Tuesday, September 23, 2014

Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới

Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-09-22
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_DV1733871.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc tham dự lễ khai mạc cho cuộc tập trận chung tại trung tâm chỉ huy của căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải vào ngày 20 tháng 5 năm 2014
 AFP photo

Trung tuần tháng 9 vừa qua, tác giả Douglas Schoen, một chiến lược gia hàng đầu của đảng Dân chủ Mỹ và nhà báo Melik Kaylan, giới thiệu một cuốn sách mới có tựa ‘Trục Nga Trung’.
Cuốn sách nói đến mối nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lạnh đang tiềm ẩn với sự hình thành của liên minh Nga Trung để đối phó với Hoa Kỳ, và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra thế giới.
Phương Tây lo ngại
Để tìm hiểu thêm về sự hình thành mối liên minh Nga - Trung và sự nguy hiểm của mối liên minh này với các nước, nhất là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Hà phỏng vấn tác giả Melik Kaylan. Trước hết, nói về các nhân tố cho thấy sự hình thành trục Nga Trung, tác giả Kaylan cho biết:
Điều mà chúng ta đã biết rất rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc và Nga đã có sự hiểu biết về mặt chiến lược với nhau qua sự hình thành của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đây là một dạng giống như cơ cấu của phương Tây. Họ vẫn đang xây dựng tổ chức này. Họ có khoảng 10 nước hoặc hơn là những nước đã tham gia hoặc là thành viên quan sát. Vấn đề bắt đầu kể từ sau khi Mỹ bắt đầu tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan.
Theo tôi điều này tạo ra một cú sốc với Nga và Trung Quốc vì họ không quen với việc có bất cứ ai vào sân sau của họ như vậy, tìm cách thống trị khu vực đó và sử dụng nguồn tài nguyên ở đó. Cho nên họ đưa ra sáng kiến này mà theo tôi cuối cùng là để khóa chặt khu vực đó và đồng thời để không có sự bất đồng giữa họ với nhau và cho phép họ mở rộng từ đó. Điều này là những gì họ đã làm kể từ khi Nga quay trở lại tham vọng là đế quốc của châu Âu và Trung Quốc thì tiến ra khắp châu Á và nền kinh tế của họ mở rộng ra thế giới. Khi một đế quốc mở rộng về kinh tế thì họ cũng phải tìm cách bảo vệ sự mở rộng của mình bằng quân sự. Trung Quốc đang làm điều đó rất công khai. Họ xây dựng căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương, ở châu Á. Mục đích của họ là để thống trị khu vực vì mục đích kinh tế thương mại. Và đó là điều chúng ta đang chứng kiến trên thế giới.
Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội.
- Melik Kaylan
Việt Hà: Tại sao nước Mỹ và phương Tây bây giờ phải lo ngại về mối nguy của trục Nga - Trung khi mà hiện tại chúng ta có những mối đe dọa khác như nhà nước Hồi giáo ISIS mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc thấy trên báo chí và xem trên TV, hay những lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế?
Melik Kaylan: Theo tôi điều chúng ta phải lo lắng là những gì sẽ xảy ra trong vòng 10 hay 20 năm nữa, khi trò chơi kết thúc và chúng ta ‘khó thở’ về kinh tế và không thể bảo vệ các đồng minh của mình và giữ trật tự thế giới trong vòng nửa thế kỷ qua hoặc hơn. Vào lúc này, điều mà chúng ta nhìn thấy trên truyền hình là nhà nước Hồi Giáo – ISIS và các vấn đề về kinh tế nhưng khi chúng ta phải đối đầu với các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, bạn phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác, và đó là sự đe dọa cho toàn thế giới. Những  cường quốc đó có thể có kế hoạch dài hạn.
Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội. Họ có thể xây dựng kế hoạch dài hạn từ đó, và đã làm như vậy từ khi chúng ta bị xao nhãng. Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc về kinh tế trên thế giới trong thời gian đó và bây giờ họ có thể tạo nguy hiểm cho các trao đổi vệ tinh của chúng ta ở phương Tây, và các nơi khác.
Chúng ta phải lo lắng về những mối đe dọa đó, vốn là những mối đe dọa có tính tổng thể hơn loại đe dọa chỉ làm chúng ta xao nhãng, những mối đe dọa không trực tiếp hướng vào chúng ta và chỉ có mang nặng kịch tính trên truyền hình.
Chiến tranh lạnh "thế hệ mới"
Việt HàTrong cuốn sách, ông nói đến sự tiềm ẩn của một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai trên thế giới. Chiến tranh lạnh lần này nếu xuất hiện, sẽ khác với cuộc chiến tranh lạnh trước kia ở điểm nào?
000_DV1733888-400.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tham dự lễ khai mạc Hợp tác Hải quân 2014 tại căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải hôm 20/5/2014. AFP photo
Melik Kaylan: Theo tôi thì chiến tranh lạnh này sẽ nguy hiểm hơn với chúng ta so với trước rất nhiều, vì trong chiến tranh lạnh trước kia, sự chia rẽ giữa các bên rất rõ. Chúng ta có những lựa chọn về tư tưởng rõ ràng và sự ảnh hưởng về kinh tế hoàn toàn tách rời nhau. Điều này bây giờ đã khác. Các đối thủ của chúng ta cũng có quan hệ phụ thuộc với chúng ta. Đức phụ thuộc Nga về đường ống dẫn khí, chúng ta phụ thuộc Trung Quốc về các khoản vay và đầu tư ...
Cho nên bây giờ sẽ khó hơn cho chúng ta khi nói rằng họ là mối đe dọa của chúng ta và chúng ta phải đối mặt với nó vì mối đe dọa đã nằm ngay trong ‘phòng máy’ của chúng ta. Nó làm cho chúng ta khó mà nhìn nhận mối nguy hiểm. Đó là một phần mục đích của cuốn sách mà chúng tôi viết. Nga và Trung Quốc biết họ là ai và họ chống lại ai. Nhưng thực sự là Mỹ và phương Tây đã từ chối nhìn vào bức tranh tổng thể đó.
Việt HàMỹ có chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái Bình Dương để đối phó với một Trung Quốc đang lên, theo ông thì chiến lược này có hiệu quả hay không trong việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc như ông đề cập?
Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự.
- Melik Kaylan
Melik Kaylan: Chiến lược chuyển trục về châu Á là một loại kế hoạch chiến lược dài hạn mà chúng ta cần phải làm. Và nó đã mất một phần động lực vì những gì đang diễn ra tại Trung đông và ISIS và đó là lý do vì sao chúng ta cần tập trung vào chiến lược dài hạn thay vì chỉ lo lắng cho những gì ngắn hạn và có tính kịch tính, tức thời mà thực sự cuối cùng cũng không thực sự nguy hiểm.
Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự. Họ làm những điều này không bằng những sự kiện có tính gây kích động trầm trọng như những gì chúng ta thấy của nhà nước Hồi giáo ISIS. Họ làm bằng những cách khiến chúng ta không thể phản ứng một cách dữ dội. Trung Quốc không làm theo cách để khiến phương Tây phải tập trung lực lượng để đối phó với họ. Không có gì quá lớn mà họ cứ làm từng thứ nhỏ một dần dần.
Trung Quốc sẽ không xâm chiến Senkaku theo một cách rõ ràng mà họ cứ làm dần dần, họ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình dần dần để không ai có phản ứng dữ dội với họ và cuối cùng thì những đồng minh của chúng ta ở đó sẽ bị chìm vào trong những đe dọa và ảnh hưởng của Trung Quốc đến một lúc họ không cựa quậy nổi nữa và cho đến lúc đó thì đã là quá muộn.
Việt Hà: Trong cuốn sách, ông nói rằng NATO cần phải đề cao cảnh giác trước mối đe dọa từ trục Nga Trung, nhưng NATO là ở châu Âu, còn ở châu Á thì sao, Hoa Kỳ có thể làm gì với các đồng minh của mình ở châu Á?
Melik Kaylan: Theo tôi vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương chính là chất kết dính giữa các nước mà Trung Quốc đang đe dọa từng nước một. Trung Quốc sẽ không thể đe dọa được các nước nếu các nước đi cùng với nhau. Nhưng vấn đề là các nước ở đó thường không có sự thông cảm với nhau. Họ không có mối lợi chung với nhau để khiến họ kết dính với nhau một cách hiệu quả. Điều mà Mỹ đã làm sau chiến tranh thế giới ở châu Âu đã giúp các nước vốn là địch thủ của nhau trở nên gắn kết với nhau. Và mối đe dọa thống nhất từ Liên Xô là điều mà Mỹ có thể áp dụng tương tự như ở châu Á để giúp các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Philippines gắn kết với nhau đối đầu với một thế lực có thể gây chia rẽ trong họ và thống trị họ từng nước riêng rẽ.
Việt HàXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

No comments:

Post a Comment