Đây là lần đầu tiên một thành viên của chính phủ Pháp tới thăm trụ sở của khối Asean, tức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Sau khi gặp Tổng thư ký Asean Lê Lương Minh, nhà ngoại giao Việt Nam, và Phó tổng thống Indonesia Boediono, ngoại trưởng Pháp đã phát biểu tại trụ sở Asean.
Ông khẳng định, cũng như Hoa Kỳ, Pháp tiến hành chiến lược xoay trục hướng về Châu Á–Thái Bình Dương. Laurent Fabius giải thích : “Nước Pháp muốn có mặt tại nơi mà thế giới ngày mai đang được xây dựng. Châu Á – Thái Bình Dương hiển nhiên là trung tâm của thế kỷ XXI”.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh “ý chí” đặt Phương Đông vào trong các ưu tiên của nền ngoại giao Pháp liên quan đến “toàn bộ Châu Á và không thể quy vào đối thoại với Trung Quốc và Ấn Độ, các quốc gia không lồ của khu vực này, như trước đây”. Asean, với hơn 600 triệu dân cư và một năng động kinh tế đáng ghi nhận, thường bị Trung Quốc và Ấn Độ che lấp, ngoại trưởng Pháp ghi nhận. Một ví dụ là, tăng trưởng của Indonesia là hơn 6% kể từ 2005, cao hơn Ấn Độ.
Theo ngoại trưởng Pháp, chuyến công du tới trụ sở Asean này đánh dấu sự nhìn nhận của nước Pháp về “tầm quan trọng đặc biệt” của khối các quốc gia Đông Nam Á đối với Pháp.
Trong phần kết của bài diễn văn này, ngoại trưởng Pháp ghi nhận việc doanh nghiệp Pháp chậm trễ trong đầu tư vào Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Indonesia, quốc gia đông dân Hồi giáo nhất thế giới, có tham vọng trở thành một thành viên của BRICS, nhóm các cường quốc đang trỗi dậy (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tại Indonesia, các doanh nghiệp Pháp đã rất vất vả để chiếm được thị phần 1%, đứng xa đằng sau Đức và Anh.
Hiện tại, có 1.500 doanh nghiệp Pháp có cơ sở tại các nước Đông Nam Á, nơi tổng giá trị hàng xuất khẩu từ Pháp là khoảng 11 tỷ euro, tương đương với xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sau hai ngày tại Indonesia, ngày mai 03/08, ngoại trưởng Pháp sẽ tới Việt Nam, chặng cuối trong vòng công du nhỏ tại khu vực Đông Nam Á.
Ông khẳng định, cũng như Hoa Kỳ, Pháp tiến hành chiến lược xoay trục hướng về Châu Á–Thái Bình Dương. Laurent Fabius giải thích : “Nước Pháp muốn có mặt tại nơi mà thế giới ngày mai đang được xây dựng. Châu Á – Thái Bình Dương hiển nhiên là trung tâm của thế kỷ XXI”.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh “ý chí” đặt Phương Đông vào trong các ưu tiên của nền ngoại giao Pháp liên quan đến “toàn bộ Châu Á và không thể quy vào đối thoại với Trung Quốc và Ấn Độ, các quốc gia không lồ của khu vực này, như trước đây”. Asean, với hơn 600 triệu dân cư và một năng động kinh tế đáng ghi nhận, thường bị Trung Quốc và Ấn Độ che lấp, ngoại trưởng Pháp ghi nhận. Một ví dụ là, tăng trưởng của Indonesia là hơn 6% kể từ 2005, cao hơn Ấn Độ.
Theo ngoại trưởng Pháp, chuyến công du tới trụ sở Asean này đánh dấu sự nhìn nhận của nước Pháp về “tầm quan trọng đặc biệt” của khối các quốc gia Đông Nam Á đối với Pháp.
Trong phần kết của bài diễn văn này, ngoại trưởng Pháp ghi nhận việc doanh nghiệp Pháp chậm trễ trong đầu tư vào Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Indonesia, quốc gia đông dân Hồi giáo nhất thế giới, có tham vọng trở thành một thành viên của BRICS, nhóm các cường quốc đang trỗi dậy (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tại Indonesia, các doanh nghiệp Pháp đã rất vất vả để chiếm được thị phần 1%, đứng xa đằng sau Đức và Anh.
Hiện tại, có 1.500 doanh nghiệp Pháp có cơ sở tại các nước Đông Nam Á, nơi tổng giá trị hàng xuất khẩu từ Pháp là khoảng 11 tỷ euro, tương đương với xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sau hai ngày tại Indonesia, ngày mai 03/08, ngoại trưởng Pháp sẽ tới Việt Nam, chặng cuối trong vòng công du nhỏ tại khu vực Đông Nam Á.
No comments:
Post a Comment