Trung Quốc mở ‘mặt trận’ dầu khí ở Biển Ðông
Trước tiên là tấn công ngoại giao, kế đến là phô trương sức mạnh quân sự, nay Trung Quốc mở mặt trận thứ ba trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông bằng việc mời thầu các dự án thăm dò dầu khí lớn tại các lô nằm trong lãnh hãi đang tranh chấp.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc của nhà nước Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, cuối tháng 6 vừa qua đã mời các công ty nước ngoài tranh thầu thăm dò dầu khí tại các lô lấn vào khu vực đang được Việt Nam thăm dò, đưa 160.000 kilômét vuông lãnh hải vốn đang là điểm nóng nhất có thể xảy ra xung đột quân sự ở châu Á ra mời chào các nhà thầu nước ngoài.
Theo một nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp này, các công ty dầu khí có thời gian cho đến tháng 6 năm tới để đưa ra quyết định có tranh thầu thăm dò tại 9 lô được mời chào hay không.
Nguồn tin không muốn cho biết danh tánh này nói rằng CNOOC, chủ quản của CNOOC Ltd được niêm yết trên trị trường Hồng Kông, đã nhận được nhiều yêu cầu cung cấp thêm thông tin từ các công ty dầu khí nước ngoài.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuống đến Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines, Ðài Loan, Brunei và Malaysia.
Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu.
Mỗi năm lượng hàng hóa được chuyên chở qua hải lộ này có trị giá lên đến 5.000 tỉ đôla.
Một nhà điều hành của một công ty dầu khí quốc tế khổng lồ không muốn nêu tên nói rằng “quan điểm của chính phủ Trung Quốc được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, đó là họ muốn nắm chủ quyền và phát triển trong khu vực này.”
Hôm thứ Ba, Philippines đã đưa hai lô dầu khí trong vùng biển tranh chấp ra mời thầu, nhưng Manila chỉ nhận được đơn đấu thầu quyền thăm dò của 3 công ty.
Diễn biến này cho thấy đa số không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Ðông.
Ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á ở Singapore nói: “Quan điểm của Trung Quốc là các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines đang gia tăng khai thác tài nguyên của Trung Quốc, và Bắc Kinh phải thể hiện rõ tuyên bố chủ quyền của họ.”
Công ty dầu khí Petrovietnam của Hà Nội phản đối việc CNOOC mời thầu; họ nói điều đó “vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế” bởi vì các lô này nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam kêu gọi các công ty không tham gia đấu thầu.
Chủ tịch Vương Nghị Lâm của CNOOC nói với các phóng viên báo chí hồi tháng trước rằng các lô dầu khí đưa ra đấu thầu này thu hút sự quan tâm của các công ty Mỹ, nhưng ông không cho biết là những công ty nào.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột, nhất là nếu điều đó có thể kéo sự can dự của Hoa Kỳ vào.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc bộ phận Ðông-Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định: “Các hoạt động thăm dò năng lượng trong vùng lãnh hải đang tranh chấp này có thể dẫn đến nhiều tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là và va chạm giữa tàu bè khảo sát và tàu hải giám của các nước đang trong tranh chấp, nhưng có lẽ sẽ không làm bùng lên một cuộc đối đầu quân sự.”
Bà Kleine-Ahlbrandt nói tiếp rằng tuy nhiên “nếu thực sự phát hiện được trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực này, và nếu Bắc Kinh quyết định tiến vào khai thác thì tình hình sẽ thay đổi nghiêm trọng.”
Cho đến giờ, CNOOC đã khoan hàng chục giếng thăm dò dưới biển sâu trong vùng Biển Ðông, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc, và tránh những vùng biển nhạy cảm ở phía nam.
Trong khi đó Việt Nam và Philippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, dẫn đến nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám của Trung Quốc.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc của nhà nước Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, cuối tháng 6 vừa qua đã mời các công ty nước ngoài tranh thầu thăm dò dầu khí tại các lô lấn vào khu vực đang được Việt Nam thăm dò, đưa 160.000 kilômét vuông lãnh hải vốn đang là điểm nóng nhất có thể xảy ra xung đột quân sự ở châu Á ra mời chào các nhà thầu nước ngoài.
Theo một nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp này, các công ty dầu khí có thời gian cho đến tháng 6 năm tới để đưa ra quyết định có tranh thầu thăm dò tại 9 lô được mời chào hay không.
Nguồn tin không muốn cho biết danh tánh này nói rằng CNOOC, chủ quản của CNOOC Ltd được niêm yết trên trị trường Hồng Kông, đã nhận được nhiều yêu cầu cung cấp thêm thông tin từ các công ty dầu khí nước ngoài.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuống đến Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines, Ðài Loan, Brunei và Malaysia.
Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu.
Mỗi năm lượng hàng hóa được chuyên chở qua hải lộ này có trị giá lên đến 5.000 tỉ đôla.
Một nhà điều hành của một công ty dầu khí quốc tế khổng lồ không muốn nêu tên nói rằng “quan điểm của chính phủ Trung Quốc được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, đó là họ muốn nắm chủ quyền và phát triển trong khu vực này.”
Hôm thứ Ba, Philippines đã đưa hai lô dầu khí trong vùng biển tranh chấp ra mời thầu, nhưng Manila chỉ nhận được đơn đấu thầu quyền thăm dò của 3 công ty.
Diễn biến này cho thấy đa số không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Ðông.
Ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á ở Singapore nói: “Quan điểm của Trung Quốc là các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines đang gia tăng khai thác tài nguyên của Trung Quốc, và Bắc Kinh phải thể hiện rõ tuyên bố chủ quyền của họ.”
Công ty dầu khí Petrovietnam của Hà Nội phản đối việc CNOOC mời thầu; họ nói điều đó “vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế” bởi vì các lô này nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam kêu gọi các công ty không tham gia đấu thầu.
Chủ tịch Vương Nghị Lâm của CNOOC nói với các phóng viên báo chí hồi tháng trước rằng các lô dầu khí đưa ra đấu thầu này thu hút sự quan tâm của các công ty Mỹ, nhưng ông không cho biết là những công ty nào.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột, nhất là nếu điều đó có thể kéo sự can dự của Hoa Kỳ vào.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc bộ phận Ðông-Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định: “Các hoạt động thăm dò năng lượng trong vùng lãnh hải đang tranh chấp này có thể dẫn đến nhiều tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là và va chạm giữa tàu bè khảo sát và tàu hải giám của các nước đang trong tranh chấp, nhưng có lẽ sẽ không làm bùng lên một cuộc đối đầu quân sự.”
Bà Kleine-Ahlbrandt nói tiếp rằng tuy nhiên “nếu thực sự phát hiện được trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực này, và nếu Bắc Kinh quyết định tiến vào khai thác thì tình hình sẽ thay đổi nghiêm trọng.”
Cho đến giờ, CNOOC đã khoan hàng chục giếng thăm dò dưới biển sâu trong vùng Biển Ðông, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc, và tránh những vùng biển nhạy cảm ở phía nam.
Trong khi đó Việt Nam và Philippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, dẫn đến nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment