Friday, October 2, 2015

Việt Nam chuẩn bị hội nhập kinh tế Á Châu

Việt Nam chuẩn bị hội nhập kinh tế Á Châu

Nhân viên chuẩn bị mở cửa hàng cà phê Starbucks ở TP HCM.
Nhân viên chuẩn bị mở cửa hàng cà phê Starbucks ở TP HCM.
Năm ngoái, sinh viên Nam Anh có cơ hội đi thăm Thái Lan và tại vùng biên giới với Lào, anh sửng sốt vì khung cảnh ở đây nhắc anh đến quê hương Việt Nam. Sông ngòi, nhà cửa trên những cây cột, và làng xóm giống như ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Anh nói những quốc gia này giống nhau hơn mọi người tưởng, nhưng anh hy vọng điều này sẽ rõ ràng hơn với Cộng đồng Kinh tế Á Châu AEC mới. Cộng đồng này có nghĩa là mang các nước ASEAN đến gần nhau hơn.
Anh Nam Anh đang chuẩn bị cho AEC bằng cách học tiếng Thái và nghiên cứu về văn hóa nước này để có thể làm việc cho một công ty Thái Lan.
Anh Nam nói “Đây là điều rất quan trọng vì chúng ta ở cùng một cộng đồng, chúng ta là người Á Châu, chúng ta cùng một bản chất. Mỗi người dân trong nước chúng ta nên biết các người láng giềng vì việc này sẽ làm cho chúng ta càng ngày càng yêu thích cộng đồng chúng ta hơn.”
Những người ủng hộ AEC hy vọng nhiều công dân trong vùng sẽ nghĩ như anh Nam Anh và đón nhận dự án kiểu như Liên hiệp Châu Âu. Ý niệm của việc này là làm cho Đông Nam Á lớn mạnh về số lượng. Chỉ một mình thôi Việt Nam không thể cạnh tranh với những ông khổng lồ như Trung Quốc và Brazil. Nhưng với 10 quốc gia kết hợp với nhau, cho phép tự do lưu chuyển sản phẩm, vốn và lao động, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới vào năm 2020, theo như Tập đoàn Tư vấn Boston. Hiện nay ASEAN đứng hàng thứ 7.
Nguy cơ đối với những công ty nhỏ
Tuy nhiên những thảo luận về cộng đồng kinh tế chưa được khích lệ mấy. Những người thúc đẩy cho việc hội nhập chỉ trích các chính phủ bảo hộ các công nghiệp địa phương, trong khi những doanh nghiệp nhỏ và vừa lo sợ bị tràn ngập vì những công ty cạnh tranh lớn hơn.
Đối với những doanh nghiệp này, những người bênh vực AEC đưa ra một thông điệp: lo lắng, nhưng đừng sợ.
Ông Hans-Paul Burkner, chủ tịch BCG hôm thứ Năm tuần trước phát biểu tại một diễn đàn các CEO ở Thành phố HCM: “Tuy nhiên các bạn không nên lo sợ vì điều chúng tôi khám phá trên thị trường mới nổi trên thế giới là, những công ty địa phương thường khá thành công vì một số các lý do.”
Ông Burkner nói các công ty địa phương tại mỗi quốc gia ASEAN phải đóng vai trò làm vững mạnh nền kinh tế trong nước. Điều này có nghĩa là những công ty này hiểu rõ thị trường trong nước, làm thế nào tìm được những người cung cấp tốt, và có kinh nghiệm giao dịch với những chính phủ liên hệ.
Tại Việt Nam thách thức đối với các nhà lãnh đạo cộng sản là ngưng hỗ trợ các công ty quốc doanh. Dù ông Burkner lạc quan nhưng những công ty nhỏ trong nước khó lòng sống sót trước các nước láng giềng hiệu quả hơn.
Ông Trần Việt Thái, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam nói “Doanh nhiệp hoạt động nhỏ lẻ không xuất khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu không thể nào cạnh tranh được và phải rời khỏi thị trường.”
Những người lái xe tải, Nông dân và Ngư dân
Một số lãnh vực gặp nhiều rủi ro nhất tại Việt Nam là bán xe, sản xuất đường hay nhựa plastic. Những lãnh vực này có thể được sản xuất hữu hiệu hơn tại những nước như Thái Lan. Tuy nhiên những lãnh vực khác sẽ hưởng lợi từ thị trường lớn hơn của ASEAN, như là các công ty Việt Nam xuất khẩu hải sản, nông sản, hàng điện tử và đồ gỗ theo như nhận xét của ông Trần Dũng, phó viện trưởng Viện Logistics Việt Nam.
Ông Dũng hy vọng ngành cung ứng cuối cùng sẽ là một điểm sáng đối với Việt Nam dù ngành này hiện đang yếu kém. Chẳng hạn như những tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa phải đối mặt với nạn ùn tắc vì đường xấu, cũng như các qui luật cấm không được vào một số trung tâm đô thị trước 10 giờ tối. Tuy nhiên ông Dũng nói nước ông có thể trở thành một trung tâm chuyển vận đường biển vì có bờ biển dài và vị trí chiến lược giữa Đông Nam Á và Bắc Á.
AEC hiện thúc đẩy 10 quốc gia thành viên cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Với mục đích này, Việt Nam đang thu hút nhiều đầu tư vì lương công nhân thấp và chính phủ ổn định hơn là một nước Thái Lan dân chủ, Indonesia và Philippines. Và với dân số 90 triệu người Việt Nam là một thị trường lớn hơn Campuchia và Lào, cũng như có dân số biết chữ nhiều hơn, giới trẻ nhiều hơn và một lực lượng lao động khao khát công nghệ mới.
Đồng thời Việt Nam lại có năng suất thấp và thiếu công nhân có kỹ năng khiến các chủ nhân phải tiêu tốn thì giờ và tiền bạc để huấn luyện công nhân mới.
Tuy nhiên ông Trần Việt Thái xem AEC như là giai đoạn cuối cùng để Việt Nam chuyển tiếp sang một nền kinh tế định hướng quốc tế. Nền kinh tế này đã phát xuất từ việc Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận trong những năm 1990, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007 và hiện nay đang liên tiếp ký các thỏa thuận mậu dịch.
Theo ông Thái, “ASEAN là bước để Việt Nam hội nhập với toàn thế giới”.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (16)
Ý kiến
     
