Wednesday, January 15, 2014

TQ thử thành công tên lửa siêu tốc

TQ thử thành công tên lửa siêu tốc

Cập nhật: 14:40 GMT - thứ tư, 15 tháng 1, 2014
Tên lửa Long March-F2 rời bệ phóng Tửu Tuyền mang theo tàu Thần Châu 10
Trung Quốc vừa cho bay thử thành công thiết bị mang tên lửa siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời, theo báo BấmSouth China Morning Post (SCMP) dẫn tin từ Ngũ Giác đài.
Khí cụ bay siêu tốc (HGV) của Trung Quốc bắt chước theo chiếc “WU-14” của Hoa Kỳ, được phát hiện trong lúc bay với vận tốc 10 lần vận tốc âm thanh trong không phận Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Trung tá Jefferey Pool nói với trang BấmWashington Free Beacon: “Chúng tôi vẫn thường theo dõi các hoạt động quốc phòng của nước ngoài và chúng tôi có biết về vụ thử nghiệm”, tuy nhiên ông không cho biết thêm chi tiết.
Theo so sánh của tờ BấmDaily Star, với vận tốc này, khí cụ bay có thể chỉ mất 45 phút bay từ Bắc Kinh tới thủ đô Washington.
Chủ tịch Ủy ban Vũ khí của Hạ viện Hoa Kỳ và hai thành viên cấp cao khác đã bày tỏ lo ngại về vụ thử nghiệm của Trung Quốc, theo Washington Free Beacon đưa tin hôm 14/01.
“Trong khi việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng diễn ra hết lượt này tới lượt khác làm ảnh hưởng tới tiến bộ kỹ thuật của Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia đối thủ khác đang cố gắng đạt ngang bằng với Hoa Kỳ; trong một số trường hợp thậm chí còn có vẻ đã dẫn trước chúng ta,” theo một tuyên bố của ba nhân vật trên.

'Quan trọng chiến lược'

Xe tự hành Thỏ Ngọc
Khoa học không gian của Trung Quốc phát triển ngày càng nhanh
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng tuyên bố cuộc thử nghiệm là bước đột phá, theo SCMP.
Vụ thử này có nghĩa rằng Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công HGV có khả năng mang tên lửa đầu đạn hạt nhân với vận tốc trên Mach 10 (khoảng trên 3402.9 m/s).
Loại vũ khí này từ lâu đã được các chuyên gia an ninh coi là làm thay đổi cục diện do có thể bắn trúng mục tiêu trước khi mọi hệ thống tên lửa phòng vệ hiện thời kịp phản ứng.
Một khi được đưa vào sử dụng, nó có thể đẩy mạnh một cách đáng kể lực lượng và chiến lược tên lửa sẵn có của Trung Quốc.
Nó được thiết kế để có thể mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Khi đạt tới độ cao tiểu quỹ đạo nhất định, tàu bay và tên lửa tách rời nhau và phần mũi sẽ bay tới mục tiêu với vận tốc khoảng 12.359 cây số trên giờ.
Nga và Ấn Độ là hai quốc gia cũng đang sản xuất loại vũ khí này.
Hồi năm 2010 Hoa Kỳ cho thử Lockheed HTV-2, loại khí cụ bay tương tự có khả năng đạt vận tốc Mach 20 (khoảng 6805.8 m/s).
Cuộc thử nghiệm vào hôm 09/01 cho thấy Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách với các nhà khoa học Hoa Kỳ, do quốc gia này “đầu tư khổng lồ” vào dự án, theo SCMP.
Báo này cũng dẫn lời Giáo sư Vương Túc Huy, nhà nghiên cứu kiểm soát không lưu siêu thanh ở Đại học Hàng không Nam Kinh, rằng bà không hề ngạc nhiên về tin này do Trung Quốc đã khá sẵn sàng về công nghệ.
Một chuyên gia ngành hàng hải ở Bắc Kinh nói vũ khí siêu nhanh đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc.
Ông Lý Khiết được tờ báo ở Hong Kong dẫn lời nói vũ khí siêu thanh vốn có rất nhiều vấn đề kỹ thuật, “và chưa có quốc gia nào có thể chế tạo ra [vũ khí siêu tốc] sẵn sàng dùng được trong thực tế”.

No comments:

Post a Comment