Nhân chuyến công du Philippines, tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á, tại Manila, ngày hôm qua 21/05/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khai hỏa. Lần đầu tiên, kể từ chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979, một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam công khai tố cáo hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam với nhiều tàu, kể cả tàu quân sự, đi hộ tống, « đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông ». Thủ tướng Việt Nam còn kêu gọi cộng đồng quốc tế « lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế ».
Tối qua, từ Manila, trả lời Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam có thể có «các hành động pháp lý », tức là kiện Trung Quốc.
Như có một sự phối hợp, cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry, thông báo tình hình rất căng thẳng do việc Trung Quốc gia tăng số lượng tàu, kể cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ đến khu vực Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Tại diễn đàn đa phương Liên Hiệp Quốc, ngay từ ngày 07/05, Việt Nam đã cho lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc. Ngày 20/05, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc ở Genève, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và văn bản này được gửi đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc.
Cuộc phản công ngoại giao mạnh mẽ của Việt Nam nhắm vào láng giềng khổng lồ phương Bắc dường như chỉ bắt đầu khi Trung Quốc tận dụng một số vụ biểu tình bạo động bài Trung Quốc ở một số tỉnh của Việt Nam để bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, đẩy chính quyền Hà Nội vào thế bị động. Trong khi đó, trên biển, các tàu của Trung Quốc, với số lượng áp đảo, tỏ ra rất hung hăng, ngăn chặn các tàu của Việt Nam, gây ra tình hình cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Mặt khác, Bắc Kinh dồn Hà Nội vào thế đường cùng. Các cuộc tiếp xúc và liên lạc giữa hai bên, khoảng hơn hai chục lần, không mang lại kết quả, mà ngược lại, Trung Quốc càng tỏ ra cứng rắn hơn, đe dọa hơn. Theo báo chí quốc tế, dường như Việt Nam muốn có gặp gỡ ở cấp cao nhất để thảo luận vấn đề giàn khoan, nhưng Trung Quốc từ chối.
Về đối nội, cuộc phản công ngoại giao của Việt Nam nhắm vào Trung Quốc giúp giải tỏa phần nào sự bức xúc của người dân, vốn bất mãn trước các phản ứng yếu ớt của chính quyền, mà lại bị cấm biểu tình bày tỏ lòng yêu nước (hay nói cho đúng là chỉ được phép bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc mít tinh do Nhà nước tổ chức). Trong những ngày qua, báo chí chính thức và trên internet, có nhiều bài viết kêu gọi chính quyền phải kiện Trung Quốc. Chưa thể khẳng định được là Hà Nội sẽ đi tới cùng, kiện Bắc Kinh, nhưng việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam đang xem xét « các hành động pháp lý », cũng phần nào đáp ứng đòi hỏi của công luận trong nước.
Trong bài trả lời phỏng vấn Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng » và Việt Nam « nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ». Với tuyên bố này, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với « tinh thần 4 tốt » và phương châm « 16 chữ vàng » mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra.
Tối qua, từ Manila, trả lời Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam có thể có «các hành động pháp lý », tức là kiện Trung Quốc.
Như có một sự phối hợp, cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry, thông báo tình hình rất căng thẳng do việc Trung Quốc gia tăng số lượng tàu, kể cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ đến khu vực Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Tại diễn đàn đa phương Liên Hiệp Quốc, ngay từ ngày 07/05, Việt Nam đã cho lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc. Ngày 20/05, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc ở Genève, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và văn bản này được gửi đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc.
Cuộc phản công ngoại giao mạnh mẽ của Việt Nam nhắm vào láng giềng khổng lồ phương Bắc dường như chỉ bắt đầu khi Trung Quốc tận dụng một số vụ biểu tình bạo động bài Trung Quốc ở một số tỉnh của Việt Nam để bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, đẩy chính quyền Hà Nội vào thế bị động. Trong khi đó, trên biển, các tàu của Trung Quốc, với số lượng áp đảo, tỏ ra rất hung hăng, ngăn chặn các tàu của Việt Nam, gây ra tình hình cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Mặt khác, Bắc Kinh dồn Hà Nội vào thế đường cùng. Các cuộc tiếp xúc và liên lạc giữa hai bên, khoảng hơn hai chục lần, không mang lại kết quả, mà ngược lại, Trung Quốc càng tỏ ra cứng rắn hơn, đe dọa hơn. Theo báo chí quốc tế, dường như Việt Nam muốn có gặp gỡ ở cấp cao nhất để thảo luận vấn đề giàn khoan, nhưng Trung Quốc từ chối.
Về đối nội, cuộc phản công ngoại giao của Việt Nam nhắm vào Trung Quốc giúp giải tỏa phần nào sự bức xúc của người dân, vốn bất mãn trước các phản ứng yếu ớt của chính quyền, mà lại bị cấm biểu tình bày tỏ lòng yêu nước (hay nói cho đúng là chỉ được phép bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc mít tinh do Nhà nước tổ chức). Trong những ngày qua, báo chí chính thức và trên internet, có nhiều bài viết kêu gọi chính quyền phải kiện Trung Quốc. Chưa thể khẳng định được là Hà Nội sẽ đi tới cùng, kiện Bắc Kinh, nhưng việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam đang xem xét « các hành động pháp lý », cũng phần nào đáp ứng đòi hỏi của công luận trong nước.
Trong bài trả lời phỏng vấn Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng » và Việt Nam « nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ». Với tuyên bố này, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với « tinh thần 4 tốt » và phương châm « 16 chữ vàng » mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra.
No comments:
Post a Comment