Thách thức về tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Bắc Kinh gia tăng

Bản đồ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc mà theo văn kiện của Mỹ kết luận là không có cơ sở trong luật quốc tế.
Bản đồ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc mà theo văn kiện của Mỹ kết luận là không có cơ sở trong luật quốc tế.
Thứ Hai, 15 tháng 12, là thời hạn chót để Trung Quốc đệ trình phản biện về vụ Philippines kiện nước này tại tòa án trọng tài về việc đòi chủ quyền rộng khắp trên biển Đông. Nhưng, theo tường thuật của Thông tín viên đài VOA Simone Orendain tại Manila, Trung Quốc tránh tòa án trọng tài và không muốn trả lời, trong khi những thách thức đối với lập trường của họ tiếp tục gia tăng. Mời quí thính giả nghe Minh Phượng trình bày thêm chi tiết.
Chỉ vài ngày trước hạn chót 15 tháng 12, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết chính phủ Việt Nam đã nói với Tòa án Trọng tài Thường trực rằng Việt Nam hoàn toàn bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển lân cận.
Trong một tuyên bố, Philippines nói lập trường của Việt Nam “hữu ích về phương diện phát huy tinh thần thượng tôn luật pháp và trong việc tìm giải pháp hòa bình và bất bạo động cho các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông…”
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc thúc giục Việt Nam “tôn trọng một cách nghiêm chỉnh chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền lợi hải dương, và các lợi ích của Trung Quốc.” Bộ này nhắc lại quan điểm của Trung Quốc là tòa án trong tài không có thẩm quyền tài phán đối với vụ kiện.
Trong một văn bản phổ biến cách nay một tuần, Trung Quốc lập luận rằng Philippines trên cơ bản đưa một vụ tranh chấp lãnh thổ ra trước tòa án và rằng vấn đề chủ quyền lãnh thổ không phải là vấn đề được giải quyết bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói rằng chính phủ của ông đã ghi nhận vấn đề này. Ông nói:
“Thực ra các lập luận được Trung Quốc nêu lên không mới mẻ gì nữa. Chúng tôi biết các điểm đó và chúng tôi đã trả lời các lập luận đó trong bị vong lục chúng tôi đệ nạp.”  
Trung Quốc nói rằng các tuyên bố về lãnh hải của họ có từ 2000 năm trước và lập luận rằng họ là nước đầu tiên “phát hiện, đặt tên và thám hiểm” các đảo đang tranh chấp bởi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Bắc Kinh cũng lập lại rằng họ có quyền chọn không tham gia giải quyết theo đường lối trọng tài cưỡng chế về những vấn đề liên quan đến biên giới trên biển.
Văn bản còn nêu lên các trường hợp trong nhiều năm qua, trong đó Trung Quốc và Philippines đã đồng ý giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua đàm phán song phương. Và Trung Quốc nói rằng Philippines, qua việc đưa các vấn đề bất bình của mình ra tòa án trọng tài, “đã vi phạm nghĩa vụ chiếu theo luật quốc tế.”  
Philippines đã đệ nạp 4.000 trang luận chứng hỗ trợ cho vụ kiện, nêu lên các câu hỏi về căn bản pháp lý đối với đòi hỏi chủ quyền theo “đường 9 đoạn”, hay đường lưỡi bò, của Trung Quốc chiếm khoảng 80% vùng biển. Bản luận chứng cũng yêu cầu tòa án bảo đảm rằng vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền là phần nằm trong thềm lục địa và trong vòng 370 km đặc quyền kinh tế của nước này.
Ông Carl Thayer, một nhà phân tích về an ninh Á châu tại Học viện Quốc phòng Australia, nói rằng trong khi tránh tòa án trọng tài, Trung quốc đang kháng cáo qua việc công bố văn bản về quan điểm của mình. Ông nhận định:
“Ở một mức độ nào đó Trung Quốc sẽ được một số thẩm phán hoan nghênh vì ít ra bây giờ họ biết thêm đôi chút về những gì mà Trung Quốc đòi hỏi.”
Ông Thayer nói rằng các thẩm phán cũng sẽ xem xét một cuộc nghiên cứu mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra chỉ mấy ngày trước khi Trung Quốc công bố văn bản về lập trường. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn giữ vai trò trung lập trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, cuộc nghiên cứu này tìm cách khẳng định điều mà họ gọi là tính chất mơ hồ của đường 9 đoạn của Trung Quốc. Sau khi trình bày 3 cách giải thích có thể có về đòi hỏi của Trung Quốc, văn kiện của Mỹ kết luận rằng đòi hỏi của Trung Quốc không có cơ sở trong luật quốc tế.  
Ông Myron Nordquist, phó giám đốc Trung tâm Chính sách và Luật Biển thuộc Đại học Virginia, nói ông nghĩ rằng tòa án sẽ thấy rằng họ không có thẩm quyền tài phán đối với vụ kiện.
Ông Myron Nordquist nói:
“Khi Trung Quốc chọn cách không tham gia, họ đã không tham gia – và ngôn từ, văn bản Công ước nói rằng: các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu lịch sử… Vì vậy điều này quả thật có liên quan đến một đòi hỏi về quyền sở hữu lịch sử, bất kể là đòi hỏi có đứng vững hay không.”
Nhưng ông Nordquist cũng nói rằng việc ủy ban không có thẩm quyền tài phán sẽ dẫn đến sự hòa giải bắt buộc, có nghĩa là 2 bên phải bàn thảo với một bên trung lập thứ 3. Tuy nhiên 2 bên tranh chấp không bắt buộc phải theo các đề nghị của đệ tam nhân.
Ông Nordquist nói rằng nếu ủy ban quyết định vấn đề không liên quan đến quyền sở hữu lịch sử, họ có quyền tài phán đối với vụ kiện và sẽ đưa ra phán quyết. Phán quyết sẽ được thi hành bởi Hội đồng Bảo An Liên Hiếp Quốc, mà Trung Quốc, với tư cách là một hội viên thường trực, có thể phủ quyết.  
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (24)
Ý kiến
     
bởi: Tony từ: Houston
15.12.2014 22:25
Lập trường của nhân dân Việt Nam, ở trong cũng như ngoài nước, là:
1. Trung Quốc không có chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông. Do đó, Trung Quốc không phải là bên tranh chấp và không có quốc gia nào tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cả.
2. Chính Trung Quốc là kẻ đã dùng vũ lực để cướp Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa và các bãi đá của Phillipines. Vì vậy, Trung Quốc phải trao trả lại những gì đã cưỡng chiếm cho Việt Nam và Phillipines.
3. Nếu Trung Quốc cứ dây dưa, không chịu đàm phán thảo luận bộ Quy tắc Ứng xử (COC) thì Hoa Kỳ, ASEAN cùng các quốc gia khác ở châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ….) và ở châu lục khác có liên quan đến chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ tiến hành thảo luận COC mà không cần có sự tham gia của Trung Quốc.
4. Nếu Trung Quốc không gương mẫu về luật pháp quốc tế, cố tình đưa ra những đòi hỏi phi lý hoặc có những hành động đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và thế giới thì Trung Quốc không xứng với tư cách Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc có quyền biểu quyết tước bỏ tư cách đó. 

bởi: Trich từ…Woman-1
15.12.2014 21:11
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đó là chân lý. Từ rất nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ X các nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này từ khi còn là đất vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền của mình ở Trường Sa và Hoàng Sa một cách hòa bình, liên tục phù hợp với luật pháp quốc tế và không bị quốc gia nào phản đối.

Trong thời kỳ Pháp thuộc từ giữa thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX, Pháp đã nhân danh Nhà nước Việt Nam để tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối các yêu sách của các nước liên quan đối với hai quần đảo này. Chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo đã được khẳng định và thừa nhận tại hội nghị San Francisco tháng 9-1951. Đây là hội nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ sau Thế chiến thứ hai.

Tại hội nghị này, phái đoàn Liên Xô có đề nghị trao 2 quần đảo cho Trung Quốc nhưng 46/51 nước đã bỏ phiếu chống, phản đối. Cũng tại hội nghị này, trưởng phái đoàn của Chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này và không gặp phải sự phản đối của bất cứ ai.

Sau Hiệp định Geneva 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã ra nhiều tuyên bố và trên thực tế đã thực thi chủ quyền với 2 quần đảo này. Tuy nhiên, năm 1974 Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc với Hoàng Sa.

bởi: Trich từ…Woman-2
15.12.2014 21:09
Cho tới nay, rất nhiều tài liệu của Việt Nam và phương Tây khẳng định một cách rõ ràng, chắc chắn Việt Nam đã phát hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tiếp tục hành xử chủ quyền từ đầu thế kỷ XVII. Phía Việt Nam có rất nhiều tài liệu, thư tịch cổ xác nhận điều đó. Ngược lại, phía Trung Quốc không có, chính vì thế họ cố tình né tránh tranh luận, thay vào đó là dùng sức mạnh chiếm đoạt. Ngay cả đến năm 1977, tại phiên họp thứ 7 cuộc đàm phán về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Phan Hiền- Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị Trưởng đoàn Trung Quốc Hàn Niệm Long đưa vấn đề 2 quần đảo này vào chương trình nghị sự, nhưng phía Trung Quốc từ chối, vì biết rõ rằng sẽ đuối lý; Bởi không chỉ bản đồ cổ mà cả thư tịch của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều phản ánh một thực tế hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam.

Về việc này, Trung Quốc sẽ nói sao trước cộng đồng quốc tế, khi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đều đưa vào trong bộ chính sử của mình như Hán thư, Đường thư, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Hoàng triều thông điển (đời nhà Thanh) chương viết về địa lý và giới hạn cương vực của Trung Quốc; kể cả sách riêng gọi là "Dư địa chí”- viết về đặc điểm địa lý Trung Quốc theo từng đơn vị hành chính, cho đến cấp huyện. Trong đó ghi chép rất tỷ mỉ về núi sông phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam), cho đến cả gò nổi trên sông, khe động, hang núi ..., nhưng không có câu chữ nào ghi rằng biển Nam Trung Hoa với hai quần đảo "Thiên Lý Trường Sa”, "Vạn Lý Thạch Đường” mà nay Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Giới hạn cực Nam lãnh thổ Trung Quốc trong các sách này là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam. Vào cuối đời nhà Thanh, điểm cực Nam còn được xác định chính xác tại tọa độ 18o13’ Bắc (ngang Nghệ An - Hà Tĩnh nước ta). Trong khi đó, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc tự gọi là Tây Sa) thì nằm ở 17o15’ Bắc (ngang với Huế và Đà Nẵng).

Cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi đời Nam Tống còn viết: "Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”- chủ quyền của Việt Nam. Trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”.

Như vậy, cho dù đến nay Trung Quốc luôn to tiếng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của họ, nhưng chỉ là khẳng định suông chứ không dám đưa vấn đề ra phân xử tại tòa trọng tài quốc tế.

bởi: Thiếu Gia
15.12.2014 19:47
Nghe gì chưa các bạn trẽ trong quân đội nhân dân anh hùng ta ? Trung quốc lại đề nghị hợp tác với Việt Nam cho 1000 xe du lịch đi từ Trung quốc sang Việt Nam đấy ! Cái Đảng nhu nhược của ta nghe nói đang bàn thảo xem có bằng lòng không ! Nhu nhược vẫn còn trong não bộ Đảng ta đấy chứ? Nếu là người có quyền quyết định thì Thiếu Gia đã bảo " Đi chỗ khác chơi " chứ bàn thảo quái gì nhỉ?
Đây đích thị là chiến thuật bóp chết ngành du lịch nước ta đấy mà Đảng ta ngốc nghếch nào hay biết ,chỉ giỏi bô bô " cùng hợp tác khai thác". Biết đâu chúng chở tình báo Hải Nam tràn ngập nước ta để tập trận trước trong tương lai thì sao nhễ?
Tin này Bố bảo với Thiếu Gia đấy và Thiếu Gia đã kiểm tra trên BBC cũng nói y chang như Bố nói vậy !

