Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc vì vụ tranh chấp lãnh thổ
Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối một chuyến đi lâu một cách bất thường của những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc gần vùng biển có tranh chấp ở Biển Ðông Trung Hoa.
Bộ ngoại giao ở Tokyo nói rằng 4 chiếc tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển do Nhật kiểm soát hôm thứ tư. Họ cho biết những tàu đó vẫn chưa rút đi sau 24 tiếng đồng hồ.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, nói rằng quyền Đại sứ Trung Quốc Hàn Chí Cường đã được triệu tới để nhận sự “phản đối mạnh mẽ” của Nhật đối với hành động đó.
Sự căng thẳng vì vụ tranh chấp kéo dài nhiều thập niên đã tăng mạnh hồi tháng 9 năm ngoái, sau khi Tokyo mua một số hòn đảo của quần đảo có tranh chấp từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Từ đó tới nay, Bắc Kinh thường xuyên phái tàu bè và phi cơ tuần tiểu gần quần đảo này.
Việc này làm nhiều người lo ngại về khả năng xảy ra những vụ đụng độ quân sự ngoài ý muốn và làm tăng những mối căng thẳng giữa dân chúng hai nước.
Bộ ngoại giao ở Tokyo nói rằng 4 chiếc tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển do Nhật kiểm soát hôm thứ tư. Họ cho biết những tàu đó vẫn chưa rút đi sau 24 tiếng đồng hồ.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, nói rằng quyền Đại sứ Trung Quốc Hàn Chí Cường đã được triệu tới để nhận sự “phản đối mạnh mẽ” của Nhật đối với hành động đó.
Sự căng thẳng vì vụ tranh chấp kéo dài nhiều thập niên đã tăng mạnh hồi tháng 9 năm ngoái, sau khi Tokyo mua một số hòn đảo của quần đảo có tranh chấp từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Từ đó tới nay, Bắc Kinh thường xuyên phái tàu bè và phi cơ tuần tiểu gần quần đảo này.
Việc này làm nhiều người lo ngại về khả năng xảy ra những vụ đụng độ quân sự ngoài ý muốn và làm tăng những mối căng thẳng giữa dân chúng hai nước.
Bản đồ vụ tranh chấp Nhật-Trung (bấm vào các đảo để xem)
Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là những ngư trường phong phú.
- Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên là Senkaku
- 1945 – 1972 – Mỹ quản lý quần đảo
- 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn
- 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư
No comments:
Post a Comment