Cùng ký tên phản đối Trung Quốc 40 năm đánh chiếm Hoàng Sa
Cuối tuần qua, ngày 11 tháng 1 năm 2014, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông đã công bố nội dung bức thư dự kiến sẽ gửi tới ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, và Tòa án Công lý Quốc tế vào đúng ngày 19 tháng 1 năm 2014, là ngày mà 40 năm trước Trung Quốc đã xâm lược và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Toàn văn lá thư có thể được đọc tại đây.
Mục đích của việc công bố này là nhằm thu thập chữ ký của người Việt trong và ngoài nước và tất cả nhân loại tiến bộ để gửi tới các cơ quan nói trên cùng với các tài liệu và chứng cứ liên quan.
Chỉ trong vòng chưa đầy hai ngày kể từ khi công bố, lá thư đã thu hút hơn 3.000 chữ ký và con số người ký đang tăng theo cấp số nhân.
Với tư cách là một thành viên điều hành của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, và quan trọng hơn, với tư cách là một người Việt, và một người ủng hộ các giải pháp công bằng và hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, tôi xin trân trọng gửi tới tất cả các bạn đọc Thông cáo Báo chí của lá thư này, và xin kêu gọi sự ủng hộ của tất cả bạn đọc đối với cuộc vận động này của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông.
Thông cáo Báo chí của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt.
Tuy nhiên, theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc nhở với thế giới về hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Đó chính là nội dung của lá thư chúng tôi gửi cho Liên Hiệp Quốc, với niềm tin mãnh liệt rằng một thế giới hòa bình và công bằng chỉ có thể tồn tại khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Lá thư được viết bởi hai tổ chức dân sự hoạt động vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam: Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp.
Lá thư được góp ý bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về công pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, bởi các nhà hoạt động dân sự kinh nghiệm, với sự nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất.
Vì chúng tôi mong muốn thông điệp của người Việt Nam và những người yêu chuộng công lý đến với các cơ quan pháp quyền cao nhất và có thẩm quyền nhất của thế giới, đó là :
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc
Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế
Hãy cùng chúng tôi nhắc nhở thế giới sự vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hãy cùng chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Hãy cùng chúng tôi ký tên vào lá thư này :https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform
Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Mục đích của việc công bố này là nhằm thu thập chữ ký của người Việt trong và ngoài nước và tất cả nhân loại tiến bộ để gửi tới các cơ quan nói trên cùng với các tài liệu và chứng cứ liên quan.
Chỉ trong vòng chưa đầy hai ngày kể từ khi công bố, lá thư đã thu hút hơn 3.000 chữ ký và con số người ký đang tăng theo cấp số nhân.
Với tư cách là một thành viên điều hành của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, và quan trọng hơn, với tư cách là một người Việt, và một người ủng hộ các giải pháp công bằng và hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, tôi xin trân trọng gửi tới tất cả các bạn đọc Thông cáo Báo chí của lá thư này, và xin kêu gọi sự ủng hộ của tất cả bạn đọc đối với cuộc vận động này của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông.
Thông cáo Báo chí của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt.
Tuy nhiên, theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc nhở với thế giới về hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Đó chính là nội dung của lá thư chúng tôi gửi cho Liên Hiệp Quốc, với niềm tin mãnh liệt rằng một thế giới hòa bình và công bằng chỉ có thể tồn tại khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Lá thư được viết bởi hai tổ chức dân sự hoạt động vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam: Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp.
Lá thư được góp ý bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về công pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, bởi các nhà hoạt động dân sự kinh nghiệm, với sự nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất.
Vì chúng tôi mong muốn thông điệp của người Việt Nam và những người yêu chuộng công lý đến với các cơ quan pháp quyền cao nhất và có thẩm quyền nhất của thế giới, đó là :
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc
Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế
Hãy cùng chúng tôi nhắc nhở thế giới sự vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hãy cùng chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Hãy cùng chúng tôi ký tên vào lá thư này :https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform
Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment