Friday, October 23, 2015

Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam

Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.

Tin liên hệ

Ðường dẫn

Chiều ngày 11/10/2015, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong phiên họp bế mạc Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương  đảng CSVN lần thứ 12. Ông cho biết vấn đề nhân sự chưa được giải quyết xong và phải chờ đến Hội nghị Trung ương 13 hay 14. Ông nói "Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự...tiếp tục xem xét, rà soát... để báo cáo Trung ương  xem xét, quyết định tại các Hội nghị Trung ương tiếp theo".
Như vậy là sau Hội Nghị Trung Ương 12 của đảng CSVN khai mạc vào ngày 5-10-2015 và kết thúc 6 ngày sau đó, vẫn chưa tìm được sự thống nhất về nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ máy đảng (Tổng Bí thư, Bộ Chính  trị, Ban Bí thư) và nhà nước Việt Nam (Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội) thường được gọi là “Bộ tứ quyền lực”, mà trong bài này chúng tôi gọi là “Tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng CSVN. Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận từ hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi tháng 5-2015, nhưng đã không đưa đến kết quả nào.
Nay người ta nói đến và chờ đợi phải họp thêm vài Hội Nghị Trung Ương như 13 hay 14 nữa, nhanh nhất cũng phải là sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình, được dự trù vào tháng 10, mới được phát ngôn viên chính phủ báo đổi lại vào tháng 11  và Tổng Hoa Kỳ Barack Obama, dự trù cũng vào tháng 11 năm 2015, nếu không có gì thay đổi.
Vậy kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng CSVN? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bầy:
I- Vì sao đảng CSVN vẫn chưa hình thành được tứ trụ triều đình cuối cùng của chế độ độc tài, độc đảng tại Việt Nam?
Sự thể trên đã phản ảnh tình trạng tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ đảng CSVN giữa hai khuynh hướng chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ. Đồng thời cũng là nguyên nhân đưa đến sự bế tắc trong vấn để chọn lựa các nhân sự lãnh đạo hàng đầu trong bộ tứ quyền lực hay tứ trụ triều đình của chế độ độc tài, độc đảng hiện nay tại Việt Nam.
Nếu chọn đồng chí Trung Quốc là chỗ dựa quyền lực, đảng CSVNV phải tiếp tục chịu nhục và mang tiếng “hèn với giặc, ác với dân”; phải tiếp tục theo đuổi chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung để duy trì chế độ độc tài, độc đảng hiện nay, ít ra là trong 5 năm tới kể từ sau Đại Hội 12 của đảng CSVN (2016-2021). Hệ quả là đảng CSVN tiếp tục hưởng lợi độc quyền thống trị, không sợ Trung Quốc ra đòn trừng phạt, nhưng hại là Việt Nam tiếp tục phải  chấp nhận sự lấn áp của Bắc Kinh, trong đó có sự lệ thuộc chính trị, kinh tế và nghiêm trọng nhất là việc lấn chiếm các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.  
Nếu dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ là Việt Nam phải chấm dứt chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung và phải chấm dứt chế độ độc tài để chuyển đổi qua chế độ dân chủ trong vòng 5 năm tới.. Hệ quả là đảng CSVN sẽ không còn nắm quyền thống trị độc tôn và muốn tiếp tục nắm quyền phải thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do với các chính đảng khác trong khuôn khổ Hiến Pháp và luật pháp dân chủ.
Vậy sự chọn lựa này liệu có thể đưa đến sự trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung Quốc hay không? Câu trả lời là dù có hay không vẫn có lợi cho dân tộc, đất nước trong tương lai lâu dài.Vì một khi dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước các đòn trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung quốc và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam khắc phục mọi hậu quả. Trên thực tế, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh trong vùng đã và đang có những hành động cụ thể, cương quyết chống lại các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông, ra mặt công khai yểm trợ các quốc gia trong vùng đang bị Trung Quốc lấn áp, trong đó có Việt Nam.
Thành ra, chính những mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng chọnTrung Quốc hay chọn Hoa Kỳ đã là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bế tắc trong việc chọn nhân sự lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước CSVN. Vì chính những khuôn mặt nắm giữ các chức vụ như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, cũng như các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên Trung ương đảng sẽ được Đại hội 12 bầu chiếu lệ nay mai, theo danh sách đề cử của các Hội nghị trung ương, sẽ cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên thắng thế hay tạm thời phải thỏa hiệp.
Vậy ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế?
II- Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam?
Theo một bài viết khả tín của ông Trung Điền,  thì trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã 'nhiễu' ra từ nội bộ lãnh đạo đảng là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên,...và phe ông Trọng (thân Trung Quốc đang tìm cách không cho phe ông Dũng (thân Mỹ) dùng tiền để mua ghế Tổng Bí thư" (bit.ly/1MmB0rD). Không rõ phương án này có được Hội nghị Trung ương 12 thảo luận hay không.
Theo ông Việt Dũng trên báo Dân Luận, Bộ Chính trị đã trình Ban Chấp hành Trung ương ba phương án:
- Phương án 1: Nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm về quan hệ đối ngoại, chọn người có kinh nghiệm điều hành quản lý để giữ chức vụ tổng bí thư. Dự kiến tổng bí thư (TBT) là Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng (TT) là Trần Đại Quang, chủ tịch nước (CTN) là Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Quốc hội (CTQH) là Phạm Quang Nghị.
- Phương án 2: Nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong Bộ Chính Trị (BCT) là khoảng dưới 63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng. Dự kiến: TBT là Nguyễn Tấn Dũng, TT là Trần Đại Quang, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân.
- Phương án 3: Theo đề nghị của Tiểu ban Nhân sự, chủ yếu là TBT Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa, thực hiện theo quy định và Ban Chấp hành Trung ương (BCHTU) bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự BCT trình BCHTU. Dự kiến: TBT là Trần Đại Quang, TT là Nguyễn Xuân Phúc, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo nhận định của chúng tôi, ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế,sẽ có câu trả lời trong Hội Nghị BCHTU cuối cùng trước Đại Hội 12 của đảng CSVN vào tháng 1-2016, diễn ra sau chuyến đi Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Chúng tôi dự kiến 3 kịch bản:

1. Kịch bản 1: Khuynh hướng dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ nắm ưu thế tuyệt đối, nếu nhận được những tái cam kết (những thỏa thuận ngầm) khả tín, khả thi của Tổng thống Obama, căn cứ trên những hành động thực tế mà Hoa Kỳ đã và đang giúp Việt Nam thoát Trung. Trong khi vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn bất khả tín của Chủ tịch Tập Cận Bình, căn cứ trên những hành động thực tế ngày càng gia tăng lấn áp, xâm lược Việt Nam theo kiểu “ tằm ăn dâu” của Trung Quốc trong quá khứ.
Trong trường hợp này, đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể thu tóm quyền lực, cùng lúc nắm các chức vụ TBT kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương và chủ tịch nước. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh sẽ là thủ tướng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang lưu nhiệm (hay một người khác cùng khuynh hướng), Chủ tịch Quốc hội sẽ là Nguyễn Thị Kim Ngân (hay một người khác cùng khuynh hướng).
2. Kịch bản 2: Khi khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ thắng thế tương đối, nghĩa là khuynh hướng thân Trung Quốc cũng đồng ý chọn đồng minh Hoa Kỳ là thượng sách, không còn  tin vào những lời hứa hẹn  của Tập Cận Bình, nhưng cũng không muốn làm cho Bắc Kinh nổi giận, có đối sách bất lợi cho Việt Nam, cần bộ mặt nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mang tính trung dung, để ngụy trang cho một chính sách đối ngoại thân Hoa Kỳ có thực chất.
Trong trường hợp này, hai khuynh hướng thân Mỹ, thân Trung Quốc  có thể thỏa hiệp chọn một trong hai phương án đầu của 3 Phương án trình bầy trong bài viết của tác giả Việt Dũng về vấn đề sắp xếp nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ tứ quyền lực.
3. Kịch bản 3: Khi không có khuynh hướng nào nắm ưu thế tuyêt đối hay tương đối, thì phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên mới khả thi, như  tác giả Trung Điền đề cập trong bài viết của mình như đã nêu trên.
III- Kết luận
Việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước độc tài độc đảng hiện nay tại Việt Nam sẽ thể hiện chiều hướng chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Việt Nam trong tương lai, ít nhất là 5 năm tới kể từ sau Đại hội 12 được dự trù vào tháng Giêng 2016 tới đây.
Nếu căn cứ vào những biến chuyển trong tình hình thực tế tại Việt Nam tương quan với những biến chuyển trong tình hình quốc tế cũng như khu vực, đa phương cũng như song phương tác động vào nội bộ đảng CSVN, có ảnh hưởng quyết định đối với chiều hướng tương lai Việt Nam, thì cho đến lúc này chúng tôi dự kiến ba điều:
- Một là khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ đang thắng thế nhờ được sự hậu thuẫn của tuyệt đại đa số đảng viên các cấp của đảng CSVN và  hầu như toàn dân Việt Nam đều hướng về Hoa Kỳ như một cứu tinh trước hiểm họa xâm lăng của Trung cộng. Khuynh hướng thân Trung Quốc đành phải chấp nhận đồng tình đi theo khuynh hướng chọn đồng minh Mỹ và chỉ đòi hỏi chia ghế chia phần thế nào, với một đối sách ra sao để  tránh được những thiệt hại quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đòn trừng phạt của Trung Quốc đối với Việt Nam.
- Hai là, một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đã khởi sự và kéo dài 30 năm qua (1995-2015). Vì vậy chúng tôi đã tiên đoán bộ tứ quyền lực lần này là “tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng  CSVN là vậy.
- Ba là gần như chắc chắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm sẽ là tổng bí thư đảng CSVN. Nhân sự trong các cơ quan đầu não của đảng và nhà nước sẽ được sắp xếp theo thế cài răng lược, nhưng đa số chiếm ưu thế vẫn là các nhân vật thuộc phe thân Mỹ. Nguyễn Tấn Dũng có thể là một Mikhail Gorbachev của Việt Nam và Đại hội 12 sẽ là đại hội cuối cùng với  tư thế nắm quyền  độc tôn trong chế độ độ tài, độc đảng, dù vẫn tồn tại trong chế độ dân chủ, đa đảng trong tương lai tại Việt Nam.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (10)
Ý kiến
     
