Cho dù sống trong hai chế độ hoàn toàn khác biệt nhau, một bên dân chủ còn bên kia độc tài độc đảng, cả hai đều là « con ông cháu cha », đều phải chịu đựng nhiều thăng trầm trong cuộc sống riêng tư hay trong sự nghiệp, và có cùng tầm nhìn vĩ mô về tương lai. Tập Cận Bình 60 tuổi, còn ông Shinzo Abe 59 tuổi.
Mỗi người đều hứa hẹn một sự phục sinh cho đất nước mình – nền kinh tế đứng thứ nhì và thứ ba trên thế giới – nhờ những cải cách đầy tham vọng.
Hai nhà lãnh đạo này cùng lên cầm quyền vào cuối năm 2012. Họ chỉ gặp gỡ nhau có hai lần ngắn ngủi, trong vòng 15 tháng gần đây.
Ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), chuyên gia chính trị học trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nhấn mạnh : « Cá tính và quá trình tương đồng như thế rất quan trọng, vì đối với cả Tập Cận Bình lẫn Shinzo Abe, dân tộc chủ nghĩa là một hướng đi hết sức thuận lợi mà họ khai thác để củng cố vị trí của mình ».
Trong những tuần lễ gần đây, hai nước láng giềng càng thêm căng thẳng trước quyết định của Bắc Kinh - đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên Biển Hoa Đông, kể cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc nhất quyết đòi hỏi chủ quyền.
Tình hình lại càng xấu đi sau chuyến viếng thăm đền Yasukuni ở Tokyo của ông Shinzo Abe. Đối với Bắc Kinh, ngôi đền này là biểu tượng cho quân phiệt Nhật, đã tấn công và chiếm đóng Trung Quốc trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Ông Abe, sinh ra sau cuộc chiến kết thúc bằng sự đầu hàng của nước Nhật, là người thừa kế của một dòng họ danh giá thuộc phe hữu Nhật Bản. Ông nội của ông từng là Bộ trưởng trong chính phủ đã tung ra trận tấn công Trân Châu cảng năm 1941, sau đó bị bắt vì bị coi là tội phạm chiến tranh rồi được thả ra không xét xử, và trở thành Thủ tướng Nhật vào cuối thập niên 50. Cha ông là cựu Ngoại trưởng Nhật Bản.
Tập Cận Bình, ra đời sau khi chế độ cộng sản đã được thành lập năm 1949, là con của một trong những nhà lão thành cách mạng, bị Mao Trạch Đông thanh trừng và sau đó được phục hồi danh dự. Ông Tập Trọng Huân đã phải chịu đựng nhiều năm tháng tù đày rồi phải đi lao động tại nhà máy trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976).
Hai nhà lãnh đạo đều ra sức tăng cường năng lực quân sự của nước mình. Ông Abe thậm chí nhân ngày đầu năm mới hôm thứ Tư 01/01/2014 còn tuyên bố bản Hiến pháp hòa bình của Nhật sẽ được sửa đổi từ nay cho đến năm 2020.
Bóng ma quá khứ
Việc ông Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni trùng hợp với sự kiện Tập Cận Bình viếng lăng Mao Trạch Đông, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao 26/12.
Theo Katsuhiko Meshino, cây bút bình luận của tờ báo Nikkei, thì hai chuyến viếng thăm này là cơ hội để đưa vào một cách nhìn thiếu khách quan đối với quá khứ. Ông viết : « Cả hai ông Abe và ông Tập đều cố thủ trong ngõ cụt về một số chương bị chỉ trích trong lịch sử nước mình. Cả hai nhà lãnh đạo có vẻ muốn theo chân bóng ma quá khứ, thay vì vạch ra một con đường mới cho đất nước ».
Trung Quốc sau Hội nghị trung ương 3 của Đảng Cộng sản đã loan báo một kế hoạch cải cách kinh tế rộng rãi, tạo điều kiện cho lãnh vực tư nhân. Đại hội này cũng đã giúp củng cố quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã đưa « giấc mộng Trung Hoa » lên làm khẩu hiệu nền tảng cho chính sách.
Về phía Thủ tướng Nhật Bản, thì hứa hẹn sẽ đưa nước Nhật ra khỏi nạn giảm phát, đặt lại nền kinh tế vào đường ray tăng trưởng, nhờ chính sách tái thúc đẩy nay được mệnh danh là « Abenomics ». « Diều hâu » này nói rằng sẽ nỗ lực cho « một nước Nhật mới ».
Theo ông Lâm Hòa Lập, rất có thể là nhờ trọng tâm đặt vào lãnh vực kinh tế, và quan hệ thương mại hết sức quan trọng giữa hai quốc gia láng giềng, đã giúp cho tình hình không xấu thêm đi.
Còn giáo sư David Zweig của trường đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông nhấn mạnh : Hai ông Shinzo Abe và Tập Cận Bình đều phải đối đầu với những thử thách tương tự như nhau.
Ông nói : « Về mặt sức mạnh, Trung Quốc đang cất cánh, nhưng về đạo lý thì đang suy đồi. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy Tập Cận Bình cố gắng áp đặt một nền đạo đức mới, một đạo đức mao-ít, chống tham nhũng.
Ông Abe rõ ràng đang cố chấm dứt 22 năm trường kinh tế liên tục xuống dốc. Và có lẽ ông hình dung rằng để đạt được mục tiêu, cần phải củng cố chủ nghĩa dân tộc, viết lại quá khứ, mang lại cho người dân một hình ảnh tích cực hơn với tư cách là công dân nước Nhật, với việc tăng cường cho quân đội, và ít thụ động hơn trong quan hệ ngoại giao ».