bởi: nhà rùa học từ: viện ngâm cu rùa hn
01.10.2015 01:08
Thật là khôi hài khi có rất nhiều người Việt có đầu óc rất là trừu tượng, họ thích tưởng tượng và vẽ ra đủ thứ ảo giác . Họ vẽ ra ảo giác cho riêng mình thì không sao vì có gì thì họ lảnh đủ hậu quả. Đằng này họ lại vẽ ra đủ thứ ảo giác và áp đặc nó lên cho cả đất nước , cho cả dân tộc. Khốn nạn là khi có gì thì cả dân tộc, cả đất nước lảnh hậu quả, còn họ thì vẫn phây phây giàu sang , phú quý và hưởng thụ.
Tôi mắc cười nhất là có một số bạn khi nhìn vào Nhật hay Hàn quốc ảo giác tưởng tượng ra rằng :" ... họ củng là người châu á, củng văn hóa gần giống người Việt..vậy trước sai gì người Việt củng giàu có và phát triển như họ thôi.... " Xin thưa với các bạn , nó không hoàn toàn quá đơn giản như bạn ảo tưởng và vẽ ra viễn cảnh đó. Vì người Nhật , người Hàn hoàn toàn không giống người VN, nền văn hóa họ khác, cách suy nghĩ, sinh hoạt của họ khác, nền chính trị của họ khác, cách giáo dục của họ khác...VV và VV ..nói chung là họ khác hoàn toàn trên mội mặt so với người Việt. Và cái quan trọng nhất và chính yếu nhất các nước ở châu á giống nhau là nền chính trị của họ là nền chính trị đa nguyên, đa đảng mà VN củng khác họ. Xin các bạn đừng có ảo tưởng và vẽ ra chiếc bánh ngọt ngào , thơm ngon cho người Việt nữa. Toàn nói láo.

bởi: nhà rùa học từ: viện ngâm cu rùa hn
01.10.2015 00:51
Dưới chế độ cộng sản cai trị thì VN không hội nhập thì đã đói nhăn răng từ lâu và nay có hội nhập thì củng chỉ ngáp ngáp sống qua ngày chứ thực ra thì không thể nào làm gì được . Hảy nhìn vào thống kê chính chế độ cộng sản công khai công nhận, .." các công ty của VN ngày càng teo tóp đi và biến mất..." . Dưới bàn tay cai trị của cộng sản thì khi hội nhập vô châu á, hiệp định thương mại với châu âu hay hiệp định TPP ...hay bất cứ một hiệp định nào khác ...thì dân tộc Việt chỉ làm nô lệ cho nước ngoài không hơn không kém. Khi nào còn chế độ cộng sản thì người dân VN an phận với số kiếp nô lệ của mình đi. Vì các bạn sẽ không có cơ hội nào để phát triển , để phát huy hết khả năng của chính bản thân mình cả. Chia buồn cùng dân tộc Việt.

bởi: Không ghi tên
30.09.2015 21:44
Từ nay khỉ sẽ từ bỏ rừng già để vào ... sở thú! Nơi mọi người sẽ chiêm ngưỡng những thành tựu khoa học kỹ thuật, tổ chức xh, cũng như giá trị con người mà đảng đã dày công giáo dục và vun đắp trong hơn 40 năm qua.

