Châu Á -TBD trước thách thức an ninh trong năm 2014
Tàu tuần duyên số hiệu 2146 của Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh do lực lượng tuần duyên Nhật Bản chụp được ngày 08/08/2013.
REUTERS/Japan Coast Guard
Tại Châu Á trong năm 2013 vừa kết thúc :Miến Điện dứt khoát chọn con đường cải cách theo giá trị dân chủ Tây phương , Bắc Triều Tiên xử tử nhân vật lãnh đạo số hai Jang Song Theak, Nhật Bản tăng cường quân lực và thắt chặt hợp tác với Đông nam Á trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông và đe dọa úp mở có hành động tương tự tại « Hoa Nam ». Liệu 2014 sẽ là năm đầy bất trắc ?
Năm 2013 kết thúc nhưng chính sách tái định vị của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương vẫn tiếp diễn sau một năm triển khai chậm chạp. Tổng thống Mỹ lại hai lần hủy bỏ công du Châu Á mà theo giới phân tích đã tạo cơ hội cho Trung Quốc một mình một chợ trên các diễn đàn khu vực. Đến cuối năm, Bắc Kinh tiến thêm một bước thành lập vùng nhận dạng và phòng không trên biển Hoa Đông, chồng chéo với lãnh hải của ba nước trong khu vực là Hàn Quốc, Đài Loan và nhất là Nhật Bản.
Theo chuyên gia Mỹ Peter Lee, chính sự kiện Hoa Kỳ tiến hành chính sách “tái định vị” một cách khoan thai này đã gây nhiều khó khăn cho chính sách trổi dậy của Trung Quốc. Bắc Kinh càng phản ứng thì càng trả giá đắt, càng gây phản cảm, tạo thêm căng thẳng trong quan hệ với các lân bang và mất dần ủng hộ quốc tế.
Cụ thể, Trung Quốc va chạm thường trực với Nhật Bản, đánh mất uy tín với Philippines và phải đối phó với chính sách tăng cường quân sự một cách đáng ngại từ Nhật Bản và Ấn Độ. Thái độ hung hãn của Bắc Kinh trong chiến lược bị nghi ngờ là để thống lãnh Châu Á Thái Bình Dương còn tác động đến Đài Loan. Theo nhà phân tích Peter Lee, Quốc Dân đảng đang theo đuổi chính sách thân thiện với Hoa lục có thể bị mất chiếc ghế Tổng thống trong năm 2017 vào tay đảng Dân Tiến chủ trương độc lập. Vùng phòng không không làm ai sợ và tuân thủ.
Cũng trong năm qua, Trung Quốc bị mất hai đồng minh quan trọng. Một là Miến Điện đã chọn theo giá trị dân chủ Tây phương và chuẩn bị lên làm Chủ tịch luân lưu của ASEAN. Thứ hai, là vào giữa tháng 12, nhân vật lãnh đạo số 2 tại Bắc Triều Tiên có lập trường thân Trung Quốc là tướng Jang Song Theak bị quy tội « phản quốc » và bị hành quyết, toàn phe nhóm đang bị thanh trừng thô bạo, mà theo nhận định của chuyên gia Pháp François Danjou, Bắc Kinh phải «ngậm bồ hòn làm ngọt » để tránh hậu quả mất hết ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, Châu Á Thái Bình Dương năm 2014 sẽ ra sao ?
RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
Theo chuyên gia Mỹ Peter Lee, chính sự kiện Hoa Kỳ tiến hành chính sách “tái định vị” một cách khoan thai này đã gây nhiều khó khăn cho chính sách trổi dậy của Trung Quốc. Bắc Kinh càng phản ứng thì càng trả giá đắt, càng gây phản cảm, tạo thêm căng thẳng trong quan hệ với các lân bang và mất dần ủng hộ quốc tế.
Cụ thể, Trung Quốc va chạm thường trực với Nhật Bản, đánh mất uy tín với Philippines và phải đối phó với chính sách tăng cường quân sự một cách đáng ngại từ Nhật Bản và Ấn Độ. Thái độ hung hãn của Bắc Kinh trong chiến lược bị nghi ngờ là để thống lãnh Châu Á Thái Bình Dương còn tác động đến Đài Loan. Theo nhà phân tích Peter Lee, Quốc Dân đảng đang theo đuổi chính sách thân thiện với Hoa lục có thể bị mất chiếc ghế Tổng thống trong năm 2017 vào tay đảng Dân Tiến chủ trương độc lập. Vùng phòng không không làm ai sợ và tuân thủ.
Cũng trong năm qua, Trung Quốc bị mất hai đồng minh quan trọng. Một là Miến Điện đã chọn theo giá trị dân chủ Tây phương và chuẩn bị lên làm Chủ tịch luân lưu của ASEAN. Thứ hai, là vào giữa tháng 12, nhân vật lãnh đạo số 2 tại Bắc Triều Tiên có lập trường thân Trung Quốc là tướng Jang Song Theak bị quy tội « phản quốc » và bị hành quyết, toàn phe nhóm đang bị thanh trừng thô bạo, mà theo nhận định của chuyên gia Pháp François Danjou, Bắc Kinh phải «ngậm bồ hòn làm ngọt » để tránh hậu quả mất hết ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, Châu Á Thái Bình Dương năm 2014 sẽ ra sao ?
RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
No comments:
Post a Comment