Lập trường của Trung Quốc trong điều tiết và hợp tác tại biển Đông
Mới đây vào cuối tháng 11, viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã tổ chức một buổi hội thảo quốc tế về biển Đông với sự tham dự của nhiều học giả quốc tế.
Hội nghị nói tới vấn đề điều tiết khủng hoảng và hợp tác trên biển. Hội nghị diễn ra giữa lúc có những diến biến mới liên quan đến căng thẳng tại biển Đông như vấn đề Trung Quốc cho xây dựng đảo nhân tạo, Việt Nam lên tiếng đề nghị tòa quốc tế xem xét quyền lợi của Việt Nam liên quan đến vụ kiện của Philippines. Nhân dịp này chúng tôi có cuộc phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường đại học George mason, Hoa Kỳ, người đã tham dự buổi hội thảo.
Việt Hà: Xin chào giáo sư, thưa giáo sư, được biết ông mới tham dự hội nghị về biển Đông ở Trung Quốc mà cụ thể nội dung chính là bàn về điều tiết khủng hoảng và hợp tác tại châu Á Thái Bình dương. Hội nghị do Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của rất nhiều học giả quốc tế. Theo ông thì hội nghị này có điểm gì đặc biệt so với các hội nghị quốc tế về biển Đông trước đó?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không dự tất cả các hội nghị về Biển Đông và cũng không biết có bao nhiêu hội nghị như vậy. Riêng trong 6 tháng cuối năm 2014 cũng có khá nhiều hội nghị hoặc lấy đề tài là Biển Đông hoăc lây đề tài khác những cũng có phần để cập đên Biển Đông. Có hội nghị mở rộng cho công chúng tham dự, có hội nghị hạn chế số người tham dự và các cuộc thảo luận không được phổ biến (off the record). Tôi có dự một số các hội nghị ấy.
Trong thời gian ấy ở Việt Nam có 3 hội nghị về Biển Đông, trong số đó, tôi là chủ tịch chương trình của một cuộc hội nghị; ở Trung Quốc có 1 cuộc hội nghị, tôi tham dự và đọc một bài tham luận. Bài tham luận của tôi có tên là “Nước nhỏ, Tranh chấp hàng hải, và sự hình thành cấu trúc an ninh mới ở Á châu Thái Bình Dương’.
Đây là cuộc hội thảo do TQ tổ chức và chủ trì để tạo cơ hội cho họ xác định và giải thích lập trường của họ đồng thời tìm hiểu phản ứng của người ngoài mà vẫn tránh được những phản ứng công khai bất lợi.
- GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Hội nghị ở Bắc Kinh ngày 24-25 tháng 11 năm 2014 có tên là Hội nghị Điều tiết khủng hoảng và hợp tác hàng hải ở A Châu Thái Bình Dương (Conference on Crisis Management and Maritime Cooperation in the Asia Pacific). Hội nghị này do Viện Nghiên Cứu Bang Giao Quốc Tế Trung Quôc (China Institute of International Studies), thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, với mục đích tạo một diễn đàn trao đổi và tìm kiếm các giải pháp kiểm soát khủng hoảng và tăng cường hợp tác hàng hải để đưa ra các đề nghị chính sách cho chính phủ TQ.
Hội nghị này không mở rộng cho công chúng tham dự mà chỉ giới hạn trong một số nhỏ các học giả và chuyên viên được mời đích danh. Đây là cuộc trao đổi giữa 29 học giả và viên chức Trung Quốc với 19 học giả quốc tế hầu hết đến từ các nước Á châu hoặc đang làm viêc tại Trung Quốc, kể cả một người Mỹ tham dự với tư cách học giả của Viên Nghiên Cứu Quốc Gia Biển Nam Trung Hoa ở Hải Nam. Trong số 48 người này, chỉ có 22 người đọc tham luận và 3 bài diễn văn. Ngoài các chuyên viên dân sự còn có sự tham dự của một số tướng tá hồi hưu của TQ, Mã Lai Á, Nhật Bản, Ấn Độ, và Đại Hàn. Điều đặc biệt và cũng dễ hiểu là trong số các học giả ngoại quốc được mời thì có đến một nửa thiên Trung Quốc và chỉ trích Mỹ.
