Những khối tự do mậu dịch đang chờ đón Việt Nam
Có thể nói 2015 sẽ là một năm mang tính chất quyết định cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi vì đây sẽ là năm hình thành những khối tự do mậu dịch với sự tham gia của Việt Nam : Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu (Vietnam – EU AFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trước hết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC, cộng đồng này theo dự kiến sẽ hình thành vào cuối năm 2015 (nhưng theo nhiều chuyên gia thì có thể sự ra đời của khối này sẽ bị dời lại cho đến sớm nhất là năm 2020).
AEC là nằm trong khuôn khổ kế hoạch “Tầm nhìn ASEAN 2020”, được thông qua vào năm 1997 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập hiệp hội ASEAN. Đây sẽ là một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất duy nhất, mà trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và nhân công có trình độ sẽ được tự do lưu thông giữa các nước trong hiệp hội. Đây cũng sẽ là một khu vực kinh tế cạnh tranh và phát triển đồng đều và sẽ đi theo hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Cũng trong năm tới, Việt Nam sẽ ký hiệp định tự do mậu dịch với Liên hiệp châu Âu, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thiết yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường của nhau. Hiện nay, hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nước châu Âu.
Trong khi đó, các vòng đàm phán về Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình TPP đang được các quốc gia, trong đó có Việt Nam, tiến hành ráo riết để có thể kết thúc đàm phán sớm nhất trong năm 2015.
Việt Nam chuẩn bị gia nhập ba khối tự do mậu dịch nói trên với một nền kinh tế như thế nào? Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, công bố vào đầu tháng 12 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 đã có những “dấu hiệu tích cực ban đầu” về quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Dựa trên những dấu hiệu tích cực này, Ngân hàng Thế giới dự báo là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cả năm 2014 sẽ là 5,6%, cao hơn một chút so với mức 5,4% của năm 2013. Theo Ngân hàng Thế giới, yếu tố chính khiến cho Việt Nam chưa thể đạt mức tăng trưởng cao đó là do mức cầu nội địa vẫn còn yếu.
Nhìn chung, trong năm qua, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là tiếp tục ổn định, với mức lạm phát trong tháng 11 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2009 (một phần cũng chính là vì nhu cầu tiêu thụ còn yếu).
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới ghi nhận là kinh tế Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, chẳng hạn như tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, làm cản trở nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Về tình hình các doanh nghiệp, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, thì các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn chưa ra khỏi tình trạng khó khăn từ máy năm qua.
Số lượng các doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động tiếp tục gia tăng. Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng này chính là do bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn, do vẫn không được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước.
Trong khi đó, tiến độ cải cách trong khu vực Nhà nước ở Việt Nam vẫn còn chậm hơn so với chỉ tiêu đề ra, mặc dầu đã được tăng tốc trong năm nay. Trong lĩnh vực ngân hàng, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, việc giải quyết nợ xấu trong hệ thống vẫn còn là vấn đề chính gây quan ngại.
Nhìn về trung hạn, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng triển vọng kinh tế của Việt Nam sẽ vẫn chịu tác động của những yếu tố rũi ro. Thứ nhất, tiến độ còn quá chậm trong việc cải cách doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng gây tác động bất lợi cho tình hình tài chính vĩ mô, định hướng xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam khiến nền kinh tế này dễ bị tác động của những diễn biến bất lợi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước pháp triển, vốn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Với một tình hình kinh tế như vậy, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm 2015 đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức gì và mang lại những thuận lợi gì? Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội.
Cùng chủ đề
TẠP CHÍ VIỆT NAM
Việt Nam trước ngưỡng cửa TPPTẠP CHÍ KINH TẾ
Du lịch và thị thực : Những bất cập đối với Việt NamTẠP CHÍ KINH TẾ
Nợ doanh nghiệp nhà nước Việt Nam: Nguy cơ cận kề ?TẠP CHÍ VIỆT NAM
Nông sản Việt Nam phải bớt lệ thuộc vào Trung Quốc
Tư liệu
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam chưa tận dụng đúng mức thời cơ
Bất chấp khả năng làm Bắc Kinh phật ý, ngày 05/12/2014, Hà Nội đã chuyển đến Tòa án Trọng tài Thường trực tại …GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"
Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ …Biển Đông thời hậu Hagel : Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Việc đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ cũng như sự kiện ông Ashton Carter thế ông Chuck Hagel làm Bộ …Cần một cơ chế bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền
Ngày 25/11/2014, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, đã ra thông cáo lên án vụ hành …Dự án đèo Hải Vân : Nguy cơ đầu tư Trung Quốc
Trong những ngày qua, trên mặt báo chính thức ở Việt Nam đã có rất nhiều tranh cãi về dự án khu du lịch tại đèo …Cây gậy và củ cà rốt Trung Quốc tại Biển Đông
Sách lược chiêu dụ các láng giềng của Trung Quốc đang tiếp tục được các lãnh đạo nước này triển khai đặc biệt nhắm vào …
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
Các chương trình
No comments:
Post a Comment