Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ‘sẽ thăm Việt Nam’
-
26 tháng 10 2015
Chia sẻ
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani, sẽ hội đàm với người tương nhiệm của Việt nam về tranh chấp Biển Đông.
Hãng tin Nhật Kyodo News dẫn lời giới chức ngoại giao cho biết các cuộc hội đàm của ông Nakatani với ông Phùng Quang Thanh theo dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.
Hoa Kỳ mới đây nói họ sẽ đưa tàu chiến áp sát đảo nhân tạo của Trung Quốc cơi nới tại khu vực Biển Đông trong chiến dịch “Tự do Đi lại” nhằm thách thức Bắc Kinh trong nỗ lực tuyên bố chủ quyền tại khu vực có tranh chấp chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật theo dự kiến cũng sẽ bàn thảo việc Tokyo giúp Hà Nội tăng cường năng lực quân sự và sẽ thăm Cảng Cam Ranh.
Được biết Tướng Nakatani bày tỏ sự quan tâm tham dự một phiên họp của bộ trưởng quốc phòng khối Asean với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ United States, được lên lịch vào ngày 3-5 tháng 11 tại Malaysia. Do đó chuyến thăm Việt Nam có khả năng được tiến hành sau phiên họp này.
Nhật Bản mới đây loan báo sẽ cấp khoản viện trợ không hoàn lại 200 triệu yên để Việt Nam mua thêm tàu tuần tra biển đã qua sử dụng.
Tuyên bố được đưa ra trong dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Nhật vào tháng Chín năm nay.
Hai nước khi đó chia sẻ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông do việc tôn tạo, mở rộng đảo, đá, theo tuyên bố chung.
Tuyên bố "tầm nhìn chung" của hai phía có đoạn: “Hai bên bày tỏ lo ngại nghiêm túc về những diễn biến gần đây và đang xảy ra trên Biển Nam Trung Hoa, gồm việc bồi đắp quy mô lớn và xây dựng tiền đồn, làm tăng căng thẳng, hủy hoại lòng tin, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực và thế giới.”
Mặc dù tuyên bố không nhắc đến Trung Quốc và chỉ dẫn chiếu tới "các hành động đơn phương", người đọc hiểu rằng văn bản ám chỉ các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại Quốc hội, ngày 22/10, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã phát biểu về tình hình quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong đó có đề cập tới điều ông gọi là "các nước lớn" mặc dù không nêu tên đó là nước nào.
“Ở khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, diễn ra việc tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước nhỏ, nếu xử lý không khéo có thể dẫn đến mất ổn định.
“Trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quân sự, chúng ta luôn luôn giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.
“Độc lập tự chủ là nguyên tắc vô cùng quan trọng, vì nếu nhận thức lệch lạc, đứng về phía nước lớn này mà quay lưng vào nước lớn khác sẽ dẫn đến những hệ quả phức tạp cho đất nước.”
- 26 tháng 10 2015
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani, sẽ hội đàm với người tương nhiệm của Việt nam về tranh chấp Biển Đông.
Hãng tin Nhật Kyodo News dẫn lời giới chức ngoại giao cho biết các cuộc hội đàm của ông Nakatani với ông Phùng Quang Thanh theo dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.
Hoa Kỳ mới đây nói họ sẽ đưa tàu chiến áp sát đảo nhân tạo của Trung Quốc cơi nới tại khu vực Biển Đông trong chiến dịch “Tự do Đi lại” nhằm thách thức Bắc Kinh trong nỗ lực tuyên bố chủ quyền tại khu vực có tranh chấp chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật theo dự kiến cũng sẽ bàn thảo việc Tokyo giúp Hà Nội tăng cường năng lực quân sự và sẽ thăm Cảng Cam Ranh.
Được biết Tướng Nakatani bày tỏ sự quan tâm tham dự một phiên họp của bộ trưởng quốc phòng khối Asean với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ United States, được lên lịch vào ngày 3-5 tháng 11 tại Malaysia. Do đó chuyến thăm Việt Nam có khả năng được tiến hành sau phiên họp này.
Nhật Bản mới đây loan báo sẽ cấp khoản viện trợ không hoàn lại 200 triệu yên để Việt Nam mua thêm tàu tuần tra biển đã qua sử dụng.
Tuyên bố được đưa ra trong dịp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Nhật vào tháng Chín năm nay.
Hai nước khi đó chia sẻ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông do việc tôn tạo, mở rộng đảo, đá, theo tuyên bố chung.
Tuyên bố "tầm nhìn chung" của hai phía có đoạn: “Hai bên bày tỏ lo ngại nghiêm túc về những diễn biến gần đây và đang xảy ra trên Biển Nam Trung Hoa, gồm việc bồi đắp quy mô lớn và xây dựng tiền đồn, làm tăng căng thẳng, hủy hoại lòng tin, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực và thế giới.”
Mặc dù tuyên bố không nhắc đến Trung Quốc và chỉ dẫn chiếu tới "các hành động đơn phương", người đọc hiểu rằng văn bản ám chỉ các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tại Quốc hội, ngày 22/10, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã phát biểu về tình hình quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong đó có đề cập tới điều ông gọi là "các nước lớn" mặc dù không nêu tên đó là nước nào.
“Ở khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, diễn ra việc tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước nhỏ, nếu xử lý không khéo có thể dẫn đến mất ổn định.
“Trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quân sự, chúng ta luôn luôn giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.
“Độc lập tự chủ là nguyên tắc vô cùng quan trọng, vì nếu nhận thức lệch lạc, đứng về phía nước lớn này mà quay lưng vào nước lớn khác sẽ dẫn đến những hệ quả phức tạp cho đất nước.”