Việt Hà: Tại hội nghị, đại diện chính phủ Trung Quốc cũng có những bài phát biểu quan trọng, có điểm gì đáng chú ý trong những bài phát biểu của họ?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Đây là cuộc hội thảo do TQ tổ chức và chủ trì để tạo cơ hội cho họ xác định và giải thích lập trường của họ đồng thời tìm hiểu phản ứng của người ngoài mà vẫn tránh được những phản ứng công khai bất lợi. Các diễn văn của đại diện chính phủ giống nhau ở mấy điểm sau: Thứ nhất, TQ muốn có hòa bình và hợp tác ở Biển Đông, các căng thẳng gần đây không phải lỗi của họ. Thứ hai, đường chín đoạn là ranh giới lịch sử của TQ. Nó đã có từ lâu và được đặt trên căn bản vững chắc, không ai có thể chối cãi được. Thứ ba, TQ cương quyết bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình. Thứ tư, thế giới đã thay đổi, TQ cũng thay đổi, vì thế cần phài thích ứng lẫn nhau (mutual accommodation). Đó là một lập trường cứng rắn.
Tuy nhiên, trong những trao đổi bên lề hội nghị, một số học giả TQ có thái độ mềm dẻo hơn.
Bình mới rượu cũ
Việt Hà: Phía Việt Nam có đại diện tham dự hay không và nếu có thì bài phát biểu của họ tập trung về vấn đề gì?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam có cử một đại diện tham dự. Ông này nói về các cơ chế điều tiết khủng hoảng giữa TQ và Việt Nam.
Việt Hà: Các học giả và giới chức Trung Quốc có đưa ra những đề nghị gì mới về điều tiết căng thẳng và hợp tác trên biển theo ông đáng lưu ý?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Không có điều gì mới, vẫn quanh quẩn trong việc cần xác định rằng tranh chấp biển Đông là vấn đề giữa TQ và một số nước hội viên ASEAN, không dính dáng gì đến các nước ngoài vùng, gác tranh chấp khai thác chung, tránh đụng độ, xây dựng lòng tin, và thi hành các biện pháp xây dựng lòng tin.
Điều đáng chú ý là một học giả TQ đọc bài tham luận giải thích ưu và khuyết điểm của thủ tục điều giải trong luật biển (Conciliation under Annex V to the UNCLOS), và ông kết luận đó là giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho thương lượng ngoại giao (best aid to negotiation).
Việt Hà: Trung Quốc tổ chức hội nghị lần này giữa lúc có vụ kiện của Phippines với Trung Quốc ra toà quốc tế, vấn đề này được đề cập thế nào trong hội nghị?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Một số học giả TQ phản bác giá trị pháp lý của vụ kiện do Phi Luật Tân khởi xướng, và học giả Phi Luật Tân bênh vực lập trường của Phi.
Việt Hà: Hoa kỳ mới đây có ra báo cáo về biển đông, và yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách đường 9 đoạn, trong khi Việt Nam mới đây cũng đã tỏ rõ lập trường của mình với vụ kiện của Phillippines. Theo ông điều này sẽ có ảnh hưởng thế nào tới hành động tới đây của TQ trên biển Đông?
Không có điều gì mới, vẫn quanh quẩn trong việc cần xác định rằng tranh chấp biển Đông là vấn đề giữa TQ và một số nước hội viên ASEAN, không dính dáng gì đến các nước ngoài vùng...
- GS. Nguyễn Mạnh Hùng
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Việc yêu cầu TQ giải thích rõ yêu sách đường chín đoạn cũng được nêu ra trong cuộc hội nghị ở Bắc Kinh.
Những động tác của Mỹ và Phi phản ánh quan tâm càng ngày càng lớn của một số nước về những hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Chúng có hai mục đích. Thứ nhất, bày tỏ sự bất bình của nhiều nước với đòi hỏi thái quá của TQ, dồn họ vào thế bị động. Thứ hai, hy vọng phán quyết của tòa án trọng tài luật biển sẽ trở thành một trong các phương thức giải quyết hỏa bình các tranh chấp tại Biển Đông căn cứ trên luật quốc tế, một lối ra (off-ramp) cho TQ nếu họ muốn.
Nhưng những động tác này tư nó không đủ khả năng ngăn chặn nỗ lưc đơn phương thay đổi nguyên trạng của TQ.
Việt Hà: Theo ông tại sao Việt Nam lại tỏ rõ lập trương với vụ kiện của PHilipine vào lúc này? Và điều này sẽ có những cái lợi và hại thế nào đối với Việt Nam?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam còn chần chừ vì vừa bị TQ dụ dỗ vừa bị TQ răn đe. Ngoài ra, họ cũng không muốn bị gây khó khăn trước hội nghị thương đỉnh APEC lần thứ 26 họp ở Băc Kinh hồi tháng 11 vừa qua mà Chủ tịch nước của họ cũng tham dự.
Cái hại là làm cho TQ không hài lòng, nhưng muốn TQ hài lòng thì phải tiếp tục nhượng bộ. Cái lợi là chứng tỏ được quyết tâm bảo vệ và hành xử chủ quyền của mình, tỏ tinh thần liên đới với Phi Luật Tân, và dồn TQ vào thế bị động.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
No comments:
Post a Comment