Phần đóng góp của Hàn Quốc là 920 tỷ won, tương đương với 850 triệu đô la mỗi năm thấp hơn điều kiện đầu tiên của Mỹ là 895 triệu đôla.
Vào năm 1991, trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh, hai nước đã ký một thỏa thuận song phương lần đầu tiên, theo đó Seoul chia bớt phần nào gánh nặng an ninh quốc phòng với Mỹ, cụ thể là chi phí cho hoạt động của 28.500 quân đồng minh tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, hai bên đã nhiều lần thương thuyết lại mà lần cuối cùng là vào năm 2008, hết hạn vào cuối năm 2013.
Thỏa thuận vừa đạt được tại Seoul diễn ra trong khuôn khổ chính sách « tái định vị » của Mỹ tại châu Á, sau nhiều năm tập trung vào Irak và Afghanistan. Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc bắt đầu được tăng cường vào tháng tới với các đơn vị thiết kỵ trang bị chiến xa tối tân nhất.
Trong bản thông cáo, bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết là phía Hoa Kỳ đã yêu cầu Seoul đóng góp quan trọng hơn nhưng chính phủ Hàn Quốc đã thành công thuyết phục đồng minh chấp thuận mức độ ít hơn.
Như vậy có thể nói là « bất đồng lớn nhất » trong hợp tác quân sự Mỹ-Hàn đã được giải tỏa.
Cho đến nay, trung bình mỗi năm Seoul tài trợ khoảng 40% chi phí hoạt động của lực lượng đồng minh Hoa Kỳ tại Hàn Quốc trong nỗ lực phòng ngừa chiến tranh tái diễn với Bắc Hàn.
Theo giới quan sát thì kinh tế Hàn Quốc thừa khả năng chi trả. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 đạt kỷ lục 560 tỷ đôla trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 3,5%, một viễn ảnh tươi sáng.
Vào năm 1991, trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh, hai nước đã ký một thỏa thuận song phương lần đầu tiên, theo đó Seoul chia bớt phần nào gánh nặng an ninh quốc phòng với Mỹ, cụ thể là chi phí cho hoạt động của 28.500 quân đồng minh tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, hai bên đã nhiều lần thương thuyết lại mà lần cuối cùng là vào năm 2008, hết hạn vào cuối năm 2013.
Thỏa thuận vừa đạt được tại Seoul diễn ra trong khuôn khổ chính sách « tái định vị » của Mỹ tại châu Á, sau nhiều năm tập trung vào Irak và Afghanistan. Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc bắt đầu được tăng cường vào tháng tới với các đơn vị thiết kỵ trang bị chiến xa tối tân nhất.
Trong bản thông cáo, bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết là phía Hoa Kỳ đã yêu cầu Seoul đóng góp quan trọng hơn nhưng chính phủ Hàn Quốc đã thành công thuyết phục đồng minh chấp thuận mức độ ít hơn.
Như vậy có thể nói là « bất đồng lớn nhất » trong hợp tác quân sự Mỹ-Hàn đã được giải tỏa.
Cho đến nay, trung bình mỗi năm Seoul tài trợ khoảng 40% chi phí hoạt động của lực lượng đồng minh Hoa Kỳ tại Hàn Quốc trong nỗ lực phòng ngừa chiến tranh tái diễn với Bắc Hàn.
Theo giới quan sát thì kinh tế Hàn Quốc thừa khả năng chi trả. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 đạt kỷ lục 560 tỷ đôla trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 3,5%, một viễn ảnh tươi sáng.
No comments:
Post a Comment