bởi: NGUYỄN THIÊN TỬ từ: PHẦN LAN
15.12.2014 18:44
Ông Nordquist phó giám đốc trung tâm về chính sách và luật biển thuộc đại học Virginia nói : " Ông nghĩ rằng tòa án sẽ thấy rằng họ không có thẩm quyền tài phán đối với vụ kiện và ông cũng nói thêm khi TQ chọn cách không tham gia,họ đã không tham gia...mà TQ là một thành viên có thể sử dụng quyền phủ quyết => Qua những gì mà ông Nordquist nói thì không khác gì một thùng nước lạnh tạt vào mặt chính phủ Philippin hay các quốc gia muốn tham gia kiện TQ bởi những vụ kiện nầy sẽ vô tác dụng với TQ cũng như tòa án quốc tế sẽ chả làm gì được TQ...?

bởi: Thanh Nguyen từ: Australia
15.12.2014 16:18
Việt Nam rất tinh ranh, hiểu Tàu rõ như ban ngày. Việt nam chẳng sợ gì Tàu, vì luôn sống nhờ vào các nước thế giới. Làm sao Mỹ có thể để cho Tàu cộng bành trướng khu vực Thái bình Dương? Cứ im lặng hưởng lợi, ngu dại gì theo Mỹ để rồi mất Đảng CS độc đảng toàn trị đất nước. Chưa phải lúc theo Mỹ, vì Mỹ phải cần cái đà của nước Việt Nam? Quả thực, Việt Nam học chiến lược của thằng Bờm, cho gì cũng lắc đầu, chỉ cho nắm xôi Bờm cười. Quả thực, Tàu cũng chẳng vừa gì, đã cho Bờm nắm xôi từ hội nghị Thành đô. Thương thay cho dân tộc Việt, cứ ngẩn mặt lên trời chẳng cần biết trên trời có gì. Có ta là Bờm nhất đời, vì Phú ông mà còn năn nỉ Bờm đủ thứ để lấy quạt mo. Thật đáng sầu!

bởi: Ngao op
15.12.2014 10:07
Mot ngay nao do TQ se tuyen bo nat trang la cua ho vi truoc day Duong Minh Hoang da len tren ay mac du den bang giac mo.

bởi: Tài từ: Một góc Saigon
15.12.2014 09:37
Hậu qủa có ngày hôm nay, trong chừng mực nào đó, cũng một phần do Mỹ tạo ra..Bởi khi xưa Mỹ đã hất cẳng , một cách lạ lùng.. để Trung Quốc thay thề Taiwan, đứng trong ngữ cường của hội đồng bảo an LHQ , Tứ đó nưóc Tàu lộng hành liên hiệp quốc. Giờ thế giới muốn trở lại yên bình , chỉ còn có nước dùng vũ lực để trừng trị.
Trả lời
bởi: ba hoa
15.12.2014 22:44
VN + PHI dùng vũ lực ư.võ công hay vũ công.không liệu sức mình mà đòi đánh người ta.