bởi: Dân Quèn từ: Hà Nội, Việt Nam
23.10.2015 21:21
Đọc bài viết của ông Thiện Ý và những bình luận ở đây mà tôi và những người dân trong nước thấy ngán. 40 năm qua, các vị sống ở trời tây, chẳng hiểu thực tế đời sống xã hội-chính trị trong nước mà phán cứ như thánh. Chẳng có ai thân Tàu hay Mỹ mà theo một bên cả đâu. Họ chỉ cần Mỹ và giữ mặt thân thiện với TQ mà không tin cả Mỹ lẫn TQ. Vì sao? Mỹ không bao giờ bỏ thù địch với các chế độ CS và TQ không bao giờ bỏ tham vọng lãnh thổ.
Các vị đã từng nói đại hội 8, 9 rồi 10, 11...là đại hội cuối cùng. Song kết quả thế nào?
Trước đây các vị đã thua Bắc Viêt vì không hiểu gì về họ. Nay đầu óc các vị vẫn không sáng ra. Buồn thay!
Diến đàn này không cho phép nói kỹ nhưng tôi xin cam đoan ông Dũng không trở thành TBT được như mong muốn của một số người và sự suy đoán theo chủ quan thiển cận của cac vị.

bởi: vnguyen
23.10.2015 16:17
Các bác "buôn dưa lê" giỏi quá !!! ngồi ở Mỹ bàn chuyện cơ câú chính quyền ở vn, mỗ bái phục bái phục!!!
A! tứ trụ cuối cùng vậy nhiệm kỳ sau các ông về lật đổ cs chứ!!! cứ ngồi lì bên Mỹ bàn luận cs họ điếc tai chết hết bàn giao chính quyền cho các bác hay sao ???

bởi: camranh từ: camranh
23.10.2015 08:06
Phân tích vớ vẩn, chẳng có biết gì về cơ chế phân chia quyền lực ở Việt Nam. Thưa với các bạn, tứ trụ đã được phân chia rồi: Tông bí thư sẽ là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng sẽ là Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước vẫn là Trương Tấn Sang, Chủ tịch quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân.

