Phải nói là sau một loạt những hành động của Trung Quốc thản nhiên tuyên bố lấn chiếm các khu vực đang tranh chấp với các láng giềng, mọi người đều chú ý theo dõi phản ứng của Hoa Kỳ, vì lẽ các động thái của Bắc Kinh mang tính chất đe dọa rất rõ, khi đụng chạm đến vùng đặc quyền kinh tế “hợp pháp của các láng giềng.
Philippines là nước bị bắt nạt đầu tiên, với vụ Trung Quốc cho tàu trú đóng tại vùng bãi cạn Scarbrough, bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia Đông Nam Á. Chẳng những thế, dù Manila nhẫn nhịn, Trung Quốc vẫn gây sức ép trên mặt kinh tế, và mới đây, trước khi cho tàu rút khỏi bãi Scarborough thì đã cho chăng giây chặn ngõ vào.
Đối với Việt Nam, hành động khiêu khích còn rõ rệt hơn nữa khi một tập đoàn dầu khí Trung Quốc tự tiện phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời quốc tế đấu thầu thăm dò các lô đó.
Một quyết định khác liên can đến tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông là việc Trung Quốc củng cố đơn vị hành chánh gọi là “thành phố Tam Sa” được họ giao quyền cai quản toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là từ thuở xa xưa đã thuộc về họ. Trụ sở đơn vị hành chánh này được đặt trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Điều đáng quan ngại là ý hướng quân sự hóa quyền kiểm soát vùng Biển Đông của Trung Quốc, với quyết định cắm thêm một đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa, sau khi đã tuyên bố là đă cho tiến hành các cuộc tuần tra võ trang để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trong vùng.
Bản tuyên bố về Biển Đông của bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích đích danh Trung Quốc và quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như đóng quân tại nơi này, xem đấy là những hành vi “đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng”.
Bộ ngoại giao Mỹ còn nêu bật thái độ quan ngại trước nhiều diễn biến không hay mà tác giả được hiểu là Trung Quốc, từ việc có những lập luận hung hăng, gây hấn, - ám chỉ những lời đe dọa của truyền thông Trung Quốc đòi dậy cho Việt Nam và Philippines một bài học, hay là các hành động ép buộc về kinh tế - gợi đến việc Bắc Kinh gây khó dễ cho ngành du lịch và xuất khẩu của Philippines, hoặc là việc Trung Quốc phân lô thềm lục địa của Việt Nam hay bắt chẹt các đối tác dầu khí của Hà Nội …
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ không một lần nêu tên Việt Nam, hay Philippines, nhưng theo giới quan sát, đó rõ ràng là một động thái ngoại giao nhằm bênh vực hai quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc liên tục thúc ép.
Thái độ bênh vực Đông Nam Á cũng đã được Thượng viện Mỹ thể hiện hôm 02/08, với bản nghị quyết được nhất trí thông qua kêu gọi các nước tự kềm chế để không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Văn kiện do Thượng nghị sĩ Jim Webb đề xướng đã xác định rằng Mỹ “cam kết hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong việc duy trì sức mạnh và sự độc lập của mình”.
Philippines là nước bị bắt nạt đầu tiên, với vụ Trung Quốc cho tàu trú đóng tại vùng bãi cạn Scarbrough, bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia Đông Nam Á. Chẳng những thế, dù Manila nhẫn nhịn, Trung Quốc vẫn gây sức ép trên mặt kinh tế, và mới đây, trước khi cho tàu rút khỏi bãi Scarborough thì đã cho chăng giây chặn ngõ vào.
Đối với Việt Nam, hành động khiêu khích còn rõ rệt hơn nữa khi một tập đoàn dầu khí Trung Quốc tự tiện phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời quốc tế đấu thầu thăm dò các lô đó.
Một quyết định khác liên can đến tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông là việc Trung Quốc củng cố đơn vị hành chánh gọi là “thành phố Tam Sa” được họ giao quyền cai quản toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là từ thuở xa xưa đã thuộc về họ. Trụ sở đơn vị hành chánh này được đặt trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Điều đáng quan ngại là ý hướng quân sự hóa quyền kiểm soát vùng Biển Đông của Trung Quốc, với quyết định cắm thêm một đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa, sau khi đã tuyên bố là đă cho tiến hành các cuộc tuần tra võ trang để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trong vùng.
Bản tuyên bố về Biển Đông của bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích đích danh Trung Quốc và quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như đóng quân tại nơi này, xem đấy là những hành vi “đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng”.
Bộ ngoại giao Mỹ còn nêu bật thái độ quan ngại trước nhiều diễn biến không hay mà tác giả được hiểu là Trung Quốc, từ việc có những lập luận hung hăng, gây hấn, - ám chỉ những lời đe dọa của truyền thông Trung Quốc đòi dậy cho Việt Nam và Philippines một bài học, hay là các hành động ép buộc về kinh tế - gợi đến việc Bắc Kinh gây khó dễ cho ngành du lịch và xuất khẩu của Philippines, hoặc là việc Trung Quốc phân lô thềm lục địa của Việt Nam hay bắt chẹt các đối tác dầu khí của Hà Nội …
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ không một lần nêu tên Việt Nam, hay Philippines, nhưng theo giới quan sát, đó rõ ràng là một động thái ngoại giao nhằm bênh vực hai quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc liên tục thúc ép.
Thái độ bênh vực Đông Nam Á cũng đã được Thượng viện Mỹ thể hiện hôm 02/08, với bản nghị quyết được nhất trí thông qua kêu gọi các nước tự kềm chế để không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Văn kiện do Thượng nghị sĩ Jim Webb đề xướng đã xác định rằng Mỹ “cam kết hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong việc duy trì sức mạnh và sự độc lập của mình”.
No comments:
Post a Comment