Ráng đi qua đi lại cho giống người, chứ bắt chí cho nhau thì trông kỳ lắm. Đặc biệt là phải kín tiếng, khọt khẹt vang chuồng thì người xem sẽ ôm bụng cười hay hoảng sợ không chừng. Năm xưa là tình đ/c anh em thắm thiết, thủy chung vô tư; hôm nay là bạn bè khắp năm châu, vn là người bạn của nhân dân thế giới. Quan trọng hơn là cái nào cần phô thì phô, cái nào cần che thì phải che.Khi nào tiến hóa đủ thì mặc quần áo cũng chưa muộn. Nhưng nhớ, mặc áo phải có quần, kẻo thiên hạ tưởng rằng đây là rạp xiếc!

bởi: Không ghi tên
30.09.2015 20:19
Hội nhập ? Tuy muộn còn hơn không. Chỉ yêu cầu đừng làm VN mang tiếng như các vụ buôn lậu,chôm chỉa rất tên tuổi trong thời gian qua. Tủi hổ nầy thì ai chịu đây ?

bởi: Tiến Lên từ: Japan
30.09.2015 19:39
Một số lãnh vực gặp nhiều rủi ro nhất tại Việt Nam là bán xe, sản xuất đường hay nhựa plastic. VN đã và vẫn huyênh hoang hãnh diện là mình đã từng đánh thắng các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Tàu và Nhật. Tại sao lại sợ không giám vì tương lai của đất nước và hạnh phúc ngàn đời của con cháu mai sau, mà tìm cách loại bỏ tất cả những rào cản, làm chậm lại tiến trình đưa đất nước tiến tới giầu mạnh. Dù tất cả các cấp lãnh đạo, phải dẹp bỏ mọi quyền lợi cá nhân mà tập trung vào việc đưa đất nước đến chỗ ắm no hạnh phúc cho toàn dân.

bởi: culi
30.09.2015 13:09
viet cong muon hoi nhap Asian thi nen bo cai bua liem ,va cai co phuc kien vao sot rac ,vc di den dau co cay bua voi cai luoi liem la Asian bi ( scary)

bởi: QX từ: US
30.09.2015 10:44
Hỡi Á Châu bao la, hãy cứu vớt kẻ lầm đường lạc lối Pác Bó này, đừng để nó đi theo bọn Venezuela, Greece phá gia chi tử nữa.

qx

bởi: Vòm Thương từ: Sơn Kỳ
30.09.2015 08:55
Con Trâu thưa với con Bò
Cày bừa nếu có ai cho thì làm
Trâu già hiện ăn rồi nằm
Chờ giờ xẽ thịt mang hầm thế thôi
Còn Bò âu cũng hết thời
Chờ giờ vĩnh biệt những người tấn sang
Từ khi phú trọng huy hoàng
Nhà cao cửa rộng họ mang ra mần
Trâu - Bò chua xót than thân
Chuẩn bị hội nhập tinh thần rất vui
Kẹt nổi sức đã yếu rồi
Xương, da, thịt kính tặng đời tạ ân

bởi: gary từ: us
30.09.2015 04:49
cang nhap hoi voi cac nuoc tu do,viet nam luc nao cung dung hang chot,tai sao .. ???? vi dang cong san con nam quyen cai tri,cong san an cuop tai san,tri tue con nguoi,nen con nguoi o viet nam luc nao cung lo lang , lam sao ma xa hoi tien len duoc

bởi: LeHang từ: Germany
30.09.2015 03:09

Có lẽ là Nam Anh hiểu sai về EU! Trong EU không có vấn đề cạnh tranh lẫn nhau, mà là một sự phân chia vai trò trong kinh tế, kỹ nghệ, mỗi thành viên đều có một nhiệm vụ riêng trong Liên Hiệp Âu Châu. Thí dụ như German không được sản xuất bội thu sản phẩm nông nghiệp để ấn giá sản phẩm nông nghiệp của Pháp, hoặc là nhập cảng sản phẩm nông nghiệp giá rẽ từ ngoài EU, mà phải nhập cảng từ France. Rau quả thì Germany chỉ được phép sản xuất một khối lượng nhất định, phần còn lại là phải nhập cảng từ Hòa Lan, Tây Ban Nha, Ba Lan với giá mà Hội đồng kiểm xoát giá cả EU đưa ra trong một biên độ rõ ràng tùy theo thời tiết, thiên tai.