bởi: thương hoài ngàn năm
23.10.2015 06:35
ba xàm ba láp coi chừng táp phải lưỡi câu
thân cộng thân mỹ chẳng bằng thân lập thân
những người thân cộng thì chẳng mấy ưa gì mỹ
những kẻ thân mỹ thì gét cay gét đắng ông cộng
trong khi những người sống dưới hai chế độ mà biết chính chị chính em một tý thì ....cả hai đều
( thay dấu hỏi vào dấu huyền chữ cuối)

bởi: vo danh từ: usa
23.10.2015 06:08
Chọn lựa lường gạt bịp bợm đã 70 năm để tiếp tục duy trì tồn tại chủ nghĩa mác lê độc đảng độc tài toàn trị mà vẫn có kẻ tin thật tội nghiệp.Cho phép lập hội,công đoàn lao động độc lập đòi hỏi của TPP,giải tán chủ nghĩa chính trị,kinh tế bắt chiếc 100% cs tầu thì may ra vn còn tồn tại là một quốc gia có chủ quyền.

bởi: Vô Danh Khách từ: Sacramento (CA)
23.10.2015 03:28
Đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của tiết trình dân chủ hóa Việt Nam đã khởi sự và kéo dài 30 năm qua
(1995-2015) hết trích,
Vậy tôi xin nhắc lại với tác giả bài báo là 20 năm, chứ không phải là 30 năm.
1995-2015 là 20 năm bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
23.10.2015 03:10
Lý luận của Thiện Ý cũng tương tự của Cù Huy Hà Vũ !
Bắt buộc phải xé được tờ cam kết của Hội Nghị Thành Đô, tự thâN đảng csvn không thể làm !
Ông Dũng thì cũng được thôi, nhưng nếu ông Dũng là cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình thì thử hỏi VN sẽ ra sao ?
Nằm yên nhắm mắt lìa đời !
Chữ " nếu " này nghe ngược dòng nhưng lý luận cũng chứng minh được, bởi vì trong những năm qua, ông Dũng làm lợi cho TQ quá nhiều qua những dự án lớn để người Tàu bủa vây VN hết mọi ngả phải không ?
Cho nên nhập Trung là cánh cửa ngỏ mà thoát Trung thì cực kỳ gian nan !
Khi nào không còn mầm mống sâu mọt cs thì mới mong không mất nước !
Trả lời
bởi: Nhật từ: Nhật Tảo.
23.10.2015 11:54
Cái mật ước Thành Đô lẫn cái Công Hàm 1958 có những cái Phụ lục chết người Việt kèm theo tui chưa rõ. Nhưng gần đây báo chí công khai tuyên bố: Thoát Trung Quốc ta chết ngay! Vì từ lâu đã tự mua dây tự trói mình nộp mình cho Trung Quốc rồi. Những công trình nhiệt điện đốt than, chạy diesel từ Trung Quốc ồ ạt lắp đặt tại Việt Nam phun ô nhiễm mù trời và hàng loạt công trình chất lượng dỏm khác, khi có người thắc mắc thì được trả lời rằng "Có ý nghĩa chính trị rất lớn!!!!". Gần đây chính quyền địa phương Đồng Nai còn quyết mua một số xe buýt chạy bằng gas của Trung Quốc về với dự định dùng những quả bom gas di động giết bớt người nghèo, vì nghèo mới đi xe buýt. Ngành cao su Việt Nam đang chết đứng vì lâu nay định hướng chỉ phục vụ thị trường Trung Quốc. Rồi sẽ thấy cái dây thòng lọng tự đeo trao cho giặc nắm sẽ bị siết thêm nữa!

bởi: vo danh
23.10.2015 00:24
cho doi de xem kich.

bởi: Song Kiếm - Việt Nam
23.10.2015 00:00
Chọn lựa cái con khỉ ! Bọn CSVN từ trung ương đến tận địa phương đều là bọn " chuột " thì cái đại hội nhúng nha nhúng nhính chết tiện này chỉ là bịp bợm ngụy tạo để che đậy cái màn đấu đá tranh giành quyền lực , tạo phe tạo cánh để gây sức mạnh phe phái mà hất cẳng nhau để giành cái ngai vàng để vơ vét hường thu và cơ cấu con cháu tiếp nối cái sự nghiệp phản nước phản dân và lên tột đỉnh mafia đỏ nhanh như phi thuyền mà thôi . Hơn 80 triệu người dân Việt bây giờ chẳng còn ai lạ gì bọn CSVN nữa !

No comments:

Post a Comment