'Không để TQ tạo tiền lệ'
Trong bối cảnh Washington lên kế hoạch áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc cơi nới tại Biển Đông, một số chuyên gia nói rằng Nhật có thể đóng một vai trò lớn hơntrong tranh chấp ngày càng căng thẳng.
Zack Cooper, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS nói rằng Nhật Bản quan ngại về ổn định khu vực khu vực bị đe dọa và hành động lấn lướt của Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ.
"Nếu Trung Quốc được phép ép các nước nhỏ hơn ở Biển Đông, thì điều đó tạo một tiền lệ nguy hiểm cho các quốc gia lớn hơn như Nhật Bản, đang đối mặt với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Hoa Đông."
Một số chuyên gia thậm chí cho rằng các vấn đề tại Biển Đông có thể liên quan tới Nhật hơn là tranh chấp tại Biển Hoa Đông.
"Vấn đề Biển Đông quan trọng hơn đối với Nhật Bản, không chỉ từ góc độ kinh tế, mà còn ở góc độ quân sự và chiến lược, trong khi các vấn đề tại Biển Hoa Đông là có tính chiến thuật và dễ kiểm soát hơn," Tetsuo Kotani, một thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Thời sự Quốc tế bình luận.
Ian Storey, nhà nghiên cứu về hàng hải châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Yusof Ishak-ISEAS nói rằng "Khi Hoa Kỳ quyết định tiến hành chiến dịch tự do đi lại tại Trường Sa thì nhiều khả năng đây sẽ không chỉ là hoạt động đơn lẻ.
“Để củng cố thông điệp của mình rằng Trung Quốc phải tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải tiến hành các hoạt động đó một cách thường xuyên.
"Điều này mở ra khả năng rằng trong tương lai Hoa Kỳ sẽ mời các nước khác tham gia - Nhật Bản và Australia sẽ là ứng viên dễ thấy," ông cho biết qua email.
Corey Wallace, một nhà phân tích chính sách an ninh tại các Trường Nghiên cứu Đông Á tại Freie Universität, Berlin nói rằng Nhật Bản cần phải chủ động tại Biển Hoa Đông và vấn đề Senkaku và rằng Nhật Bản đã thận trọng không đóng vai trò đi trước các nước khác trong khu vực đối với chủ đề Biển Đông.
Trong bối cảnh Washington lên kế hoạch áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc cơi nới tại Biển Đông, một số chuyên gia nói rằng Nhật có thể đóng một vai trò lớn hơntrong tranh chấp ngày càng căng thẳng.
Zack Cooper, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS nói rằng Nhật Bản quan ngại về ổn định khu vực khu vực bị đe dọa và hành động lấn lướt của Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ.
"Nếu Trung Quốc được phép ép các nước nhỏ hơn ở Biển Đông, thì điều đó tạo một tiền lệ nguy hiểm cho các quốc gia lớn hơn như Nhật Bản, đang đối mặt với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Hoa Đông."
Một số chuyên gia thậm chí cho rằng các vấn đề tại Biển Đông có thể liên quan tới Nhật hơn là tranh chấp tại Biển Hoa Đông.
"Vấn đề Biển Đông quan trọng hơn đối với Nhật Bản, không chỉ từ góc độ kinh tế, mà còn ở góc độ quân sự và chiến lược, trong khi các vấn đề tại Biển Hoa Đông là có tính chiến thuật và dễ kiểm soát hơn," Tetsuo Kotani, một thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Thời sự Quốc tế bình luận.
Ian Storey, nhà nghiên cứu về hàng hải châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Yusof Ishak-ISEAS nói rằng "Khi Hoa Kỳ quyết định tiến hành chiến dịch tự do đi lại tại Trường Sa thì nhiều khả năng đây sẽ không chỉ là hoạt động đơn lẻ.
“Để củng cố thông điệp của mình rằng Trung Quốc phải tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải tiến hành các hoạt động đó một cách thường xuyên.
"Điều này mở ra khả năng rằng trong tương lai Hoa Kỳ sẽ mời các nước khác tham gia - Nhật Bản và Australia sẽ là ứng viên dễ thấy," ông cho biết qua email.
Corey Wallace, một nhà phân tích chính sách an ninh tại các Trường Nghiên cứu Đông Á tại Freie Universität, Berlin nói rằng Nhật Bản cần phải chủ động tại Biển Hoa Đông và vấn đề Senkaku và rằng Nhật Bản đã thận trọng không đóng vai trò đi trước các nước khác trong khu vực đối với chủ đề Biển Đông.
Chia sẻ tin này Về mục Chia sẻ
Tin liên quan
-
TQ tiếp tục cứng rắn về Biển Đông
-
Trung Quốc 'cơi nới đảo nhiều hơn công bố'
-
TQ 'định xây đường băng thứ hai ở Trường Sa'
-
Tổng Bí thư VN hội kiến Nhật hoàng
-
Vương Nghị: 'Nam Sa là của Trung Quốc'
-
Kerry nhắc lại tự do hàng hải ở Biển Đông
-
Việt - Nhật 'tin cậy nhau'
-
Nếu có chiến tranh trên biển với TQ?
-
'Thể chế không phụ thuộc vào số đảng'
- TQ tiếp tục cứng rắn về Biển Đông
- Trung Quốc 'cơi nới đảo nhiều hơn công bố'
- TQ 'định xây đường băng thứ hai ở Trường Sa'
- Tổng Bí thư VN hội kiến Nhật hoàng
- Vương Nghị: 'Nam Sa là của Trung Quốc'
- Kerry nhắc lại tự do hàng hải ở Biển Đông
- Việt - Nhật 'tin cậy nhau'
- Nếu có chiến tranh trên biển với TQ?
- 'Thể chế không phụ thuộc vào số đảng'
No comments:
Post a Comment