm các vùng biển và đất liền, là thiêng liêng ».
Theo chính quyền Hà Nội, giàn khoan dầu Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trong khi đó, các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.
Tháng Ba vừa qua, Philippines là nước đầu tiên kiện Trung Quốc, đệ đơn lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, yêu cầu định chế quốc tế này khẳng định quyền của Manila được khai thác vùng đặc quyền kinh tế, phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện này và đe dọa Philippines là vụ việc này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ giữa hai nước.
Cho dù tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc không có phương tiện để buộc các bên liên quan tuân thủ phán quyết, nhưng một quyết định bất lợi cho Trung Quốc có thể khuyến khích các quốc gia khác có hành động kiện tương tự, để gây sức ép với Trung Quốc.
Hành động này của Việt Nam có nguy cơ làm cho Bắc Kinh tức giận. Trong thời gian qua, Trung Quốc tìm mọi cách gây sức ép buộc Philippines rút bỏ đơn kiện lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : « Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam không cho biết rõ các biện pháp phòng vệ được nêu trong thư. Lãnh đạo chính phủ Việt Nam khẳng định : « Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp đến cùng bởi lẽ chủ quyền lãnh thổ, bao gồm các vùng biển và đất liền, là thiêng liêng ».
Theo chính quyền Hà Nội, giàn khoan dầu Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trong khi đó, các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.
Tháng Ba vừa qua, Philippines là nước đầu tiên kiện Trung Quốc, đệ đơn lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, yêu cầu định chế quốc tế này khẳng định quyền của Manila được khai thác vùng đặc quyền kinh tế, phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện này và đe dọa Philippines là vụ việc này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ giữa hai nước.
Cho dù tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc không có phương tiện để buộc các bên liên quan tuân thủ phán quyết, nhưng một quyết định bất lợi cho Trung Quốc có thể khuyến khích các quốc gia khác có hành động kiện tương tự, để gây sức ép với Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment