2014, bài toán trắc nghiệm thuyết Abenomics
Tokyo cùng lúc huy động ngân sách nhà nước, chính sách tiền tệ và chiến lược kinh tế để thực sự đưa nước Nhật đi lên - REUTERS
Chính sách kinh tế Abenomics bắt đầu đem lại những thành quả mong đợi. 2014 mở ra nhiều hứa hẹn với kinh tế Nhật Bản. Nhưng thách thức vẫn còn đó. RFI Việt ngữ phỏng vấn chuyên gia kinh tế Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng và Thông tin quốc tế CEPII, Evelyne Dourille Feer.
Chỉ số tin tưởng của các doanh nhân Nhật cao chưa từng thấy trong 6 năm qua. Thị trường chứng khoán Tokyo tăng giá hơn 50 % trong năm 2013. GDP của nền kinh tế thứ 3 thế giới đạt 2 %. Đó là những thành tích của thủ tướng Shinzo Abe sau một năm cầm quyền. Thủ tướng Shinzo Abe đề ra mục tiêu đẩy lùi giảm phát và nâng tăng trưởng kinh tế nước nhà lên 3% trong tương lai.
Ông Shinzo Abe trở lại chức vụ Thủ tướng vào lúc Nhật Bản vừa thoát khỏi giai đoạn 3 năm đình đốn ; xuất khẩu giảm sút một phần do căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và khủng hoảng tài chính châu Âu ; tiêu thụ nội địa giậm chân tại chỗ.
Trong bối cảnh đó ông Shinzo Abe tung ra « ba mũi tên » trong chính sách kinh tế mang tên mình, được gọi là Abenomics. Cụ thể là sử dụng cùng lúc ngân sách nhà nước để bơm thêm tiền vào guồng máy kinh tế quốc gia, huy động ngân hàng trung ương BoJ mở van tín dụng với hai dụng ý : phá giá đồng yen để kích thích xuất khẩu và cố tình đẩy vật giá leo thang, hòng chặn đứng vòng luẩn quẩn của hiện tượng giảm pháp. Tokyo muốn đẩy lạm phát lên thành 2 %.
Ở giai đoạn ba, chính phủ Nhật bắt đầu tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ cơ cấu để đem lại khả năng cạnh tranh lớn hơn cho nước Nhật. Để giải quyết núi nợ đã tương đương với gần 250 % GDP chính phủ quyết định tăng thuế trị giá gia tăng TVA đang từ 5 % lên thành 8 % (kể từ ngày 01/04/2014) và 10 % vào đầu năm 2015. Đổi lại Tokyo thông báo thêm một kế hoạch hỗ trợ kinh tế 50 tỷ euro cho tài khóa 2014-2015 và giảm thuế đánh vào các doanh nghiệp.
Tăng trưởng Nhật Bản trong năm 2013 đạt 1,8 %. Chỉ số giá cả tăng 0,3 %. Giới phân tích đang nói tới một « sự phục hồi từng bước » của nước Nhật.
Toàn cảnh kinh tế Nhật Bản 2014
Trả lời phỏng vấn của ban Việt Ngữ RFI bà Evelyne Dourille Feer chuyên gia kinh tế Nhật Bản thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng và Thông tin quốc tế CEPII, tác giả cuốn « L’Economie du Japon – Kinh tế Nhật Bản », nhà xuất bản Repères - ấn bản 2014 vừa ra mắt độc giả, chờ đợi trong một hoặc hai quý đầu năm nay, tiêu thụ và đầu tư của Nhật sẽ bị chựng lại dưới tác động của việc Tokyo tăng thuế TVA.
« Đáng chú ý hơn cả là thuế trị giá gia tăng TVA của Nhật sẽ tăng lên thành 8 % kể từ ngày 01/04/2014. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ sẽ giảm đi và qua đó kinh tế Nhật sẽ giảm sụt trong 1 hoặc 2 quý đầu năm. Cũng phải nói là trong sáu tháng qua các hộ gia đình Nhật Bản đã mua sắm nhiều hơn thường lệ. Họ mua sắm trước khi thuế TVA tăng.
Như vậy trong quý 2/2014 chỉ số tiêu thụ sẽ thấp hơn so với chờ đợi. Mỗi khi tăng thuế TVA thì tác động đầu tiên là người dân ít mua sắm hơn. Qua đó kinh tế sẽ bị chựng lại ở giai đoạn đầu. Mức độ giảm mạnh hay nhẹ thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Thí dụ như theo dự phóng của ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse, kinh tế Nhật Bản nhìn chung trong năm nay sẽ tăng thêm hơn 2 % so với tài khóa 2013 (+ 1,7 %). Trong khi đó hầu hết các dự báo khác đều cho rằng GDP của Nhật trong năm 2014 sẽ tăng chậm hơn so với thành tích của năm vừa rồi một chút.
Có ba lý do khiến ngân hàng Crédit Suisse tương đối lạc quan : một là trước viễn cảnh Nhật Bản sắp thoát khỏi cảnh giảm phát các doanh nghiệp sẽ đầu tư trở lại. Hai là mức tiêu thụ của tư nhân tuy có bị giảm đi nhưng thay vào đó là tiêu thụ công cộng sẽ tăng lên qua các dự án đầu tư của nhà nước. Lý do thứ ba là Crédit Suisse thực sự chờ đợi xuất khẩu của Nhật Bản trong tài khóa 2014 đi lên ».
Nhật đã thoát khỏi giai đoạn đình đốn
Theo dự phóng của ngân hàng trung ương Nhật, tỷ lệ tăng trưởng của xứ hoa anh đào trong tài khóa 2013-2014 sẽ lên tới 2,7 % một mức cao hiếm có. Nhưng do tác động của thuế TVA chỉ số đó sẽ sụt xuống chỉ còn 1,3 % trước khi tăng lên trở lại vào năm 2015 và 2016. Về câu hỏi Nhật Bản đã thoát khỏi giai đoạn đình đốn hay chưa chuyên gia của trung tâm CEPII, bà Dourille Feer tỏ ra thận trọng. Bà phân tích :
« Tôi không hoàn toàn đồng ý khi nói rằng kinh tế Nhật đã bị đình đốn trong suốt thời gian dài. Bởi vì trong giai đoạn 2002-2007 GDP Nhật Bản tăng ở nhịp độ trên dưới 2% một năm. Đà vươn lên đó bị khủng hoảng toàn cầu 2008 đánh sập. Thế rồi năm 2011, thì Nhật Bản phải đối mặt với trận động đất và sóng thần, tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Kèm theo đó là những hậu quả tai hại về mặt kinh tế.
Nhưng cũng phải nói là trong năm 2013 vừa qua, chỉ số tin tưởng của người dân Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Dư luận chưa bao giờ tỏ ra lạc quan như trong 12 tháng trở lại đây. Chỉ số chứng khoán Tokyo tăng 57 % năm ngoái. Đây là một kỷ lục thế giới ! Nhưng tất cả những dấu hiệu khả quan đó khá mong manh vì sự phục hồi kinh tế có lâu dài hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố ».
2014 đầy bất trắc
Vậy câu hỏi đặt ra đâu là những rủi ro đối với kinh tế Nhật Bản trong năm nay. bà Dourille Feer, tác giả cuốn « L’Economie du Japon » trả lời :
« Năm nay Nhật Bản vẫn đứng trước một bất trắc lớn. Trong hai giai đoạn đầu của chính sách kinh tế do Thủ tướng Abe khởi động đã cho phép đẩy lui lạm phát, đồng yen giảm giá 18 % so với đô la Mỹ và điều này đã đem lại một làn sinh khí mới cho ngành xuất khẩu của Nhật, huy động ngân sách nhà nước để bơm tiền vào cho hệ thống kinh tế. Giờ đây đến lượt khu vực kinh tế tư nhân phải tham gia, phải đầu tư, tiêu thụ để tạo đà cho một sự phục hồi vững chắc. Ở giai đoạn này, giới chủ phải tăng lương cho người lao động, để người ta mua sắm.
Các thống kê gần đây cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư trở lại. Nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy lương tháng của nhân công Nhật Bản sẽ tăng kể từ tháng 4/2014. Trong khi đó tăng sức mua cho các hộ gia đình là một yếu tố cần thiết để biến tiêu thụ nội địa thành một động lực kéo kinh tế đi lên.
Câu hỏi đặt ra là lương của người dân có được tăng hay không. Đấy hãy còn là một ẩn số. Nếu không có sự hỗ trợ của tư nhân, chính sách kích cầu của chính phủ Nhật chỉ trông cậy vào chi tiêu công cộng thì điều này sẽ rất nguy hiểm. Chúng ta biết rằng nợ công của Nhật Bản hiện đã cao gấp đôi so với GDP của quốc gia này ».
Tổng kết một năm Abenomics
Với hai mũi tên đầu, thủ tướng Abe đã phần nào đạt mục tiêu. Tức là vực dậy kinh tế và tạo ra lạm phát. Nhưng hai mục tiêu đó đều rất « dễ vỡ ». Chuyên gia kinh tế Nhật Bản, bà Evelyne Dourille Feer tổng kết lại một năm của chính sách « Abenomics » :
« Các mục đích ưu tiên của ông Abe là nhằm kích thích kinh tế. Cụ thể là đẩy tỷ lệ tăng trưởng lên thành 3 % trong trung và dài hạn, bài trừ giảm phát. Nhật Bản đang từng bước đạt được mục tiêu thứ nhì. Năm nay chỉ giá của Nhật sẽ tăng khoảng 2 % nhưng đó chủ yếu do hàng nhập vào sẽ đắt hơn khi mà đồng yen đang giảm giá. Thế rồi Nhật Bản lại phải nhập năng lượng nhiều hơn để thay thế cho điện hạt nhân. Nói cách khác Nhật Bản bắt đầu thoát khỏi hiện tượng giảm pháp nhưng đó mới chỉ là một sự khởi đầu còn mong manh.
Về mục tiêu kích cầu thì chính quyền Nhật khá thành công như đã nói, nhất là trong sáu tháng cuối 2013 và trước khi Tokyo tăng thuế trị giá gia tăng. Biện pháp dùng ngân sách nhà nước để kích cầu cũng đã đạt được kết quả mong muốn. Chi tiêu công cộng củng cố tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản trong quý 2 và đặc biệt là quý 3/2013. Có thể nói là hai mũi tên đầu trong chính sách Abenomics mà Tokyo bắn đi đã trúng đích.
Còn lại mũi tên thứ ba : Sau khi đã chiếm được đa số ở Thượng viện, Thủ tướng Shinzo Abe yên tâm điều hành đất nước ít nhất là cho đến năm 2016. Kể từ sau cuộc tuyển cử hồi tháng 7/2013, Thủ tướng Nhật bắn đi mũi tên thứ ba : tức là kích thích khả năng cạnh tranh và khơi dậy tiềm năng phát triển của Nhật Bản.
Mục tiêu của mũi tên thứ ba trong chính sách kinh tế mang tên mình, thủ tướng Abe muốn nâng cao thu nhập đầu người cho toàn dân trong suốt 10 năm sắp tới và nhân lên gấp đôi tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản, mở rộng sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân. Khác với hai vế đầu của chương trình vực dậy kinh tế Abenomics, mũi tên thứ ba là một chương trình cải tổ dài hơi và tác động đến toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản.
Nhìn chung chích sách Abenomics khá thành công. Vấn đề còn lại là tư nhân phải tiếp tay với chính phủ để tạo nên một sự phục hồi vững chắc. Năm 2014 tăng trưởng chưa thể cao vì chính phủ tăng tuế TVA. Nhưng tôi tin rằng cho hai năm tới, tức 2015 và 2016, tình hình sẽ sáng sủa hơn. Đồng thời, chính quyền và ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ phải từng bước đóng bớt van tín dụng, giảm bội chi ngân sách.
Điểm son của chính sách Abenomics nằm ở chỗ Tokyo cùng lúc huy động nhiều phương tiện - ngân sách nhà nước, chính sách tiền tệ và chiến lược kinh tế lâu dài - để thực sự đưa kinh tế Nhật đi lên ».
Nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ như muối đổ bể nếu đầu tư và tiêu thụ tư nhân không tiếp tay với chính phủ, nếu như ngành xuất khẩu của xứ hoa anh đào bị trở ngại hay khủng hoảng đẩy giá năng lượng lên cao. Đó là những thách thức trong năm 2014, có thể đe dọa đến sự thành công của một chính sách kinh tế đầy tham vọng đã được ông Shinzo Abe áp dụng từ một năm qua.
Ông Shinzo Abe trở lại chức vụ Thủ tướng vào lúc Nhật Bản vừa thoát khỏi giai đoạn 3 năm đình đốn ; xuất khẩu giảm sút một phần do căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và khủng hoảng tài chính châu Âu ; tiêu thụ nội địa giậm chân tại chỗ.
Trong bối cảnh đó ông Shinzo Abe tung ra « ba mũi tên » trong chính sách kinh tế mang tên mình, được gọi là Abenomics. Cụ thể là sử dụng cùng lúc ngân sách nhà nước để bơm thêm tiền vào guồng máy kinh tế quốc gia, huy động ngân hàng trung ương BoJ mở van tín dụng với hai dụng ý : phá giá đồng yen để kích thích xuất khẩu và cố tình đẩy vật giá leo thang, hòng chặn đứng vòng luẩn quẩn của hiện tượng giảm pháp. Tokyo muốn đẩy lạm phát lên thành 2 %.
Ở giai đoạn ba, chính phủ Nhật bắt đầu tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ cơ cấu để đem lại khả năng cạnh tranh lớn hơn cho nước Nhật. Để giải quyết núi nợ đã tương đương với gần 250 % GDP chính phủ quyết định tăng thuế trị giá gia tăng TVA đang từ 5 % lên thành 8 % (kể từ ngày 01/04/2014) và 10 % vào đầu năm 2015. Đổi lại Tokyo thông báo thêm một kế hoạch hỗ trợ kinh tế 50 tỷ euro cho tài khóa 2014-2015 và giảm thuế đánh vào các doanh nghiệp.
Tăng trưởng Nhật Bản trong năm 2013 đạt 1,8 %. Chỉ số giá cả tăng 0,3 %. Giới phân tích đang nói tới một « sự phục hồi từng bước » của nước Nhật.
Toàn cảnh kinh tế Nhật Bản 2014
Trả lời phỏng vấn của ban Việt Ngữ RFI bà Evelyne Dourille Feer chuyên gia kinh tế Nhật Bản thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng và Thông tin quốc tế CEPII, tác giả cuốn « L’Economie du Japon – Kinh tế Nhật Bản », nhà xuất bản Repères - ấn bản 2014 vừa ra mắt độc giả, chờ đợi trong một hoặc hai quý đầu năm nay, tiêu thụ và đầu tư của Nhật sẽ bị chựng lại dưới tác động của việc Tokyo tăng thuế TVA.
« Đáng chú ý hơn cả là thuế trị giá gia tăng TVA của Nhật sẽ tăng lên thành 8 % kể từ ngày 01/04/2014. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ sẽ giảm đi và qua đó kinh tế Nhật sẽ giảm sụt trong 1 hoặc 2 quý đầu năm. Cũng phải nói là trong sáu tháng qua các hộ gia đình Nhật Bản đã mua sắm nhiều hơn thường lệ. Họ mua sắm trước khi thuế TVA tăng.
Như vậy trong quý 2/2014 chỉ số tiêu thụ sẽ thấp hơn so với chờ đợi. Mỗi khi tăng thuế TVA thì tác động đầu tiên là người dân ít mua sắm hơn. Qua đó kinh tế sẽ bị chựng lại ở giai đoạn đầu. Mức độ giảm mạnh hay nhẹ thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Thí dụ như theo dự phóng của ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse, kinh tế Nhật Bản nhìn chung trong năm nay sẽ tăng thêm hơn 2 % so với tài khóa 2013 (+ 1,7 %). Trong khi đó hầu hết các dự báo khác đều cho rằng GDP của Nhật trong năm 2014 sẽ tăng chậm hơn so với thành tích của năm vừa rồi một chút.
Có ba lý do khiến ngân hàng Crédit Suisse tương đối lạc quan : một là trước viễn cảnh Nhật Bản sắp thoát khỏi cảnh giảm phát các doanh nghiệp sẽ đầu tư trở lại. Hai là mức tiêu thụ của tư nhân tuy có bị giảm đi nhưng thay vào đó là tiêu thụ công cộng sẽ tăng lên qua các dự án đầu tư của nhà nước. Lý do thứ ba là Crédit Suisse thực sự chờ đợi xuất khẩu của Nhật Bản trong tài khóa 2014 đi lên ».
Nhật đã thoát khỏi giai đoạn đình đốn
Theo dự phóng của ngân hàng trung ương Nhật, tỷ lệ tăng trưởng của xứ hoa anh đào trong tài khóa 2013-2014 sẽ lên tới 2,7 % một mức cao hiếm có. Nhưng do tác động của thuế TVA chỉ số đó sẽ sụt xuống chỉ còn 1,3 % trước khi tăng lên trở lại vào năm 2015 và 2016. Về câu hỏi Nhật Bản đã thoát khỏi giai đoạn đình đốn hay chưa chuyên gia của trung tâm CEPII, bà Dourille Feer tỏ ra thận trọng. Bà phân tích :
« Tôi không hoàn toàn đồng ý khi nói rằng kinh tế Nhật đã bị đình đốn trong suốt thời gian dài. Bởi vì trong giai đoạn 2002-2007 GDP Nhật Bản tăng ở nhịp độ trên dưới 2% một năm. Đà vươn lên đó bị khủng hoảng toàn cầu 2008 đánh sập. Thế rồi năm 2011, thì Nhật Bản phải đối mặt với trận động đất và sóng thần, tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Kèm theo đó là những hậu quả tai hại về mặt kinh tế.
Nhưng cũng phải nói là trong năm 2013 vừa qua, chỉ số tin tưởng của người dân Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Dư luận chưa bao giờ tỏ ra lạc quan như trong 12 tháng trở lại đây. Chỉ số chứng khoán Tokyo tăng 57 % năm ngoái. Đây là một kỷ lục thế giới ! Nhưng tất cả những dấu hiệu khả quan đó khá mong manh vì sự phục hồi kinh tế có lâu dài hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố ».
2014 đầy bất trắc
Vậy câu hỏi đặt ra đâu là những rủi ro đối với kinh tế Nhật Bản trong năm nay. bà Dourille Feer, tác giả cuốn « L’Economie du Japon » trả lời :
« Năm nay Nhật Bản vẫn đứng trước một bất trắc lớn. Trong hai giai đoạn đầu của chính sách kinh tế do Thủ tướng Abe khởi động đã cho phép đẩy lui lạm phát, đồng yen giảm giá 18 % so với đô la Mỹ và điều này đã đem lại một làn sinh khí mới cho ngành xuất khẩu của Nhật, huy động ngân sách nhà nước để bơm tiền vào cho hệ thống kinh tế. Giờ đây đến lượt khu vực kinh tế tư nhân phải tham gia, phải đầu tư, tiêu thụ để tạo đà cho một sự phục hồi vững chắc. Ở giai đoạn này, giới chủ phải tăng lương cho người lao động, để người ta mua sắm.
Các thống kê gần đây cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư trở lại. Nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy lương tháng của nhân công Nhật Bản sẽ tăng kể từ tháng 4/2014. Trong khi đó tăng sức mua cho các hộ gia đình là một yếu tố cần thiết để biến tiêu thụ nội địa thành một động lực kéo kinh tế đi lên.
Câu hỏi đặt ra là lương của người dân có được tăng hay không. Đấy hãy còn là một ẩn số. Nếu không có sự hỗ trợ của tư nhân, chính sách kích cầu của chính phủ Nhật chỉ trông cậy vào chi tiêu công cộng thì điều này sẽ rất nguy hiểm. Chúng ta biết rằng nợ công của Nhật Bản hiện đã cao gấp đôi so với GDP của quốc gia này ».
Tổng kết một năm Abenomics
Với hai mũi tên đầu, thủ tướng Abe đã phần nào đạt mục tiêu. Tức là vực dậy kinh tế và tạo ra lạm phát. Nhưng hai mục tiêu đó đều rất « dễ vỡ ». Chuyên gia kinh tế Nhật Bản, bà Evelyne Dourille Feer tổng kết lại một năm của chính sách « Abenomics » :
« Các mục đích ưu tiên của ông Abe là nhằm kích thích kinh tế. Cụ thể là đẩy tỷ lệ tăng trưởng lên thành 3 % trong trung và dài hạn, bài trừ giảm phát. Nhật Bản đang từng bước đạt được mục tiêu thứ nhì. Năm nay chỉ giá của Nhật sẽ tăng khoảng 2 % nhưng đó chủ yếu do hàng nhập vào sẽ đắt hơn khi mà đồng yen đang giảm giá. Thế rồi Nhật Bản lại phải nhập năng lượng nhiều hơn để thay thế cho điện hạt nhân. Nói cách khác Nhật Bản bắt đầu thoát khỏi hiện tượng giảm pháp nhưng đó mới chỉ là một sự khởi đầu còn mong manh.
Về mục tiêu kích cầu thì chính quyền Nhật khá thành công như đã nói, nhất là trong sáu tháng cuối 2013 và trước khi Tokyo tăng thuế trị giá gia tăng. Biện pháp dùng ngân sách nhà nước để kích cầu cũng đã đạt được kết quả mong muốn. Chi tiêu công cộng củng cố tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản trong quý 2 và đặc biệt là quý 3/2013. Có thể nói là hai mũi tên đầu trong chính sách Abenomics mà Tokyo bắn đi đã trúng đích.
Còn lại mũi tên thứ ba : Sau khi đã chiếm được đa số ở Thượng viện, Thủ tướng Shinzo Abe yên tâm điều hành đất nước ít nhất là cho đến năm 2016. Kể từ sau cuộc tuyển cử hồi tháng 7/2013, Thủ tướng Nhật bắn đi mũi tên thứ ba : tức là kích thích khả năng cạnh tranh và khơi dậy tiềm năng phát triển của Nhật Bản.
Mục tiêu của mũi tên thứ ba trong chính sách kinh tế mang tên mình, thủ tướng Abe muốn nâng cao thu nhập đầu người cho toàn dân trong suốt 10 năm sắp tới và nhân lên gấp đôi tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản, mở rộng sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân. Khác với hai vế đầu của chương trình vực dậy kinh tế Abenomics, mũi tên thứ ba là một chương trình cải tổ dài hơi và tác động đến toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản.
Nhìn chung chích sách Abenomics khá thành công. Vấn đề còn lại là tư nhân phải tiếp tay với chính phủ để tạo nên một sự phục hồi vững chắc. Năm 2014 tăng trưởng chưa thể cao vì chính phủ tăng tuế TVA. Nhưng tôi tin rằng cho hai năm tới, tức 2015 và 2016, tình hình sẽ sáng sủa hơn. Đồng thời, chính quyền và ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ phải từng bước đóng bớt van tín dụng, giảm bội chi ngân sách.
Điểm son của chính sách Abenomics nằm ở chỗ Tokyo cùng lúc huy động nhiều phương tiện - ngân sách nhà nước, chính sách tiền tệ và chiến lược kinh tế lâu dài - để thực sự đưa kinh tế Nhật đi lên ».
Nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ như muối đổ bể nếu đầu tư và tiêu thụ tư nhân không tiếp tay với chính phủ, nếu như ngành xuất khẩu của xứ hoa anh đào bị trở ngại hay khủng hoảng đẩy giá năng lượng lên cao. Đó là những thách thức trong năm 2014, có thể đe dọa đến sự thành công của một chính sách kinh tế đầy tham vọng đã được ông Shinzo Abe áp dụng từ một năm qua.
No comments:
Post a Comment