Trong thông cáo được công bố hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell, tuyên bố: "Chúng tôi lo ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình".
Vẫn theo đại diện bộ Ngoại giao Hoa Kỳ : "Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phốTam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú mới ở nơi này, bao trùm các vùng tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong vùng".
Trước các phát biểu hung hăng về sự đối đầu tại Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ventrell chỉ rõ : " Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các bên hãy hành động nhằm làm dịu căng thẳng".
Hôm thứ Hai, 30/07/2012, Bắc Kinh thông báo là binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở thành phố Tam Sa, trên quần đảo Hoàng Sa, nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Quyết định này của Trung Quốc đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ phía Việt Nam và Philippines. Cả hai nước tố cáo Trung Quốc có ý đồ đe dọa quân sự.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn đơn phương khẳng định có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Một số nơi trong vùng biển này vẫn là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại quan điểm này và tái khẳng định là Washington không muốn đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Vẫn theo đại diện bộ Ngoại giao Hoa Kỳ : "Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố
Trước các phát biểu hung hăng về sự đối đầu tại Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ventrell chỉ rõ : " Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các bên hãy hành động nhằm làm dịu căng thẳng".
Hôm thứ Hai, 30/07/2012, Bắc Kinh thông báo là binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở thành phố Tam Sa, trên quần đảo Hoàng Sa, nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Quyết định này của Trung Quốc đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ phía Việt Nam và Philippines. Cả hai nước tố cáo Trung Quốc có ý đồ đe dọa quân sự.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn đơn phương khẳng định có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Một số nơi trong vùng biển này vẫn là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại quan điểm này và tái khẳng định là Washington không muốn đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
No comments:
Post a Comment