Friday, January 17, 2014

Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội tháng 9, 2007.
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội tháng 9, 2007.
CỠ CHỮ 
Một nhóm có tên gọi ‘Cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản’ mới lên tiếng kêu gọi người Việt Nam tại xứ sở mặt trời mọc ngày 19/1 xuống đường phản đối những hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh nhân 40 năm ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa.

Lời kêu gọi được đăng tải trên Facebook có đoạn: “Hãy cùng hành động để nhân dân Nhật Bản thấy rõ những gì Trung Quốc đang tái diễn trên biển Đông sau 40 năm xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để người dân Nhật ủng hộ và đứng về phía Việt Nam trong nỗ lực giải quyết hoà bình trên Biển Đông”.

Thông báo của những người tổ chức cho biết cuộc xuống đường dự kiến kéo dài 2 giờ đồng hồ đã được giới hữu trách địa phương cho phép, và đại diện những người biểu tình có kế hoạch trao kháng nghị thư cho đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản, nhưng không công bố nội dung kháng nghị này.

Tôi nghĩ trước hay sau phải thừa nhận những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 là liệt sỹ. Phải công nhận càng sớm càng tốt bởi vì đây cũng là một trong những nhịp cầu hòa giải...
Nhật Bản là hiện có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông, và quan hệ hai bên thời gian qua khá căng thẳng sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở khu vực tranh chấp.

Trong khi đó, ở trong nước, No-U FC, một đội bóng được lập nên để phản đối đường lưỡi bò nhận chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, cũng đã kêu gọi người dân ‘tham gia lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa’ tại tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đô Hà Nội.

Lời kêu gọi của nhóm này có đoạn: “Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!”

Gần tới ngày đánh dấu 4 thập kỷ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, báo chí trong nước đồng loạt cho đăng tải các bài viết chi tiết về sự kiện này.

Chân dung các tử sĩ đã hy sinh.Chân dung các tử sĩ đã hy sinh.
Truyền thông trong nước trước đây hiếm khi đề cập tới trận chiến đẫm máu mà hơn 70 chiến sỹ thuộc hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh.

Chính phủ Việt Nam hiện cũng chưa công nhận những người ngã xuống trong trận chiến kéo dài từ ngày 17  tới 19/1/1974 là liệt sỹ.

Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard, nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam nên thực hiện sớm điều này.

“Tôi nghĩ trước hay sau phải thừa nhận những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 là liệt sỹ. Phải công nhận càng sớm càng tốt bởi vì đây cũng là một trong những nhịp cầu hòa giải. Đối với những người đã hy sinh, thì phải công nhận họ là liệt sỹ và đối với những người đã tham chiến thì cũng phải có những chính sách đối với họ và đối với những bà quả phụ”.

Chính quyền Việt Nam hiện chưa có thông báo về các cuộc kỷ niệm chính thức trận hải chiến Hoàng Sa.

Tuy nhiên, các hội đoàn trong nước cũng đã thực hiện việc này. Hôm 11.1, tại Hà Nội, Trung tâm Minh Triết thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

Báo chí trong nước dẫn lời ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nói rằng cuộc hải chiến là ‘sự kiện đau buồn nhưng cũng nhân dịp này cần có sự thức tỉnh rõ hơn vấn đề hòa hợp dân tộc’.

Tôi nghĩ là phải đưa vào (sách sử). Nhưng mà còn đưa như thế nào và đưa ở tỷ lệ nào thì cần phải cân nhắc vì đây nó đụng chạm đến vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi rất hiểu những cái khó khăn mà chính phủ Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam phải đương đầu...
Theo ông Nguyễn Trung, ‘việc nhìn nhận những binh lính Việt Nam cộng hòa đã hy sinh cho Hoàng Sa cũng là những người yêu nước đã ngã xuống cho Tổ quốc là vô cùng cần thiết’.

Sự kiện lịch sử hơn 40 năm trước, hiện cũng chưa được đưa vào các sách sử. Tiến sỹ Bình cho rằng đây cũng là việc cần phải làm.

“Tôi nghĩ là phải đưa vào. Nhưng mà còn đưa như thế nào và đưa ở tỷ lệ nào thì cần phải cân nhắc vì đây nó đụng chạm đến vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi rất hiểu những cái khó khăn mà chính phủ Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam phải đương đầu. Vấn đề quan hệ với Trung Quốc là một nước rất lớn rất mạnh lại nằm ở ngay sát mình nên phải làm thế nào để cân bằng mọi mối quan hệ. Trong nước, người dân họ biểu thị lòng yêu nước của mình như vậy thì mình phải như thế nào đối với những phong trào yêu nước ở trong nước rồi đối với quốc tế thì mình phải cân bằng như thế nào quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc rồi cả với Nga nữa”.  
 
Báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam dồn dập đăng bài về trận hải chiến Hoàng Sa trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ ở biển Đông.

Mới đây, Trung Quốc yêu cầu các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích vùng biển Đông.

No comments:

Post a Comment