Mỗi người đều hứa hẹn một sự phục sinh cho đất nước mình – nền kinh tế đứng thứ nhì và thứ ba trên thế giới – nhờ những cải cách đầy tham vọng.
Hai nhà lãnh đạo này cùng lên cầm quyền vào cuối năm 2012. Họ chỉ gặp gỡ nhau có hai lần ngắn ngủi, trong vòng 15 tháng gần đây.
Ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), chuyên gia chính trị học trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nhấn mạnh : « Cá tính và quá trình tương đồng như thế rất quan trọng, vì đối với cả Tập Cận Bình lẫn Shinzo Abe, dân tộc chủ nghĩa là một hướng đi hết sức thuận lợi mà họ khai thác để củng cố vị trí của mình ».
Trong những tuần lễ gần đây, hai nước láng giềng càng thêm căng thẳng trước quyết định của Bắc Kinh - đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên Biển Hoa Đông, kể cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc nhất quyết đòi hỏi chủ quyền.
Tình hình lại càng xấu đi sau chuyến viếng thăm đền Yasukuni ở Tokyo của ông Shinzo Abe. Đối với Bắc Kinh, ngôi đền này là biểu tượng cho quân phiệt Nhật, đã tấn công và chiếm đóng Trung Quốc trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Ông Abe, sinh ra sau cuộc chiến kết thúc bằng sự đầu hàng của nước Nhật, là người thừa kế của một dòng họ danh giá thuộc phe hữu Nhật Bản. Ông nội của ông từng là Bộ trưởng trong chính phủ đã tung ra trận tấn công Trân Châu cảng năm 1941, sau đó bị bắt vì bị coi là tội phạm chiến tranh rồi được thả ra không xét xử, và trở thành Thủ tướng Nhật vào cuối thập niên 50. Cha ông là cựu Ngoại trưởng Nhật Bản.
Tập Cận Bình, ra đời sau khi chế độ cộng sản đã được thành lập năm 1949, là con của một trong những nhà lão thành cách mạng, bị Mao Trạch Đông thanh trừng và sau đó được phục hồi danh dự. Ông Tập Trọng Huân đã phải chịu đựng nhiều năm tháng tù đày rồi phải đi lao động tại nhà máy trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976).
Hai nhà lãnh đạo đều ra sức tăng cường năng lực quân sự của nước mình. Ông Abe thậm chí nhân ngày đầu năm mới hôm thứ Tư 01/01/2014 còn tuyên bố bản Hiến pháp hòa bình của Nhật sẽ được sửa đổi từ nay cho đến năm 2020.
Bóng ma quá khứ
Việc ông Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni trùng hợp với sự kiện Tập Cận Bình viếng lăng Mao Trạch Đông, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao 26/12.
Theo Katsuhiko Meshino, cây bút bình luận của tờ báo Nikkei, thì hai chuyến viếng thăm này là cơ hội để đưa vào một cách nhìn thiếu khách quan đối với quá khứ. Ông viết : « Cả hai ông Abe và ông Tập đều cố thủ trong ngõ cụt về một số chương bị chỉ trích trong lịch sử nước mình. Cả hai nhà lãnh đạo có vẻ muốn theo chân bóng ma quá khứ, thay vì vạch ra một con đường mới cho đất nước ».
Trung Quốc sau Hội nghị trung ương 3 của Đảng Cộng sản đã loan báo một kế hoạch cải cách kinh tế rộng rãi, tạo điều kiện cho lãnh vực tư nhân. Đại hội này cũng đã giúp củng cố quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã đưa « giấc mộng Trung Hoa » lên làm khẩu hiệu nền tảng cho chính sách.
Về phía Thủ tướng Nhật Bản, thì hứa hẹn sẽ đưa nước Nhật ra khỏi nạn giảm phát, đặt lại nền kinh tế vào đường ray tăng trưởng, nhờ chính sách tái thúc đẩy nay được mệnh danh là « Abenomics ». « Diều hâu » này nói rằng sẽ nỗ lực cho « một nước Nhật mới ».
Theo ông Lâm Hòa Lập, rất có thể là nhờ trọng tâm đặt vào lãnh vực kinh tế, và quan hệ thương mại hết sức quan trọng giữa hai quốc gia láng giềng, đã giúp cho tình hình không xấu thêm đi.
Còn giáo sư David Zweig của trường đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông nhấn mạnh : Hai ông Shinzo Abe và Tập Cận Bình đều phải đối đầu với những thử thách tương tự như nhau.
Ông nói : « Về mặt sức mạnh, Trung Quốc đang cất cánh, nhưng về đạo lý thì đang suy đồi. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy Tập Cận Bình cố gắng áp đặt một nền đạo đức mới, một đạo đức mao-ít, chống tham nhũng.
Ông Abe rõ ràng đang cố chấm dứt 22 năm trường kinh tế liên tục xuống dốc. Và có lẽ ông hình dung rằng để đạt được mục tiêu, cần phải củng cố chủ nghĩa dân tộc, viết lại quá khứ, mang lại cho người dân một hình ảnh tích cực hơn với tư cách là công dân nước Nhật, với việc tăng cường cho quân đội, và ít thụ động hơn trong quan hệ ngoại giao ».
No comments:
Post a Comment