bởi: Không ghi tên
15.12.2014 08:58
Sau lưng Phi và Nhật , còn có Mỹ và một số đông các nước trên thế giới cùng lên tiếng ủng hộ chứ Việt nam mình ,do chính sách nhu nhược của Đảng ta quỳ lụy Trung quốc nên hiện nay Đãng ta vô cùng bơ vơ trước thế giợi Ngay cả Nga còn không hổ trợ huống chi là !?
Kêu gọi Cu Ba, Bắc Triều Tiên ủng hộ ư? cũng tuột nốt !Vì 2 nước này dù là cộng sản vẫn bênh vực đàn anh chứ có ngó ngàng gì tời đàn em VN đâu?
Còn hiện nay vì túng quẫn, nên Đảng ta chạy sang kêu gọi các nước Đông Âu cũ ư? Lại càng hố nữa ! Các nước Đông Âu này hiện nay họ đã thuộc khối Thị Trường Chung châu Âu rồi ! Mà Mỹ và các nước Euro này thì chính sách của họ nhất quán như nhau.
Thôi ta về ôm mặt khóc. Ngẫm nghĩ nhược nhu hại Đảng rồi !
Trả lời
bởi: Vô danh
15.12.2014 22:17
Cọng sản thì chống đế quốc, nhưng vứa làm cọng sản vừa làm đế quốc thì sao đây, Chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ là bức bình phong cho độc tài.
Trả lời
bởi: NGUYỄN THIÊN TỬ từ: PHẦN LAN
15.12.2014 19:11
Nếu Nhật xảy ra chuyện Mỹ có thề giúp vì Nhật có nền kinh tế thứ 3 thế giới để Mỹ lợi dụng còn Phi ư vì quyền lợi giửa Mỹ với TQ thì Mỹ sẳn sàng bán đứng Phi bất cứ lúc nào cũng giống như Mỹ đã từng bán đứng chế độ tay sai bù nhìn VNCH vậy...Còn nói Mỹ+EU nhất quán ư ! EU Mỹ chỉ coi là con rối để Mỹ lợi dụng mà thôi và qua vụ khủng hoảng Ukraina người dân khối EU đã thấy rỏ bộ mặt đểu của đồng minh Mỹ như thế nào !
Trả lời
bởi: Uyên Nhung Cờ Vàng từ: Hoa Kỳ
15.12.2014 16:48
Dù không ghi tên, bạn cũng nên trao đổi nghiêm túc bởi đây là một bài báo có nội dung khoa học pháp luật.Dù là thế giới mạng, bạn vẫn nên tự trọng. Sự thiếu tự trọng của bạn làm mất uy tín của những ai đã từng lên án CSVN. Vì họ cho chúng ta, những VK ở Hoa Kỳ chỉ là một lũ lạc hậu nhố nhăng.

bởi: Dziệt Kộng
15.12.2014 08:44
Nếu ngày xưa Mỹ không hất cẵng Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi năm nước Hội Đồng Bảo An và điền khuyết bằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa này thì ngày nay , Trung quốc đâu có thể vin vào thành viên của Hội Đồng Bảo An LHQ để làm mưa làm gió thế giới như ngày nay?
Trả lời
bởi: Tiêu Tùng từ: Tiêu Tán Đường
15.12.2014 11:54
Tại Mỹ ngây thơ, tưởng lãnh đạo quốc gia phải đứng đắn. Mỹ ko biết rằng Đảng viên CS càng bỉ ổi, càng hèn hạ, xảo trá càng mau lên chức cao.

Phải xem lãnh đạo CS là đứa du côn, độc ác như mafia mới hiểu được bản chất đúng.

bởi: Trâm từ: Hà thành
15.12.2014 08:40
“Cộng Sản Việt Nam chỉ là một cái vòi của con bạch tuộc Cộng Sản Trung Quốc" Ông Nguyễn Doãn Kiên ,thành viên trong nhóm học viên Pháp Luân Công đã phát biểu như thế khi cùng nhóm ông công khai danh tánh trên mạng và rồi mang búa tạ đến đập Lăng Hồ Chí Minh cùng kéo đỗ tượng Lê Nin tại Hà nội.
Một người trong nhóm này là ông Vũ Hồng Tố đã tuyệt thực đến chết trong tù vào ngày 6/12/14 vừa qua khi án 5 năm của ông chưa chấm dứt.
Đây là những người can đảm thách thức Trung quốc và đảng cộng sản Việt Nam nồi tiếng nhất !
Họ cũng đã từng phản đối Trung quốc xâm lược biển Đông mạnh mẽ nhất ,họ phản đối luôn cả Đảng cộng sản Việt Nam đã hùa theo Trung quốc "cùng hợp tác khai thác" Biển Đông này.Với họ, “bản chất Cộng Sản không thể cải biến được, mà chỉ có thể đào thải thôi.”

