2014, năm Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông
Một nước sức mạnh kinh tế và quân sự áp đảo tại Á Châu, với một lãnh đạo tập trung hết quyền lực trong tay, Trung Quốc năm 2014 gây lo ngại cho toàn Châu Á. Biết thế, Bắc Kinh tuyên bố 2015 sẽ là năm « hòa bình, hợp tác hàng hải với Đông Nam Á ». Liệu lời hứa của Tập Cận Bình có được các nước trong vùng tin tưởng hay không ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhân vật tập trung nhiều quyền lực nhất tính từ thời Mao Trạch Đông. Năm 2014, ông đạt được một thành tích mới hai năm sau khi nắm quyền : Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa Trung Quốc lên ngôi cường quốc kinh tế số một thế giới, tính theo tổng sản lượng GDP.
Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không dám khoe khoang vì biết rõ sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc đang làm các quốc gia khu vực lẫn phương Tây lo ngại.
Từ hai năm nay, Bắc Kinh thực hiện một chính sách tăng cường hiện diện hải quân tại vùng Tây Thái Bình dương từ Hoa Đông xuống biển Đông Nam Á, gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Trong một chương trình truyền hình trên đài CCTV4 đầu tháng 12, quân đội Trung Quốc khẳng định là là tàu ngầm Trung Quốc trang bị đủ số tên lửa hành trình có thể đánh trúng 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Còn tại vùng Biển Đông, lực lượng hải quân Trung Quốc « tương đương với lực lượng bộ chiến của Nga tại Ukraina ».
Theo nhà báo Mỹ James Miles, chuyên gia Trung Quốc trên The Economist, mặc dù Bắc Kinh tuyên bố 2015 là năm « hợp tác hàng hải với Đông Nam Á », trên thực tế chính quyền Trung Quốc không có một cử chỉ nào cho thấy họ giảm bớt tham vọng biển đảo ở Hoa Đông và biển Đông Nam Á : Xây dựng đảo nhân tạo, tăng cường chiến thuyền, thậm chí thành lập « vùng phòng không ».
Năm 2015 chắc sẽ có nhiều bất trắc hơn là hòa bình .
Cùng nhận định này, từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những sự kiện quan trọng trong năm sắp kết thúc đánh dấu những bước hợp tác mới của những quốc gia bị Trung Quốc đe dọa lãnh hải và quyền lợi hàng hải.
« Nhìn Nhật Bản, Ấn Độ và quốc gia dân chủ đang lên như Indonesia thì chúng ta sẽ thấy rõ tầm nhìn rất quan trọng về sự hợp tác hàng hải giữa các quốc gia Châu Á Thái Bình dương. Tại sao ?... Chúng ta không quên là Tập Cận Bình đã nói đi nói lại nhiều lần « Châu Á là của người Á Châu ». Đây là một mật khẩu, biểu lộ chính sách bá quyền của Trung Quốc. Nếu 2015, Trung Quốc tiếp tục xác quyết chủ quyền thô bạo thì năm 2015 không phải là một năm hòa bình, ổn định…. »
Cùng chủ đề
TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
Trường Sa : Chiến hạm Việt - Trung gờm nhau gần Đá Gạc MaTRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG
Trung Quốc tránh giải quyết bằng pháp luật các tranh chấp tại Biển ĐôngVIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG
Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam bác bỏ toàn bộ luận điểm của Trung Quốc
Tư liệu
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
Cảnh sát Mỹ bị tố cáo luôn mạnh tay với người da đen
Nhiều thành phố Mỹ bị chấn động vì các cuộc biểu tình hàng ngày trong hai tuần lễ chống hành động bạo lực của cảnh …Đàm phán hạt nhân Iran : Giải pháp kỹ thuật cho xung khắc chính trị
Iran và cộng đồng quốc tế đã để lở một cơ hội lịch sử để giải quyết hồ sơ hạt nhân của Teheran. Tuy nhiên, hai bên cố tránh …Lá phiếu cử tri gốc châu Mỹ Latinh trong sắc lệnh di dân của Tổng thống Mỹ
Sắc lệnh đình hoãn trục xuất di dân nhập cư bất hợp pháp của Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến 5 triệu người. Ngoài lý do …Chiến lược của Úc từ Thái Bình dương đến Ấn Độ dương
Vừa ký hiệp ước thương mại tự do với Bắc Kinh, Canberra đã tức khắc ký hiệp định khung hợp tác quốc phòng với Ấn Độ. Quốc gia 24 triệu …Bức tường Berlin sụp đổ vì chế độ toàn trị lung lay
Trong tuần lễ qua, ở châu Âu – đặc biệt là ở nước Đức – mọi người hân hoan kỷ niệm 25 năm Bức tường …Hệ quả chính trị sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Chuyện gì xảy ra cho Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đắc cử vẻ vang năm 2008, được thế giới vinh danh như thần tượng, con chim đầu đàn của đảng Dân Chủ …
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
Các chương trình
No comments:
Post a Comment