Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền hình Trung Quốc tiết lộ các đoạn phim mà hải quân nước này quay được vào lúc diễn ra sự kiện, với mục tiêu quảng bá cho chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Tài liệu dài gần năm phút (4.46), rất đáng chú ý ở những đoạn video quay ngay tại hiện trường cho thấy rõ diễn tiến cuộc chạm trán giữa một đội tàu hải giám Trung Quốc rất hùng hậu, với ít nhất là hai tàu hải quân Việt Nam vào ngày 29/06/2007 tại một khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa (Xisha).
Phóng sự nêu rõ bối cảnh vụ chạm trán – dĩ nhiên là theo quan điểm Trung Quốc : Ngày 26/06/2007, một chiếc tàu thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC được phái đến hoạt động tại một khu vực ở phía tây Hoàng Sa. Nhưng chưa đến được nơi thì chiếc tàu này đã bị « tàu võ trang nước ngoài thô bạo cản đường » và bị buộc phải lùi bước.
Dù không nêu đích danh đó là tàu của Việt Nam, nhưng phóng sự lại nêu bật lời cảnh cáo của đối phương đối với tàu Trung Quốc : « Nếu không rời nơi này, chúng tôi sẽ có biện pháp chiếu theo luật của Việt Nam ». Theo phóng sự thì vào lúc ấy có khoảng 30 tàu lạ trong khu vực, một số đã chiếm lĩnh vùng mà phia Trung Quốc định thăm dò.
Trước tình hình đó, theo bài phóng sự của CCTV, chính quyền Trung Quốc đã quyết định dùng biện pháp mạnh theo tinh thần luật về thực thi luật pháp của Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 6, hai chiếc Hải giám 83 và 51 của Trung Quốc đến hiện trường để hộ tống tàu nghiên cứu Trung Quốc trở lại vùng hoạt động. Khi đến nơi, phía Trung Quốc đã phát loa cảnh cáo tàu Việt Nam là phải đình chỉ việc cản trở hoạt động của tàu Trung Quốc trong trong vùng biển của Trung Quốc.
Phía Việt Nam không tuân theo, và được cho là cứ sáp lại gần chiếc tàu nghiên cứu Trung Quốc là cho chiếc này không thể thả cáp thăm dò xuống biển. Đến chiều, khi lực lượng tăng viện đến nơi, tàu Trung Quốc bắt đầu lập vòng tròn bảo vệ tàu nghiên cứu của họ, đồng thời tìm cách đuổi tàu Việt Nam ra khỏi khu vực này.
Tàu Trung Quốc đã được lệnh đâm thẳng vào tàu Việt Nam, và phóng sự nêu cụ thể sự kiện 3 chiếc Hải giám 74, 71 và 72 tấn công vào chiếc DN 35 của Việt Nam, rồi sau đó, khi một chiếc tàu khác của Việt Nam mang ký hiệu DN29 lao đến cứu, thì đã bị chiếc Hải giám 51 ra ngăn chặn.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc cho công bố những đoạn video phô trương thành tích của lực lượng hải giám của họ. Gần đây nhất là vào tháng 7/2012, chương trình Anh ngữ của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng cho thấy cảnh một đoàn tàu Hải giám Trung quốc chặn đuổi một tàu Hải quân Việt Nam ở vùng quần đảo Trường Sa.
Mục tiêu tuyên truyền cho chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông được thấy rõ qua việc các đoạn video nói trên, hoặc được phát bằng tiếng Anh, hoặc được phụ đề tiếng Anh như trong tài liệu công bố hôm qua.
Tài liệu dài gần năm phút (4.46), rất đáng chú ý ở những đoạn video quay ngay tại hiện trường cho thấy rõ diễn tiến cuộc chạm trán giữa một đội tàu hải giám Trung Quốc rất hùng hậu, với ít nhất là hai tàu hải quân Việt Nam vào ngày 29/06/2007 tại một khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa (Xisha).
Phóng sự nêu rõ bối cảnh vụ chạm trán – dĩ nhiên là theo quan điểm Trung Quốc : Ngày 26/06/2007, một chiếc tàu thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC được phái đến hoạt động tại một khu vực ở phía tây Hoàng Sa. Nhưng chưa đến được nơi thì chiếc tàu này đã bị « tàu võ trang nước ngoài thô bạo cản đường » và bị buộc phải lùi bước.
Dù không nêu đích danh đó là tàu của Việt Nam, nhưng phóng sự lại nêu bật lời cảnh cáo của đối phương đối với tàu Trung Quốc : « Nếu không rời nơi này, chúng tôi sẽ có biện pháp chiếu theo luật của Việt Nam ». Theo phóng sự thì vào lúc ấy có khoảng 30 tàu lạ trong khu vực, một số đã chiếm lĩnh vùng mà phia Trung Quốc định thăm dò.
Trước tình hình đó, theo bài phóng sự của CCTV, chính quyền Trung Quốc đã quyết định dùng biện pháp mạnh theo tinh thần luật về thực thi luật pháp của Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 6, hai chiếc Hải giám 83 và 51 của Trung Quốc đến hiện trường để hộ tống tàu nghiên cứu Trung Quốc trở lại vùng hoạt động. Khi đến nơi, phía Trung Quốc đã phát loa cảnh cáo tàu Việt Nam là phải đình chỉ việc cản trở hoạt động của tàu Trung Quốc trong trong vùng biển của Trung Quốc.
Phía Việt Nam không tuân theo, và được cho là cứ sáp lại gần chiếc tàu nghiên cứu Trung Quốc là cho chiếc này không thể thả cáp thăm dò xuống biển. Đến chiều, khi lực lượng tăng viện đến nơi, tàu Trung Quốc bắt đầu lập vòng tròn bảo vệ tàu nghiên cứu của họ, đồng thời tìm cách đuổi tàu Việt Nam ra khỏi khu vực này.
Tàu Trung Quốc đã được lệnh đâm thẳng vào tàu Việt Nam, và phóng sự nêu cụ thể sự kiện 3 chiếc Hải giám 74, 71 và 72 tấn công vào chiếc DN 35 của Việt Nam, rồi sau đó, khi một chiếc tàu khác của Việt Nam mang ký hiệu DN29 lao đến cứu, thì đã bị chiếc Hải giám 51 ra ngăn chặn.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc cho công bố những đoạn video phô trương thành tích của lực lượng hải giám của họ. Gần đây nhất là vào tháng 7/2012, chương trình Anh ngữ của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng cho thấy cảnh một đoàn tàu Hải giám Trung quốc chặn đuổi một tàu Hải quân Việt Nam ở vùng quần đảo Trường Sa.
Mục tiêu tuyên truyền cho chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông được thấy rõ qua việc các đoạn video nói trên, hoặc được phát bằng tiếng Anh, hoặc được phụ đề tiếng Anh như trong tài liệu công bố hôm qua.
No comments:
Post a Comment