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
15.12.2014 08:37
TQ noi the, lap luan dua vao tai lieu ca 2000 nam !
Nhu vay la nhat dinh TQ khong ton trong mot luat gi moi !
TQ muon y the suc manh !
Ma luat moi rieng doi voi VN la cong ham PVD ca van kien hoi nghi Thanh Do ! csvn nghi sao day ?
Chi co the bac bo luan dieu nay la VN phai co tieng noi cua VNCH, phai da dang !
Roi nua phai chuan bi the manh, phai chuan bi chien tranh !
Lam sao de co suc manh day, chi co the lien minh voi the gioi tu do trong ay co Nhat, Philippine va My !
Nhat dinh phai doi the chinh tri hien nay moi giu duoc nuoc !
Dut khoat My chi cuu lien minh cua ho chu khong bao gio cuu neu con csvn ! Cuu de se duoc cai gi ?

bởi: Hạm trưởng từ: Quân khu Đà Nẳng
15.12.2014 08:34
Việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông cần phải đi kèm với việc TQ cam kết bảo đảm an ninh tự do hang hải. TQ cần phải chứng minh cho thế giới biết rằng hải quân TQ có đầy đủ năng lực gìn giữ an ninh tự do hang hải, chống khủng bố, chống cướp biển, cứu hộ thiên tai, cứu hộ trên biển...

Khu vực biển Đông là vùng biển chiến lược rất rộng lớn, hải lộ quan trọng trãi dài từ phía nam đảo Hải Nam của TQ đền eo biển Malacca, với số lượng hàng trăm ngàn tàu thuyền qua lại trên thủy lộ này hàng năm việc gây trở ngại mất an ninh tại vùng biển này sẽ gây thiệt hại về kinh tế của các nước trong khu vực và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Việc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông TQ cần phải chứng minh cho LHQ và quốc tế rằng việc xây dựng mở rộng những cơ sở vật chất trên những hòn đảo tại biển Đông là mục đích phục vụ bảo vệ chủ quyền trong hòa bình, hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giữ gìn hòa bình an ninh khu vực.

Trả lời
bởi: Lucy từ: Tampa
15.12.2014 21:48
Tay "hạm trưởng" này nói bậy quá rồi. Trung Quốc làm gì có chủ quyền tại biển Đông mà đòi tuyên bố?

Cái gọi là "chủ quyền lịch sử" chỉ là khái niệm mơ hồ, lừa mị. Lịch sử của Trung Hoa thế kỷ 19 chỉ rõ rằng biên giới biển phía nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam.
Trả lời
bởi: Đảng viên hưu
15.12.2014 19:35
Một Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam ,tay sai Tàu Cộng nào đây? Nhô chăng? hay Nguyễn thiên Tử?
Trả lời
bởi: Tiêu Tùng từ: Tiêu Tán Đường
15.12.2014 11:48
Đến bây giờ mà bác vẫn còn tin cam kết của TQ sao?

Thấy cái vụ HongKong không? Cam kết cho HongKong tự trị, bây giờ lại muốn chen chính quyền theo kiểu bầu cử TQ vào.

bởi: Không ghi tên
15.12.2014 08:26
Phải chi vào ngày 15/12 này , Việt Nam kiện Trung quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì hay biết mấy . Đằng này Đảng ta chỉ có tài "nổ" trong nước nên Tòa án trọng tài chỉ biết có Phi trên giấy trắng mực đen là kiện Trung quốc xâm chiếm chủ quyền của Phi mà thôi.
Phi cũng muốn Việt nam cùng kiện lắm đấy chứ? nhưng Việt nam thì bận "cùng hợp tác khai thác" với Trung quốc nên lỡ chuyến đò và có lẽ sẽ lỡ cả đời ! Thôi thì cứ chịu đắng nuốt cay vì mình đã lầm đường đi vậy !

bởi: MiMi từ: Cambodia
15.12.2014 08:15
Các nhà lãnh đạo khối Asean nên xem các bộ phim động vật hoang dã mà áp dụng đuòng lói ngoại giao để đối trọng gã không lồ tham lam háu ăn và vô não nguồng...tinh thần đoàn kết bầy đàn sẽ thắng con thú đói ăn Ba Tàu...
Trả lời
bởi: Goc Nhin Hep
15.12.2014 12:58
Nhờ người ngoài thì sao không nhờ người nhà dù sao cũng là người nhà có lòng yêu tổ quốc với nhau...

Dự báo thời tiết