Kerry nhắc lại tự do hàng hải ở Biển Đông
-
3 giờ trước
Chia sẻ
Họp với ngoại trưởng Asean, ngoại trưởng nói Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các giới hạn tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông.
Thông điệp được đưa ra trong khuôn khổ họp cấp ngoại trưởng Hoa Kỳ và Asean tại New York.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ các thành viên Asean trong bối cảnh các nước nỗ lực lớn để duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Không đề cập tới tên của bất kỳ nước nào đang tạo ra thách thức, ông Kerry nói: “Tôi nói rõ thế này. Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc giới hạn tự do hàng hải và hàng không và những việc sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác.
“Bất kể đó là tàu chiến lớn hay là một chiếc thuyền đánh cá nhỏ, nguyên tắc là rất rõ ràng: quyền của tất cả các nước phải được tôn trọng.
“Chúng ta rõ ràng là đối diện với không ít thách thức nhưng chúng ta có thể đạt được nhiều nếu hợp tác cùng nhau.”
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, vào tuần trước nói rằng việc Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông là vi phạm luật quốc tế và làm nguy hại tới an ninh hàng hải.
Ông Sang cũng nhắc tới quan ngại không chỉ của Việt Nam mà cả các nước trong vùng trước những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông gây nguy hại tới an ninh tại khu vực.
Để đáp lại trước những cáo buộc của Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày sau đó lặp lại quan điểm của họ rằng chương trình cải tạo đảo ở quần đảo Trường Sa, hay Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc, tại vùng Biển Đông là hợp pháp và chính đáng.
Cũng trong tuần trước tại cuộc họp báo chung ở Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
Tuy ông Tập cho rằng Trung Quốc có quyền duy trì cái gọi là “chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Nam Sa” (Trường Sa) nhưng ông cũng thừa nhận việc cải tạo các đảo trong khu vực này với một ít lời biện hộ.
Ông nói: “Các hoạt động xây dựng ở Quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc đang tiến hành không nhằm mục tiêu chống lại hoặc gây ảnh hưởng bất cứ quốc gia nào, và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa chúng”.
- 3 giờ trước
Họp với ngoại trưởng Asean, ngoại trưởng nói Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các giới hạn tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông.
Thông điệp được đưa ra trong khuôn khổ họp cấp ngoại trưởng Hoa Kỳ và Asean tại New York.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ các thành viên Asean trong bối cảnh các nước nỗ lực lớn để duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Không đề cập tới tên của bất kỳ nước nào đang tạo ra thách thức, ông Kerry nói: “Tôi nói rõ thế này. Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc giới hạn tự do hàng hải và hàng không và những việc sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác.
“Bất kể đó là tàu chiến lớn hay là một chiếc thuyền đánh cá nhỏ, nguyên tắc là rất rõ ràng: quyền của tất cả các nước phải được tôn trọng.
“Chúng ta rõ ràng là đối diện với không ít thách thức nhưng chúng ta có thể đạt được nhiều nếu hợp tác cùng nhau.”
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, vào tuần trước nói rằng việc Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông là vi phạm luật quốc tế và làm nguy hại tới an ninh hàng hải.
Ông Sang cũng nhắc tới quan ngại không chỉ của Việt Nam mà cả các nước trong vùng trước những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông gây nguy hại tới an ninh tại khu vực.
Để đáp lại trước những cáo buộc của Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày sau đó lặp lại quan điểm của họ rằng chương trình cải tạo đảo ở quần đảo Trường Sa, hay Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc, tại vùng Biển Đông là hợp pháp và chính đáng.
Cũng trong tuần trước tại cuộc họp báo chung ở Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
Tuy ông Tập cho rằng Trung Quốc có quyền duy trì cái gọi là “chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Nam Sa” (Trường Sa) nhưng ông cũng thừa nhận việc cải tạo các đảo trong khu vực này với một ít lời biện hộ.
Ông nói: “Các hoạt động xây dựng ở Quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc đang tiến hành không nhằm mục tiêu chống lại hoặc gây ảnh hưởng bất cứ quốc gia nào, và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa chúng”.
No comments:
Post a Comment