AEC không có chức vụ điều khiển (moderate) này, mà đúng ra qua AEC thì một thị trường mới sẽ ra đời, thị trường đó chỉ tồn tại và phát triển với những kỷ thuật tiến bộ. Qua đó những quốc gia tiến bộ trong ASEAN sẽ thống trị thị trường ACE, thí dụ như Tân Gia Ba đang có sẳn một hệ thống kỷ nghệ tiến bộ như bán dẫn, hóa chất, kim loại, y khoa thì Tân Gia Ba sẽ đầu tư vào các nước hội viên làm ra sản phẩm để cung ứng cho thị trường ASEAN mà cạnh tranh với Nhật Bản, Đại Hàn, EU, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, chứ không phải là để cạnh tranh với Việt Nam hay Thái Lan.

Mã Lai Á nhìn thấy sự bất lợi trong AEC cho Mã Lai Á, nên cũng chẳng thích thú gì cho lắm, mà quay qua TPP thảo luận, qua đó với hy vọng là sẽ thu được kỷ thuật, như kỷ thuật sản xuất dược phẩm, dụng cụ y khoa từ Hoa Kỳ, Nhật Bản rồi bắt buộc Hoa Kỳ, Nhật Bản phải giao lại kỷ thuật đó cho Mã Lai Á. Từ đó Mã Lai Á sẽ cạnh tranh với Tân Gia Ba trong lãnh vực y khoa từ KnowHow của TPP để xây bệnh viện trang bị dụng cụ, thuốc men cho ACE. Giá điều trị y khoa trong AEC qua đó sẽ giãm xuống trong sự cạnh tranh để khống trị thị trường y khoa.

Xã hội Mả Lai Á qua đó sẽ dần chuyển qua kỷ nghệ hóa, trẻ em sẽ dần dần theo hướng kỷ nghệ và không tập trung vào nghành nông nghiệp như cha anh. Họ được đào tạo để trở thành những chuyên gia, quản lý bảo đảm cho quyền lợi của quốc gia tại mọi nơi trong ASEAN. Họ trở thành những người điều khiển một thị trường với 500 triệu người.

Tui rất thông cảm với giấc mơ của Nam Anh, nhưng cũng nên phải nhìn vào thực tế là Việt Nam đã quá thua xa Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai Á. Ông Burkner rất tế nhị như một thầy thuốc biết là rất khó chỉ dẩn cho các cán bộ csVn tự chấp nhận sự thật mà phải bắt đầu lại từ Zero, đừng nên ngu dại tưởng mình là đỉnh cao trí tuệ.

Nhưng csVn đâu chịu nhận thông điệp đó thật rõ ràng, mà vẫn có những thành phần như tên Thái nêu ra nào là doanh nghiệp nhỏ phải rời khỏi thị trường! Nên học lại: Bill Gate hơn tên Thái đó!

Rồi tên Dũng xe tải vẽ chuyện bờ biển dài, tài xế giỏi băng Trường Sơn vèo vèo…Marketing rẽ tiền khoe khoan! Nguyễn Tấn Đời chịu nhận là dốt, quì lạy xin giúp đở, thề xin cống hiến chuộc tội lổi để kiếm tiền. Thằng chịu quì gối mà kiếm tiền xem ra còn hảnh diện hơn thằng côn đồ có ak 47 để kiếm tiền! Đúng không??? 
Trả lời
bởi: Không ghi tên
01.10.2015 01:19
Không góp ý thì nợ mãi bác lời cám ơn . Sống trong xã hội băng đảng trị dân, rất cần những ý kiến có tầm nhìn bao quát thế giới bên ngoài để so sánh . Mà bác là một trong vài độc giả hiếm hoi,....ít khi mất bình tĩnh .

bởi: nhố
30.09.2015 02:16
VN hội nhập để được làm gia công. giá nhân công rẻ mạt.

bởi: Nhi từ: USA
29.09.2015 22:19
Bây giờ mới chuẩn bị à? Tưởng đã hội nhập từ lâu rồi chứ, lạc hậu quá.
Trả lời
bởi: Nguyễn Vân từ: Việt Nam
30.09.2015 19:05
Bác ở đâu mà thiếu thông tin vậy, các nước Đông Nam Á đang tiến tới thành lập cộng đồng giống như châu Âu vậy.
Trả lời
bởi: Nhi từ: USA
30.09.2015 21:43
Ai cũng biết tin này từ hồi ông Kỳ còn sống lận, các chú ở VN ngủ kỹ quá tới giờ còn lơ tơ mơ ngái ngủ. Đây là ý kiến của Lý quang Diệu và Nguyễn cao Kỳ, không tin cứ hỏi chú Dũng thì biết.

No comments:

Post a Comment