Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ sửa đổi có thể tăng quyền cho thủ tướng
Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ sửa đổi dự kiến tăng nhiều quyền cho Thủ tướng Việt Nam nhưng lại không qui định trách nhiệm cho người đứng đầu chính phủ.
Sáng nay (30/9/) Khi thảo luận về dự luật này tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu rằng, có thẩm quyền phải đi liền với trách nhiệm.
Ông Nguyễn Sinh Hùng được báo chí trích lời nói rằng, Chính phủ có trách nhiệm thi hành Hiến pháp. Mà thi hành không tốt thì ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai?
Dự thảo luật tổ chức Chính phủ sửa đổi là nhằm thực thi Hiến Pháp 2013, theo đó Thủ tướng vừa có tư cách là người đứng đầu Chính phủ vừa với tư cách thiết chế hiến định có thẩm quyền riêng. Theo đó Thủ tướng sẽ được trao thêm ba thẩm quyền liên quan đến việc bổ nhiệm và cách chức bộ trưởng, người đứng đầu và cấp phó cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ tướng có thể tạm quyền chức vụ bộ trưởng, hay Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong khi chờ người thay thế; Ngoài ra Thủ tướng còn có quyền trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm miễn nhiệm các đại sứ; Thủ tướng quyết định và chỉ đạo thực hiện lệnh tổng động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Việc không qui định rõ trách nhiệm đi đôi với quyền hạn sẽ có thể khiến Thủ tướng lạm quyền, đặc biệt là việc hạn chế quyền công dân, quyền con người mà Hiến pháp qui định.
No comments:
Post a Comment